Nội dung quản lý công tác xã hội hóa giáo dụ cở các trường Mầm non

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 35)

theo quy luật giáo dục phục vụ đắc lực vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Từng địa phương có chiến lược phát triển kinh tế riêng, trong chiến lược phát triển kinh tế nhất thiết phải cần có lực lượng lao động qua đào tạo, lực lượng đó chủ yếu đang ở trong nhà trường, và đang được hưởng lợi từ xã hội hóa giáo dục.

1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤCỞ CÁC TRƯỜNG MẦM NON Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở cáctrường Mầm non trường Mầm non

Như chúng ta đã biết, xã hội hóa giáo dục sẽ “mở cửa” nhà trường với xã hội bên ngoài, tạo điều kiện xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường và nhân dân, làm cho nhân dân có thể thực hiện tốt quyền làm chủ của mình đối với giáo dục, không những đóng góp xây dựng nhà trường mà còn giám sát, kiểm tra nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Mục tiêu cao nhất của giáo dục là xã hội hóa cá nhân đáp ứng được yêu cầu xã hội, do đó nội dung giáo dục trong nhà trường phải theo nhu cầu của xã hội.

Xã hội hoá giáo dục với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển giáo dục, phát triển đất nước đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Muốn thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hoá giáo dục cần phải tăng cường các biện pháp quản lý, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia làm giáo dục, đồng thời mang lại những lợi ích từ giáo dục đến với mọi người dân. Xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng sự phát triển của xã hội và nhu cầu của nhân dân.

1.4.2. Nội dung quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trườngMầm non Mầm non

1.4.2.1. Tạo lập phong trào học tập rộng khắp trong xã hội trở thành phong trào thường xuyên phát triển vì lợi ích của mỗi công dân và mỗi đất nước. Phát huy phong trào học tập gắn liền chủ trương, chiến lược về phổ cập giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.

1.4.2.2. Xây dựng môi trường giáo dục mầm non lành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường, giáo dục ở gia đình và giáo dục ngoài xã hội. Làm cho mọi người, mọi tầng lớp từ cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế xã hội, đến các doanh nghiệp và mọi cá nhân trong xã hội nhận thức rõ vị trí, vai trò của giáo dục và trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.

1.4.2.3. Huy động sự tham gia của toàn dân đối với sự nghiệp giáo dục mầm non: Huy động các lực lượng xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào sự nghiệp giáo dục mầm non, phải tập trung được sức mạnh của cộng đồng, phát huy được những năng lực vốn có của từng thành viên trong cộng đồng – trước hết là các đoàn thể xã hội, khai thác tận dụng lợi thế, chức năng giáo dục riêng của các tổ chức đó để giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.

Phương thức thực hiện:

+ Quản lý nâng cao nhận thức của các lực lượng xã hội trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục mầm non.

Muốn có hành động đúng, trước hết phải có nhận thức đúng. Quá trình tổ chức thực hiện xã hội hóa giáo dục mầm non là một quá trình khó, đòi hỏi sức lực của nhiều người, nhiều tổ chức và trong thời gian dài. Hiện tại ý thức ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước còn khá phổ biến. Đối với nhân dân và các tổ chức xã hội, do công tác tuyên truyền, cơ chế, các hình thức tổ chức chưa hấp dẫn, chưa chu đáo, nên nhận thức của người dân về vấn đề xã hội hóa giáo dục mầm non chưa đúng, đã nảy sinh phản ứng tiêu cực. Những bài học đắt

giá là chưa làm cho dân tin và hiểu, chưa làm cho dân thấy cái được khi thực hiện xã hội hóa giáo dục nói chung và xã hội hóa giáo dục mầm non nói riêng, tức là họ chỉ mới thấy trách nhiệm chứ chưa thấy quyền lợi. Muốn để nhân dân tự giác dành thời gian, tiền của, công sức tham gia cùng làm giáo dục thì Nhà nước cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, khi mọi người đã hiểu đúng thì mọi việc tổ chức sẽ trở nên đơn giản hơn; cùng với sự hiểu biết về cơ chế chính sách và các hình thức tổ chức thực hiện tốt thì xã hội hoá trở thành thói quen, nếp sống, một hoạt động bình thường, tất yếu diễn ra cùng với quá trình giáo dục.

Vai trò của cán bộ quyết định đến chất lượng của phong trào, do vậy mỗi cán bộ, đảng viên, các ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội và từng cán bộ, giáo viên, nhân viên cần phải hiểu rõ cả mục đích, vai trò, nội dung và phương pháp của xã hội hóa giáo dục mầm non, tổ chức thực hiện sao cho phù hợp với tình hình thực tế để có hiệu quả nhất.

+ Quản lý phát huy tác dụng của trường Mầm non vào đời sống cộng đồng

Xây dựng kế hoạch phát triển có tính khả thi; tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho các bậc cha mẹ; xây dựng hệ thống trường điểm, trường chuẩn chất lượng, tạo mối quan hệ tốt giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.

Góp phần mở rộng cơ hội cho số đông học sinh được hưởng dịch vụ giáo dục qua những loại hình thích hợp với từng đối tượng, từng khu vực, địa phương; tăng thêm nguồn lực cho phát triển Giáo dục và Đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục học sinh, tạo sự cạnh tranh giữa các loại hình trong quá trình phát triển.

Đây là môi trường giáo dục quan trọng nhất, hiệu quả nhất. Bởi vì, nhà trường là nơi trẻ hàng ngày đến học tập, vui chơi dưới sự dạy dỗ, chăm sóc của các thầy cô giáo cùng sự gắn bó, giúp đỡ, chia sẻ của bạn bè; là nơi các cháu bộc lộ nhân cách, tài năng rõ nét nhất. Để xây dựng được môi trường như thế cần phải:

Xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan trường lớp. Xây dựng cơ sở vật chất cảnh quan trường lớp không đơn thuần chỉ là việc xây dựng, mua sắm mà vấn đề mang ý nghĩa giáo dục ở đây là tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động để cùng tạo nên, giữ gìn, cảm nhận, sử dụng cảnh quan vào mục đích giáo dục.

Xây dựng mối quan hệ thầy - trò. Trong quá trình giáo dục trẻ, quan hệ thầy - trò là quan hệ thể hiện tình thương yêu và tinh thần trách nhiệm. Thầy, cô giáo cần nêu cao ý thức trách nhiệm, tình thương yêu, chăm sóc học sinh đã trở thành nếp suy nghĩ và hành động của giáo viên, với tinh thần “tất cả vì học sinh thân yêu”. Làm cho học sinh luôn cảm nhận được từ các thầy cô giáo sự chăm sóc tận tình, ân cần, chu đáo.

Ngoài ra, cần phải đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống trường, lớp đáp ứng nhu cầu đến trường của lứa tuổi mầm non là một vấn đề rất quan trọng. Trong những năm tới khi điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, dự báo số học sinh trong độ tuổi thu hút vào các loại hình ngoài công lập tiếp tục gia tăng. Vì vậy xu hướng đa dạng hoá các loại hình giáo dục mầm non là một tất yếu, nó chịu sự chi phối và tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội với đặc trưng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ em của các tầng lớp dân cư. Chính sự phát triển mọi mặt của kinh tế - xã hội đã đặt ra những nhu cầu mới và chính nhu cầu về chăm sóc, giáo dục trẻ của các bậc phụ huynh khác nhau buộc giáo dục mầm non phải không ngừng đa dạng hoá. Đa dạng hoá giáo dục mầm non dựa trên cơ sở mục tiêu đào tạo, phương pháp, nội dung giáo

dục, thống nhất dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đa dạng hoá các loại hình trường, lớp góp phần quan trọng vào tiến trình đổi mới giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu giáo dục của nhân dân trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Môi trường đầu tiên mà chúng ta đề cập tới là môi trường nhà trường. Xã hội hoá giáo dục mầm non trước hết là huy động các lực lượng xã hội vào việc xây dựng nhà trường từ khung cảnh sư phạm, cơ sở vật chất của nhà trường, đến nề nếp kỷ cương, không khí học tập, để tạo môi trường thuận lợi cho việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Thực hiện giáo dục toàn diện cho trẻ em phải là một môi trường tốt cho trẻ em vui chơi, vận động...

Song để đảm bảo định hướng xã hội hoá giáo dục mầm non, trường công lập luôn phải giữ vững vị trí chủ đạo. Nhà nước cần đầu tư toàn diện cho lĩnh vực này, nhưng không nên hoàn toàn ỷ lại, khoán trắng cho Nhà nước, mà bản thân giáo dục chính quy, nhà trường công lập cũng phải thực hiện hợp tác tích cực với các lực lượng xã hội.

+ Xây dựng môi trường giáo dục gia đình

Ma-Hát-Ma Gan-Ði đã từng nói: "Không có một ngôi trường nào tốt bằng gia đình và không có người thầy nào tốt như cha mẹ". Môi trường gia đình là môi trường giáo dục hỗ trợ tích cực trong quá trình giáo dục, chăm sóc trẻ em. Phần lớn thời gian trẻ em sống, rèn luyện, phát triển tại gia đình. Ở nhà trẻ em được tiếp nhận sự tác động giáo dục của bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em. Để thực hiện xã hội hóa giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay cần huy động vai trò của giáo dục gia đình đó là:

Mặc dù đời sống kinh tế được nâng cao, nhưng số trẻ có hoàn cảnh đặc biệt có chiều hướng gia tăng, số trẻ có bố hoặc mẹ (hoặc cả bố mẹ) đi làm xa,

đi nước ngoài; bố mẹ ly hôn, bố mẹ mất sớm, bố mẹ mắc tệ nạn xã hội; các em chỉ được sống với bố hoặc mẹ, hoặc phải sống với ông bà, cô, dì, chú, bác; trong số này, một số trẻ thiếu sự quan tâm kèm cặp dạy dỗ, uốn nắn của bố mẹ.

Một số cha mẹ trẻ quá chú trọng vào việc làm kinh tế, chưa quan tâm đúng mức hoặc quan tâm không đúng cách đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Đối với các bé này, nhà trường cần phải tác động đến nhận thức, quan điểm của gia đình để hợp tác cùng nhà trường trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ.

Gia đình, các bậc cha mẹ muốn làm tốt vai trò của mình trước hết cần thường xuyên chăm lo xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững. Các bậc cha mẹ, người lớn cần làm gương tốt từ lời nói đến hành động. Cha mẹ cần hiểu tâm sinh lý của con trẻ để có phương pháp nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp, động viên khích lệ kịp thời lời nói và hành vi tốt, nhắc nhở, phê bình lời nói, cử chỉ, hành động chưa tốt của con trẻ. Các bậc cha mẹ nên đưa con đến trường đúng độ tuổi, cần giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục con em mình ngày càng tốt hơn.

+ Huy động tiềm năng của cộng đồng hỗ trợ cho quá trình tổ chức giáo dục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay trước sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội, công nghệ thông tin và truyền thông, bên cạnh những tác động tích cực, cũng có không ít những tác động xấu của môi trường xã hội trong việc giáo dục học sinh. Môi trường xã hội giờ đây không đơn thuần là những gì tồn tại, diễn ra trên địa bàn hành chính, địa lý cụ thể học sinh tham gia hoạt động, mà giờ đây, môi trường xã hội bao gồm những vấn đề rộng lớn hơn, như thế giới ảo trên mạng internet, mạng viễn thông thông và tất cả những gì trẻ được tiếp cận thông

qua truyền hình, các phương tiện nghe nhìn, báo chí, tranh ảnh… Các nhà trường đang phải đối mặt với những vấn đề tác động đến trẻ như trò chơi bạo lực, trò chơi điện tử, mạng internet,... Trước tình hình đó, cần có những quan điểm và giải pháp phù hợp, đáp ứng tình hình và điều kiện mới. Một điều không thể phủ nhận là hiện tại, một số vấn đề không lành mạnh của môi trường xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục có những tác động xấu đến giáo dục trẻ em. Vì vậy, đi đôi với việc xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, cần phải có những giải pháp kịp thời nhằm ngăn chặn, hạn chế những tác động xấu của môi trường xã hội đối với trẻ em. Vì vậy, cần huy động mọi tiềm năng của cộng đồng hỗ trợ cho quá trình tổ chức giáo dục. Để huy động được cần:

Tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền tăng cường quản lý đời sống văn hóa gia đình, thực hiện nếp sống văn minh, huy động toàn bộ hệ thống chính trị cùng toàn thể nhân dân tham gia phòng chống tệ nạn xã hội.

Tích cực tuyên truyền trong các hội nghị của Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các cuộc họp phụ huynh học sinh về những vấn đề cụ thể mà các nhà trường đang cần sự giúp đỡ, hỗ trợ.

Khơi dậy và kích thích sức mạnh của dư luận quần chúng, dư luận tập thể (làng xóm, dòng họ, các đoàn thể, các hội…) để đấu tranh, bài trừ, tẩy chay tệ nạn xã hội, những hành vi ứng xử thiếu văn hóa.

Có những giải pháp cụ thể để hạn chế ảnh hưởng xấu của môi trường xã hội đến trẻ em.

Thứ nhất: Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kĩ năng sống bảo vệ bản thân trước những vấn đề phức tạp của xã hội.

Thứ hai: Lôi cuốn trẻ em vào các hoạt động trong nhà trường, nhất là các trò chơi có chủ đề. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em tiếp cận với những môi trường không lành mạnh.

Thứ ba: Phát hiện, xử lý, giải quyết kịp thời, triệt để những trường hợp giáo viên mắc sai lầm trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

Thực tế hiện nay một bộ phận cha mẹ thiếu kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ một cách khoa học, nên đòi hỏi không chỉ có gia đình mà các lực lượng xã hội cùng chăm lo xây dựng môi trường gia đình trong giáo dục học sinh. Điều đó có nghĩa Nhà nước và các tổ chức xã hội cần giúp đỡ các gia đình có những điều kiện tối thiểu cần thiết cho việc giáo dục con em mình, về điều kiện kinh tế, trình độ học vấn, kiến thức nuôi dạy con, nếp sống văn minh và hơn ai hết, nhà trường cần phải phối hợp chặt chẽ với gia đình. Tóm lại, việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội đã tạo ra được vòng tròn khép kín trong quá trình giáo dục trẻ em. Kết quả việc phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong công tác giáo dục trẻ sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện xã hội hóa giáo dục ở địa phương.

Xã hội hoá giáo dục mầm non là xây dựng cơ chế phối hợp, các lực lượng trong toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước cùng chăn lo cho sự nghiệp giáo dục. Sự phối hợp không chỉ tạo ra cơ sở vật chất, nội dung, phương pháp và cả mục đích giáo dục cũng như phối hợp tạo nên môi trường giáo dục thống nhất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 35)