80 40.0 15 30.0 36.6 Thực hiện mối liên hệ gia đình
2.2.3.3. Nhận thức về việc xác định vai trò chủ thể thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục mầm non
2.2.3.3. Nhận thức về việc xác định vai trò chủ thể thực hiện công tácxã hội hóa giáo dục mầm non xã hội hóa giáo dục mầm non
Bảng 2.5: Vai trò chủ thể thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục mầm non
Đối tượng Mức độ nhận thức Cha mẹ học sinh Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non Lãnh đạo địa phương Thứ bậc SL % SL % SL %
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các ngành liên quan triển khai Nghị quyết nhằm thực hiện
18 36.0 0
công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương
Đảng bộ và cấp ủy Đảng lãnh đạo chỉ đạo Chương trình giáo dục
10 20.0 0
48 24.0 10 20.0 22.0
Các đoàn thể, tổ chức xã hội 15 30.0 5.0
Hội đồng sư phạm nhà trường 15 30. 0
30 15.0 15.0
Lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục
5 10.
0
54 27.0 19.6
Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Ban nữ công nhà trường
Khu dân cư, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh
Hội cha mẹ trẻ, gia đình, họ tộc 2 4.0 12 6.0 4.6
Nhận xét
Đa số các đối tượng cho rằng các chủ thể tham gia vào quá trình xã hội hóa giáo dục là “Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các ngành liên quan triển khai Nghị quyết nhằm thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương” chiếm 33.0%, sau đó là “Đảng bộ và cấp ủy Đảng lãnh đạo chỉ đạo Chương trình giáo dục” chiếm 22.0% và “Lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục” chiếm 19.6%.
Một số ít đối tượng đánh giá các chủ thể như: Các đoàn thể, tổ chức xã hội, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Ban nữ công nhà trường, khu dân cư, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, Hội cha mẹ học sinh, gia đình, họ tộc tham gia vào xã hội hóa giáo dục mầm non.
Tóm lại, về mặt nhận thức, các lãnh đạo địa phương, cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ tham gia khảo sát đều thấy rõ tầm quan trọng, mục tiêu, nội dung mà xã hội hoá giáo dục mầm non mang lại cho trẻ thơ, cho ngành giáo dục, cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, ở một số người nhận thức về xã hội hóa giáo dục còn chưa đầy đủ, đôi chỗ còn lệch lạc.
Không ít người chưa thấy hết tầm quan trọng của sự phối hợp liên ngành để phát huy tính tích cực tham gia của các tổ chức quần chúng và thực hiện dân chủ hóa như một điều kiện tiên quyết để bảo đảm thành công trong quá trình thực hiện xã hội hóa. Hoạt động của một số ngành còn có xu hướng khép kín, biệt lập, nhất là trong việc triển khai các chương trình, dự án, dẫn đến chồng chéo, lãng phí nguồn lực. Đây chính là lý do giải thích tại sao trong thời gian qua việc tổ chức phối hợp liên ngành ở quận Gò Vấp đôi lúc còn yếu. Nhiều tổ chức chính trị xã hội ở địa phương chưa tích cực tham gia các hoạt động Gáo dục và Đào tạo theo chức năng của mình; việc phát huy dân chủ trong thực hiện xã hội hóa ở nhiều nơi còn chưa đủ mức cần thiết.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, các hoạt động trong lĩnh vực Gáo dục và Đào tạo tiến hành theo tinh thần xã hội hóa như nhau đối với các vùng miền, không cần tính đến đặc điểm riêng của mỗi địa phương, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế, đặc điểm dân tộc trên mỗi địa bàn. Với cách nghĩ đó, việc chỉ đạo triển khai xã hội hóa giáo dục không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Tóm lại, hiện nay trong một bộ phận lãnh đạo địa phương, cơ quan đơn vị, đặc biệt trong nhiều cấp chính quyền, ngành Giáo dục và cha mẹ học sinh vẫn còn có nhận thức chưa hoàn toàn đúng với quan điểm của Đảng về chủ trương xã hội hóa giáo dục. Hầu hết bộ phận này chưa nhận thức đầy đủ về bản chất, mục tiêu và nội dung cơ bản của công tác xã hội hóa, chủ yếu mới chỉ thấy ở khía cạnh của xã hội hóa như một hình thức đa dạng hóa các nguồn đầu tư, khai thác nguồn nhân lực, vật lực của xã hội và nhân dân cho các hoạt động này. Từ đó dẫn đến sự lãnh đạo của Đảng ở những nơi đó không bao quát hết các nội dung chính của chủ trương này. Các cấp chính quyền, cha mẹ học sinh chủ yếu tập trung vào việc tìm cách tăng thêm nguồn thu; còn nhân dân thì than phiền về nhiều khoản đóng góp và không tự nguyện tham gia. Những tồn tại này làm hạn chế chủ trương thực hiện xã hội hóa giáo dục của Đảng, cần nhanh
chóng tìm ra biện pháp để đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục bằng con đường xã hội hóa.