Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 26 - 31)

II. Đặc điểm kinh tế-xã hội

2. Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội

2.1. Cơ cấu sử dụng đất

Theo số liệu tổng hợp từ NGTK toàn quốc và NGTK các tỉnh, thành phố năm 2013, tổng diện tích đất tự nhiên của các tỉnh miền Trung là gần 5 triệu ha, trong đó: đất nông nghiệp chiếm tới 78,72%; đất phi nông nghiệp chiếm 12,51%; đất chưa sử dụng chiếm 8,56%. Trong cơ cấu đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, lần lượt là 71,56% và 27,51%; đất NTTS chỉ chiếm 0,68% tương ứng với 26.337 ha, thấp hơn nhiều so với mức tỷ trọng chung của cả nước (2,69%). Nếu so sánh về tỷ trọng đất NTTS trong cơ cấu đất nông nghiệp giữa các địa phương thì Khánh Hòa và Thừa Thiên Huế là hai tỉnh có tỷ trọng lớn nhất, lần lượt chiếm 1,65% và 1,54% tương ứng với 5.386 ha và 6.028 ha, đây cũng là hai tỉnh có diện tích NTTS lớn nhất.

Bảng 7. Cơ cấu sử dụng đất của cả nước và các tỉnh miền Trung tính đến 31/12/2013 TT Danh mục Diện tích đất tự nhiên (ha) Cơ cấu (%) Đất nông nghiệp (NN) Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Tổng

Cơ cấu trong đất NN (%)

Sản xuất NN Lâm nghiệp NTT S Khá c 1 Cả nước 33.097.200 79,68 38,72 58,42 2,69 0,17 11,41 8,91 2 Các tỉnh MT 4.940.964 78,72 27,51 71,56 0,68 0,25 12,51 8,56 2.1 Bình Thuận 781.282 86,71 46,20 53,16 0,42 0,22 10,09 3,20 2.2 Ninh Thuận 335.833 79,18 27,54 70,10 0,68 1,68 9,24 11,58 2.3 Khánh Hòa 521.765 62,53 28,41 69,52 1,65 0,42 18,98 18,50 2.4 Phú Yên 506.057 77,66 34,65 64,59 0,67 0,08 9,57 12,77 2.5 Bình Định 605.058 82,28 26,36 72,92 0,57 0,14 11,63 6,10 2.6 Quảng Ngãi 515.269 80,88 33,77 65,90 0,28 0,05 10,38 8,74 2.7 Quảng Nam 1.043.837 81,09 13,65 85,84 0,41 0,09 8,89 10,02 2.8 Đà Nẵng 128.543 57,28 9,34 90,48 0,17 0,02 41,27 1,46 2.9 TT. Huế 503.321 77,97 15,50 82,86 1,54 0,10 18,16 1,88

(Nguồn: NGTK toàn quốc và NGTK các tỉnh, thành phố năm 2013)

Theo số liệu điều tra thực tế, tổng diện tích có khả năng NTTS của các tỉnh miền Trung là trên 60.980 ha, trong đó tiềm năng nuôi mặn, lợ khoảng 28.892 ha, tiềm năng nuôi nước ngọt khoảng 32.088 ha, điều này chứng tỏ các địa phương vẫn chưa khai thác hết tiềm năng hiện có.

Mặc dù diện tích đất sử dụng cho NTTS thấp hơn nhiều so với đất lâm nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp, nhưng trong giai đoạn 2010-2014 vẫn cung cấp từ 97.149-108.558 tấn thủy sản nuôi trồng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Riêng năm 2014, tỷ trọng đóng góp của các tỉnh miền Trung vào tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng của cả nước là 3,18%.

2.2. Vốn đầu tư

Cùng với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm huy động nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế – xã hội, nguồn vốn dành cho khu vực nông nghiệp, nông thôn cũng ngày càng được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, đến nay vốn đầu tư cho nông - lâm - thủy sản mới đáp ứng một phần yêu cầu phát triển. Riêng các tỉnh miền Trung trong giai đoạn 2010-2014 đầu tư khoảng 670.227 tỷ đồng cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó khu vực nông – lâm – thủy sản chỉ chiếm 7,1%.

Bảng 8. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và các tỉnh miền Trung thực hiện trong giai đoạn 2010-2014 (theo giá hiện hành)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT Nội dung

Năm Giai đoạn2010- 2014 2010 2011 2012 2013 Ước 2014 Tổng TĐTTBQ (%/năm ) 1 Tổng cả nước 830.278 924.495 1.010.1 14 1.094.500 1.220.700 5.080.087 10,1 - N-L-T 51.062 55.284 52.930 60.992 62.744 283.012 5,3 2 Các tỉnh MT 107.095 125.691 134.708 141.678 161.055 670.227 10,7 - N-L-T 6.588 8.058 9.699 11.243 12.224 47.812 16,7

