Phân tích, dự báo về tiến bộ khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 86 - 91)

1. Phân tích, dự báo về tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất giống thủy sảntại các tỉnh miền Trung tại các tỉnh miền Trung

Giống đóng vai trò quan trọng trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên đến nay mỗi năm nước ta vẫn phải nhập khẩu hàng vạn cặp tôm bố mẹ, từ nhiều nguồn Mỹ, Indonesia, Thái Lan... do đó gia hóa tôm bố mẹ, tiến tới chủ động được nguồn giống tôm nước lợ bố mẹ (tôm thẻ, tôm sú) là định hướng về phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất giống thời gian tới.

Hội chứng đốm trắng (WSSV) là bệnh nguy hiểm nhất trong tất cả các bệnh gây ra đối với ngành công nghiệp nuôi tôm toàn cầu. Trung tâm Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Colombia đã khởi xướng chương trình chọn lọc tôm giống có khả năng kháng bệnh đốm trắng WSSV, từ kinh nghiệm trước đây với dòng tôm có khả năng lớn nhanh có khả năng kháng virus gây hội chứng Taura. Phương pháp là tăng áp lực chọn lọc hàng loạt, dựa trên áp lực sống còn trên các bể với số lượng lớn các cá thể. Công nghệ này mặc dù đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng hứa hẹn tiềm năng lớn trong việc sản xuất tôm giống sạch bệnh.

Hiện nay, nuôi tôm hùm tại các tỉnh miền Trung vẫn sử dụng 100% con giống tự nhiên, đã có những nghiên cứu bước đầu về nhu cầu dinh dưỡng, điều kiện sống của tôm hùm trắng, cùng với việc phát triển nghề nuôi tôm hùm thương phẩm, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ nhằm sản xuất nhân tạo giống tôm hùm là định hướng nghiên cứu cho các nhà khoa học trong giai đoạn tới.

Việc phát triển công nghệ sản xuất giống rong sụn, rong câu, các đối tượng nhuyễn thể có giá trị cao như hải sâm, bào ngư, cầu gai, nhóm cá song, cá măng biển hứa hẹn là hướng đi triển vọng giúp phát triển đa loài trong nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung.

2. Phân tích, dự báo về tiến bộ khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản tạicác tỉnh miền Trung các tỉnh miền Trung

Nắm bắt được xu thế của thị trường tiêu thụ, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai các Chương trình nuôi sạch, xây dựng nhiều vùng nuôi an toàn. Đây là động thái tích cực và là tiền đề cho việc áp dụng các qui trình nuôi an toàn vào các vùng sản xuất.

Các Viện, Trường, Trung tâm,… đã và đang nghiên cứu cũng như nhập các qui trình kỹ thuật tiên tiến vào thử nghiệm. Trong tương lai sẽ có nhiều qui trình nuôi phù hợp với từng đối tượng, khu vực đảm bảo sản xuất không gây ô nhiễm môi trường, thu được sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, được áp dụng ở quy mô thương mại tại các tỉnh miền Trung, đơn cử một số công nghệ nuôi trồng thủy sản triển vọng:

- Công nghệ nuôi tôm tuần hoàn khép kín

Quy trình công nghệ nuôi tôm tuần hoàn khép kín đã được Công ty CP ứng dụng thành công ở Việt Nam. Với quy trình này, mối lo về nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm và ô nhiễm môi trường chung quanh đã được giải quyết một cách cơ bản. Công nghệ nuôi này chỉ dùng nước biển và tuần hoàn từ ao nuôi qua ao dự trữ xử lý. Trong hệ thống ao nước được phân bố như sau: 60% dùng để nuôi, 30% dùng để dự trữ nước, còn 10% là ao chứa chất thải và xử lý vệ sinh. Nước từ biển bơm qua lưới

lọc vào ao chứa, sau khi được xử lý sẽ đưa vào ao nuôi, thu hoạch xong, nước sẽ được đưa ra ao xử lý bằng chlorine 3-5 phần nghìn và sục khí điều hòa ô-xy rồi quay trở về ao chứa, lại tiếp tục xử lý và đưa vào ao nuôi. Lượng nước hao hụt do bốc hơi sẽ được bổ sung từ hệ thống cấp. Như vậy, quá trình nuôi không cần phải thay nước sau mỗi vụ thu hoạch như với con tôm sú trước đây. Nền đáy ao được lót bạt dày 0,75 cm bảo đảm nước không rò rỉ ra chung quanh. Với quy trình này, không lo về nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm vùng ven biển do lấy nước nuôi tôm và môi trường không bị ảnh hưởng bởi nước thải thay ra sau mỗi vụ nuôi. Nhưng công nghệ nuôi tôm tuần hoàn khép kín đòi hỏi vốn đầu tư lớn, chi phí vận hành cao, nên chỉ thích hợp cho phát triển nuôi tôm thâm canh quy mô lớn.

