Tình hình giáo dục của quận Gò Vấp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 42)

Tại Gò Vấp, công tác giáo dục được quan tâm đúng mức. Trong những năm qua quận đã đạt được những thành tựu đáng phấn khởi trên lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Chất lượng giáo dục tăng dần qua từng năm học: Huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 99,8%; được Thành phố công nhận đạt Phổ cập giáo dục mầm non; 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1. Ở bậc Tiểu học: 96,1% học sinh đạt loại khá, giỏi; 99,41% học sinh lên lớp thẳng và 100% học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học. Bậc Trung học cơ sở: Tỉ lệ tốt nghiệp Trung học cơ sở là 100%; học sinh khá, giỏi đạt 82,9%; lên lớp thẳng 97,93%; hiệu suất đào tạo 93,71%; có 90,1% học sinh lớp 9 trúng tuyển vào các trường Phổ thông trung học chuyên và các trường Phổ thông trung học công lập. Toàn quận đã có 16/16 phường hoàn thành chuẩn về xoá mù chữ, đạt tỷ lệ 100%. 16/16 phường (tỉ lệ 100%) đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Công tác Phổ cập giáo dục đặc biệt được chú trọng ở những đối tượng nằm trong độ tuổi ở cả 03 bậc học. Nhiều năm liền ngành Giáo dục và Đào tạo quận Gò Vấp được công nhận là lá cờ đầu của ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.

Về công tác xã hội hóa giáo dục, các trường nhận thức đầy đủ tinh thần chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Gò Vấp về việc đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục và xem đó là một nhiệm vụ chiến lược trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương. Trên cơ sở đó, 100% các phường, các cơ sở giáo dục đều thành lập Hội Khuyến học, với mục đích động viên các tổ chức, cá nhân, các lực lượng trong xã hội ủng hộ mọi nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục, khen thưởng các em học sinh và các thầy cô giáo có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện, tạo điều kiện cần thiết để thầy và trò ngành giáo dục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của mình. Đồng thời góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục quận nhà phát

triển, xây dựng phong trào học tập sôi nổi trong xã hội, làm cho giáo dục và nhà trường thực sự của dân, do dân, vì dân.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 42)