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

2.3. Dân số và lao động

2.3.1. Dân số và sự phân bổ dân số

Ước tính từ số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2014 dân số của các tỉnh miền Trung vào khoảng 10,24 triệu người, chiếm 11,32% dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình khoảng 207 người/km2, thấp hơn so với cả nước (273 người/km2), tập trung đông nhất ở Đà Nẵng (784 người/km2) và thấp nhất là ở Quảng Nam (141 người/km2). Phần lớn dân cư sinh sống ở vùng đồng bằng ven biển, trong khi vùng núi phía tây lại là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số với mật độ thưa thớt hơn. So với cả nước, tỷ lệ đô thị của các tỉnh miền Trung tuy có cao hơn nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng 38,9% dân số sống ở thành thị, còn lại 61,1% sống ở nông thôn. Điều này cũng dễ hiểu do đây là nơi tập trung nhất về thế mạnh kinh tế biển so với các vùng khác. Vì vậy, dân số nông thôn chiếm tỷ trọng cao tạo điều kiện tốt để khai thác hợp lý tiềm năng và thế mạnh của vùng, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cũng như các tỉnh miền Trung.

TT Danh mục Dân số (Người) Mật độ (Người/k m2) Tổng Thành thị Nông thôn Nam Nữ 1 Cả nước 90.493. 352 29.939.316 60.554.037 44.613.223 45.880.129 273 2 Các tỉnh MT 10.247.100 3.984.694 6.262.406 5.058.534 5.188.566 207 - % so với cả nước 11,32 13,31 10,34 11,34 11,31 - 2.1 TT. Huế 1.131.300 635.165 496.135 555.718 575.582 225 2.2 Đà Nẵng 1.007.400 875.077 132.323 496.637 510.763 784 2.3 Quảng Nam 1.471.800 285.806 1.185.994 719.654 752.147 141 2.4 Quảng Ngãi 1.241.100 180.876 1.060.224 609.860 631.240 241 2.5 Bình Định 1.514.500 503.258 1.011.242 736.022 778.479 250 2.6 Phú Yên 886.700 208.809 677.891 443.147 443.554 175 2.7 Khánh Hòa 1.196.900 609.268 587.632 594.650 602.251 229 2.8 Ninh Thuận 590.000 210.786 379.214 294.961 295.040 176 2.9 Bình Thuận 1.207.400 475.648 731.753 607.888 599.513 155

(Nguồn: NGTK tóm tắt 2014; Ước tính dựa trên số liệu của TCTK) 2.3.2. Lao động và chất lượng lao động

Năm 2014 các tỉnh miền Trung có khoảng 6 triệu người trong độ tuổi lao động, tỷ lệ lao động có việc làm chiếm tới 97,8%. Số lao động tham gia NTTS ước khoảng 68,7 nghìn người, chiếm 1,2% trong tổng số lao động đang có việc làm. Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lao động NTTS đang có xu hướng gia tăng với tốc độ bình quân 3,49%/năm trong giai đoạn 2010-2014, góp phần quyết công ăn việc làm cho người dân ở vùng nông thôn, đặc biệt là dân cư khu vực ven biển.

Bảng 10.Tình hình lao động của cả nước và các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010-2014

Đơn vị tính: Nghìn người

TT Danh mục 2010 2011 2012Năm 2013 Ước 2014 TĐTTBQ(%/năm) 1 Cả nước

1.1 Số người trong tuổi LĐ 50.392,9 51.398,4 52.348,0 53.245,6 53.748,0 1,8 1.2 LĐ có việc làm 49.048,5 50.352,0 51.422,4 52.207,8 52.744,5 1,8

2 Các tỉnh miền Trung

2.1 Số người trong tuổi LĐ 5.557,08 5.686,86 5.782,13 5.903,98 6.016,50 2,01 2.2 LĐ có việc làm 5.402,16 5.563,88 5.638,00 5.764,71 5.882,60 2,15 2.3 LĐ NTTS 59,88 61,84 60,61 62,80 68,70 3,49 T ro n g đ ó

- Thừa Thiên Huế 11,50 11,57 12,40 14,40 13,60 4,28 - Đà Nẵng 1,60 1,62 1,25 1,20 1,10 -8,94 - Quảng Nam 12,10 12,58 12,60 12,50 12,00 -0,21 - Quảng Ngãi 3,50 3,50 3,20 3,40 3,80 2,08 - Bình Định 8,50 8,35 8,26 7,60 10,40 5,17 - Phú Yên 6,70 7,42 6,60 7,40 7,60 3,20 - Khánh Hòa 6,60 7,70 7,50 6,90 10,00 10,95 - Ninh Thuận 3,50 2,80 2,60 3,20 4,20 4,66 - Bình Thuận 5,88 6,30 6,20 6,20 6,00 0,51

Nhìn chung chất lượng lao động của các tỉnh miền Trung vẫn còn thấp, tỷ lệ chưa qua đào tạo chiếm khoảng 84,6%, điều này hạn chế nhất định đến việc tiếp thu những kiến thức khoa học và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Lao động tham gia NTTS phần lớn đều có kinh nghiệm và được tham gia vào các lớp khuyến ngư để nâng cao trình độ sản xuất, mặc dù vậy vẫn mang dáng dấp của lao động nghề cá Việt Nam, chủ yếu là lao động giản đơn, trình độ văn hóa còn hạn chế.

