80 40.0 15 30.0 36.6 Thực hiện mối liên hệ gia đình
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Khuyến khích phát triển các trường Mầm non ngoài công lập ở phường. Thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường Mầm non nhằm huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia đóng góp, đầu tư để phát triển giáo dục mầm non. Nhà nước đầu tư với một định mức cụ thể, đồng thời khuyến khích các tổ chức và cá nhân mở các trường Mầm non ngoài công lập. Có chính sách khuyến khích các cá nhân hoặc tổ chức kinh tế có nguyện vọng mở trường dân lâp, tư thục. Tạo điều kiện thuận lợi như ưu tiên chính sách thuế, chính sách huy động vốn và tín dụng, chính sách đất đai, chính sách nhân lực, và một số điều kiện khác. Như vậy đa dạng hoá các loại hình trường Mầm non chính là đa dạng hoá nguồn đầu tư cho giáo dục Mầm non.
Trong thời gian tới, xét về quy mô các trường Mầm non sẽ có những điều chỉnh: Loại hình trường công lập giữ vai trò là nòng cốt. Loại hình trường bán công không còn tồn tại, sẽ chuyển sang dân lập, tư thục kể cả các trường công lập có điều kiện.
Các cấp quản lý cần quy hoạch mạng lưới trường Mầm non trên địa bàn đảm bảo tính hợp lý, khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình trường Mầm non dân lập, tư thục. Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục
mầm non, tạo niềm tin cho phụ huynh, khẳng định vị trí quan trọng của bậc học, tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực giáo dục mầm non.
Tuy nhiên để thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường, lớp mầm non đạt kết quả, thiết nghĩ trong quá trình tổ chức thực hiện cần phải có những quy định cụ thể đối với cá nhân, tổ chức có nguyện vọng mở trường. Phải xây dựng đề án, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá”. Tránh tình trạng tổ chức mở trường, lớp một cách tự do, tuỳ tiện, chạy theo lợi ích, thương mại hoá giáo dục. Ngành giáo dục tăng cường công tác quản lý kiểm tra các trường Mầm non đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước.