Kết quả thăm dò

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 95 - 100)

80 40.0 15 30.0 36.6 Thực hiện mối liên hệ gia đình

3.4.5.Kết quả thăm dò

Bảng 3. 2: Thăm dò tính cần thiết của các giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường Mầm non quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Số TT Các giải pháp Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Điểm trung bình Thứ bậc

1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong công tác xã hội hoá giáo dục mầm non trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

63.0 28.0 5.0 0.0 3.46 2

2 Tăng cường nhận thức của cán bộ, giáo viên về vai trò xã hội hóa giáo dục ở các trường Mầm non

74.0 18.0 5.0 0.0 3.60 1

3 Tăng cường giám sát, chỉ đạo các trường Mầm non thực hiện xã hội hoá giáo dục

49.5 42.5 5.0 0.0 3.36 5

4 Tăng cường liên hệ với các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội trong quận

52.5 43.0 4.0 0.0 3.43 3

5 Khai thác, huy động, điều phối nguồn lực xã hội góp phần phát triển giáo dục mầm non

Nhận xét:

Qua kết quả khảo sát cho thấy giải pháp được đánh giá có tính cần thiết cao nhất là “Tăng cường nhận thức của cán bộ, giáo viên về vai trò xã hội hóa giáo dục ở các trường Mầm non” có điểm trung bình =3.60 và “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong công tác xã hội hoá giáo dục mầm non trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh” có điểm trung bình = 3.46, sau đó là “Tăng cường liên hệ với các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội trong quận” có điểm trung bình =3.43. Tuy nhiên trong các giải pháp đó, có giải pháp được đánh giá về tính cần thiết thấp là “Khai thác, huy động, điều phối nguồn lực xã hội góp phần phát triển giáo dục Mầm non” và “Tăng cường giám sát, chỉ đạo các trường Mầm non thực hiện xã hội hoá giáo dục”.

Bảng 3.2: Thăm dò tính khả thi của các giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường Mầm non quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Số TT Các giải pháp Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Điểm trung bình Thứ bậc

1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong công tác xã hội hoá giáo dục mầm non trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

67.0 14.0 9.5 9.5 3.39 1

2 Tăng cường nhận thức của cán bộ, giáo viên về vai trò xã hội hóa giáo dục ở các

trường Mầm non

3 Tăng cường giám sát, chỉ đạo các trường Mầm non thực hiện xã hội hoá giáo dục

54.5 7.5 5.5 30.0 2.82 3

4 Tăng cường liên hệ với các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội trong quận

44.5 12.0 1.0 40.0 2.56 5

5 Khai thác, huy động, điều phối nguồn lực xã hội góp phần phát triển giáo dục Mầm non

49.5 8.0 6.5 34.0 2.69 4

Nhận xét:

Qua kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cho thấy đánh giá về giải pháp có tính khả thi cao nhất là “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong công tác xã hội hoá giáo dục mầm non trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh” có điểm trung bình =3.39; sau đó giải pháp “Tăng cường nhận thức của cán bộ, giáo viên về vai trò xã hội hóa giáo dục ở các trường Mầm non” có điểm trung bình =3.23 và “Tăng cường giám sát, chỉ đạo các trường Mầm non thực hiện xã hội hoá giáo dục” có điểm trung bình =2.82. Tuy nhiên một số giải pháp tính khả thi thấp là “Khai thác, huy động, điều phối nguồn lực xã hội góp phần phát triển giáo dục Mầm non” và “Tăng cường liên hệ với các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội trong quận”.

Kết quả bảng 3.1 và 3.2 cho thấy nội dung của 05 giải pháp đều có kết quả trung bình với chỉ số rất cao, từ 2.56 trở lên đến 3.60 (trong 04 mức đặt ra), nghĩa là từ mức cần thiết đến mức rất cần thiết, từ khả thi đến rất khả thi.

Nội dung của mỗi giải pháp có những tham số khác nhau được sắp xếp từ cao xuống thấp, thể hiện mức độ quan trọng giảm dần theo từng tiêu chí.

Như vậy những giải pháp nêu trên rất phù hợp với tình hình quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường Mầm non quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Như chúng ta đã biết trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, việc đưa ra các nhóm giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường Mầm non là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục mầm non trước đó. Với kết quả thu được qua phiếu khảo sát chứng tỏ hệ thống các nhóm giải pháp đề xuất là phù hợp và có khả năng thực hiện cao, phù hợp với chất lượng giáo dục các trường Mầm non. Tuy nhiên để nhóm các giải pháp đó thực sự là những cách làm mới có hiệu quả đối với nâng cao hiệu quả quản lý, cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ quan hữu quan, tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong quá trình thực hiện các nhóm giải pháp. Mặt khác, lãnh đạo nhà trường phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình đội ngũ giáo viên hiện có và điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế của địa phương, phát huy được tiềm năng và thế mạnh của truyền thống giáo dục của địa phương, nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu quản lý.

Kết luận chương 3

Trong chương này, xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng đã trình bày chúng tôi đề xuất hệ thống gồm 05 giải pháp nhằm quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường Mầm non quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả thăm dò tính khoa học, cần thiết và khả thi của các giải pháp cho thấy nội dung của 05 giải pháp đều có kết quả trung bình với chỉ số rất cao, từ 2.56 trở lên đến 3.60 (trong 4 mức đặt ra), nghĩa là từ mức cần thiết đến mức rất cần thiết, từ khả thi đến rất khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 95 - 100)