Nội dung công tác xã hội hoá giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 48)

Bảng 2.3: Nội dung công tác xã hội hoá giáo dục mầm non

Đối tượng Mức độ nhận thức Cha mẹ học sinh Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non Lãnh đạo địa phương Thứ bậc SL % SL % SL %

tham gia quá trình giáo dục cùng với nhà trường

0 Huy động các lực lượng xã hội

tham gia quá trình giáo dục và đào tạo với sự đa dạng hóa các loại hình trường lớp

20 40.0 0

30 15.0 14 28.0 21.3

Huy động toàn xã hội đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục.

10 20.0 0

80 40.0 16 32.0 35.3

Huy động cộng đồng địa phương tham gia thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn.

55 27.5 10 20.0 20.0

Huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục

10 20.0 0

20 10.0 10.0

Nhận xét

Qua kết quả khảo sát cho thấy đa số cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và lãnh đạo địa phương nhận thức nội dung của xã hội hóa giáo dục là “Huy động toàn xã hội đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục” chiếm 35%, sau đó là “Huy động các lực lượng xã hội tham gia quá trình giáo dục và đào tạo với sự đa dạng hóa các loại hình trường lớp” có 21.3%. Một số ít nhận thức về nội dung xã hội hóa giáo dục:

- Thu hút các lực lượng xã hội tham gia quá trình giáo dục cùng với nhà trường.

- Huy động cộng đồng địa phương tham gia thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn.

- Huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục.

Điều đó cho thấy các lực lượng như cha mẹ học sinh, nhà trường và địa phương đều nhận thức đúng về các nội dung xã hội hóa giáo dục nhưng chưa đủ.

Trong thực tế, sự phối hợp giữa các ngành Giáo dục, Y tế, Thể dục - Thể thao, các đoàn thể quần chúng trong quận ngày càng có hiệu quả hơn. Thông qua chương trình giáo dục sức khỏe trong nhà trường, bằng việc tổ chức các hội thi: Quốc phòng, thể dục thể thao, hội khỏe Phù Đổng, đặc biệt các phương tiện thông tin đại chúng tham gia ngày càng nhiều và có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, ở một số nơi trên địa bàn quận, thuật ngữ "xã hội hóa giáo dục" còn được hiểu rất khác nhau.

Có người cho rằng xã hội hóa giáo dục có nội dung cốt lõi là huy động tiền của nhân dân đầu tư cho sự phát triển giáo dục, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Từ cách hiểu này, ở một số nơi đã tự ý đặt ra các khoản thu không đúng với quy định của Nhà nước, nhiều khoản thu phí vượt quá khả năng của nhân dân, thêm vào đó là sự buông lỏng quản lý đã làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực "thương mại hóa" rất đáng lo ngại, cũng vì thế mà dần dần nhân dân không còn nhiệt tình thực hiện chủ trương này.

Nhiều người nhận thức rằng, xã hội hóa có nghĩa "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Vấn đề này thực sự chưa nói lên được bản chất của xã hội hóa. Bởi vì, thực chất xã hội hóa là một chủ trương liên quan đến việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xóa bỏ cơ chế bao cấp, coi trọng biện pháp tự quản của xã hội dưới sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của Nhà nước. Mối quan hệ giữa nhân dân và Nhà nước trong khi tiến hành xã hội hóa hết sức đa dạng, trong đó, Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo quản lý thống nhất, chứ không chỉ đơn giản là "cùng làm" .

Một số người lại quá nhấn mạnh việc đa dạng hóa các hình thức hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Đa dạng hóa là phương thức quan trọng để thực hiện xã hội hóa, tạo ra nhiều cơ hội để mỗi người tùy theo hoàn cảnh của mình mà tham gia phát triển giáo dục, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Nhưng nếu chỉ nhấn mạnh một chiều việc đa dạng hóa trong khi công tác quản lý không kịp, dễ dẫn đến tình trạng "đa dạng hóa" một cách tùy tiện, không thể kiểm soát.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w