2.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng

2.4.1. Hệ thống giao thông

Đến nay, hệ thống giao thông của các tỉnh miền Trung về cơ bản đã hoàn thiện, toàn vùng có 06 sân bay (04 cảng hàng không quốc tế), 13 cảng biển, 09 tuyến đường quốc lộ, đường sắt Bắc – Nam chạy qua, phân bố đều khắp ở các địa phương, nối liền các đô thị, các khu kinh tế và khu công nghiệp trong vùng.

Về giao thông đường bộ và đường sắt, việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam không chỉ làm tăng vai trò trung chuyển của các tỉnh miền Trung mà còn giúp đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh với thành phố Đà Nẵng (trung tâm phát triển ở phía bắc của vùng) và với thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, Đông Nam Bộ nói chung. Về giao thông đường biển, không ở đâu trên đất nước ta có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu như ở các tỉnh miền trung. Hiện tại, toàn vùng đã có các cảng tổng hợp lớn do Trung ương quản lý như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và đang xây dựng các cảng nước sâu như Dung Quất. Đặc biệt, ở vịnh Vân Phong sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất cả nước. Về giao thông hàng không, hệ thống sân bay trong vùng đã được đầu tư hiện đại, gồm sân bay quốc tế Đà Nẵng và các sân bay nội địa như Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh, Tuy Hòa. Tuy nhiên, nhìn chung cơ sở hạ tầng giao thông của các tỉnh miền Trung vẫn chưa đồng bộ: chưa có hệ thống đường bộ hiện đại, nhất là các tuyến đường cao tốc đáp ứng yêu cầu phát triển; các tỉnh đều chưa quy hoạch và xây dựng cảng chuyên dụng đón tàu biển du lịch dù nằm ngay trên đường giao lưu của hệ thống tàu du lịch quốc tế; hệ thống sân bay chưa có sự kế nối với mạng bay khu vực và quốc tế…

Về giao thông phục vụ cho NTTS, qua điều tra thực tế cho thấy phần lớn các khu NTTS nằm gần hệ thống giao thông, thuận tiện trong việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, một số vùng nuôi tôm trên cát đã chú trọng đầu tư hệ thống giao thông xuyên suốt giữa các khu nuôi với bờ, đê bao khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, phần lớn các khu NTTS hiện nay vẫn chưa được đầu tư đường giao thông kiên cố trong khu nuôi, chủ yếu là đường đất, dễ sạt lở và xói mòn khi mưa bão.

2.4.2. Hệ thống điện

Các tỉnh miền Trung rất hạn chế về tài nguyên nhiên liệu và năng lượng, cơ sở hạ tầng cung cấp điện chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp cũng như các hoạt động kinh tế khác ở các địa phương. Vấn đề này đang được giải quyết theo hướng sử dụng điện lưới quốc gia qua đường dây 500 KV và xây dựng một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình như Sông Hinh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), tương đối lớn như Hàm Thuận – Đa Mi (Bình Thuận), A Vương (Quảng Nam). Ngoài ra, còn nhà máy thủy điện Đa Nhim và Đại Ninh sử dụng nguồn nước từ Tây Nguyên đưa xuống. Trong tương lai, dự kiến nhà máy điên nguyên tử đầu tiên của cả nước sẽ được xây dựng ở Ninh Thuận.

Đến nay, hầu hết các khu NTTS đều đã có hệ thống điện lưới quốc gia, thuận lợi cho phát triển NTTS. Nhiều hộ nuôi tôm, nhất là nuôi tôm lót bạt đã đầu tư kinh phí để kéo điện ra đến ao nuôi phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, ở các vùng NTTS tập trung vẫn chưa có hệ thống điện hoàn chỉnh, phần lớn là do người dân tự đầu tư.

2.4.3. Hệ thống thủy lợi

Các tỉnh miền Trung có hệ thống sông ngòi, hồ đầm mặt nước đa dạng bao gồm 14 hệ thống sông với 54 con sông lớn nhỏ, tổng trữ lượng nước khoảng 10 tỷ m3, nếu phát triển thủy lợi tốt thì có thể đảm bảo đủ nước tưới cho nông nghiệp vào mùa khô.

Hệ thống thủy lợi tại các khu NTTS của các tỉnh miền Trung trong những năm qua đã được đầu tư nâng cấp và xây đựng mới. Tuy nhiên, các công trình thủy lợi này mới chỉ được tính toán để phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Hiện tại, hầu như các khu NTTS chưa có hệ thống thủy lợi nước ngọt phục vụ cho sản xuất. Các kênh mương nội vùng được hình thành trong quá trình xây dựng ao nuôi do người dân tự đào đắp. Vấn đề nổi cộm hiện nay là nguồn nước cấp và thoát nước ở hầu hết các khu NTTS tập trung đều có một kênh duy nhất đảm nhiệm hoặc cấp nước trực tiếp từ sông, biển. Do đó, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước cấp, lây lan dịch bệnh là không tránh khỏi, gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và ô nhiễm môi trường.

PHẦN 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NTTS CÁC TỈNH MIỀN TRUNG

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w