- Công nghệ nuôi Biofloc: Hệ thống nuôi trồng thủy sản theo hướng Biofloc được phát triển trên nguyên lý duy trì tỷ lệ cacbon/nitơ hợp lý để vi sinh vật hữu ích phát triển; chúng thúc đẩy quá trình phân hủy dị dưỡng các hợp chất nitơ trong ao nên không cần thay nước trong suốt quá trình nuôi. Hệ thống nuôi trồng thủy sản theo công nghệ Biofloc có những ưu điểm vượt trội. Thứ nhất, Ammonia tự do trong nước được chuyển hóa thành protein trong sinh khối vi sinh vật dị dưỡng, tập hợp thành Biofloc lơ lửng trong nước. Thứ hai, động vật thủy sản nuôi sử dụng sinh khối Biofloc làm thức ăn, do vậy chuyển hóa protein trong thức ăn lên đến 45 - 50%. Thứ ba, nâng cao mức độ an toàn sinh học, giảm rủi ro lây nhiễm bệnh do không hoặc ít phải thay nước.

Mục tiêu của công nghệ Biofloc nuôi thâm canh là giảm ô nhiễm môi trường và giảm hệ số chuyển hóa thức ăn, giảm rủi ro nhiễm bệnh, tăng năng suất nuôi. Tuy nhiên, quản lý hệ thống Biofloc trong nuôi tôm thâm canh đòi hỏi kỹ thuật khá phức tạp để đảm bảo cho hệ thống vận hành tốt, năng suất cao, thích hợp cho phát triển ở quy mô công nghiệp.

Năm 2014, nhiều công ty sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm chân trắng ở Ninh Thuận, Bình Thuận đã ứng dụng công nghệ này vào sản xuất giống và nuôi thương phẩm; điển hình có Công ty TNHH Thủy sản Hải Dương (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong) mỗi năm sản xuất, nuôi thương phẩm 3 - 4 vụ, năng suất 20 tấn/ha/vụ.

- Công nghệ nuôi tôm tuần hoàn tiết kiệm nước: Công nghệ mới có thể nuôi được các đối tượng như cá biển, tôm sú, tôm chân trắng... Đây là công nghệ sử dụng một hệ thống các thiết bị lọc sinh học và vi khuẩn đặc biệt để xử lý nước thải quá trình nuôi thủy sản, vì thế không ảnh hưởng đến môi trường. Trong thời gian nuôi không cần phải thay nước hoặc thực hiện xử lý hóa chất, và không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, công nghệ mới này có thể sử dụng ở bất kỳ nơi nào kể cả ở những khu vực trong nội đồng thiếu nước mặn, lợ. Hiện tại, một số khu vực ở Israel đã lắp đặt công nghệ này để nuôi cá biển này. Công nghệ mới này có ý nghĩa quan trọng mở ra con đường mới trong việc nuôi tôm nước lợ ở cả những khu vực bị bỏ hoang hóa sâu trong đất liền giúp giảm tải cho vùng ven biển, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên chí phí để ứng dụng công nghệ này khá cao.

- Ứng dụng công nghệ Nano trong nuôi tôm: công nghệ nano là công nghệ xử lý vật chất siêu nhỏ ở mức nano mét (1 nano mét = 1 phần tỷ mét). Công nghệ này hiện nay được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là ứng dụng của nano bạc. Nuôi tôm theo công nghệ nano không có gì phức tạp, cải tạo vuông nuôi ban đầu như các vụ nuôi khác, lấy nước vào trên 10 cm; dùng than hoạt tính xử lý ban đầu ngâm khoảng 4 - 5 ngày, liều lượng dùng 30 kg cho 1.000m3.

Trước khi thả tôm giống, dùng Anti VBF (nano bạc kháng khuẩn) pha đều tạt khắp ao, bình quân 2 lít/1.000m3. Ngoài ra, dùng Tio2 + ôxy già, đánh định kỳ 5 ngày/lần. Tôm được 7 ngày nuôi thì dùng nano bạc trộn vào thức ăn cho tôm, cứ 2 ngày một lần, mỗi lần 150 ppm/kg thức ăn; từ ngày thứ 30 trở lên thì trộn 100 ppm/kg thức ăn…; có thể bổ sung men vi sinh và Vitamin C để tăng sức đề kháng cho tôm. Tuy nhiên công nghệ này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm nếu thành công có thể nhân rộng trên toàn quốc.

- Nuôi đa cấp (đây không phải là công nghệ mới, đã được áp dụng trong điều kiện thực tế tại các tỉnh miền Trung, phù hợp với điều kiện nuôi ở quy mô nông hộ):

giai đoạn 1 con giống tôm được ương trong bể ương trong nhà hoặc trong nhà bạt với thời gian 20 – 30 ngày với mật độ 500 – 1.000 con/m2, sau khi tôm đạt cỡ 3-4 cm/con, được san ra ao thương phẩm trong giai đoạn 2.

3. Phân tích, dự báo về tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất thức ăn, thuốcthú y, chế phẩm sinh học thú y, chế phẩm sinh học

Trước thực trang ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản ngày một nghiêm trọng đặc biệt do lượng thức ăn dư thừa, phân và các hóa chất, kháng sinh sử dụng quá liều đọng lại dưới đáy ao. Bên cạnh đó, lớp bùn dưới đáy ao do tích tụ lầu ngày là nơi các vi sinh vật gây thối sinh ra các khí độc như NH3, H2S như Vibrio, Aeromonas, Ecoli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus., các loại nấm và nguyên sinh động vật. Với việc áp dụng công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển như Mỹ, chế phẩm sinh học trong môi trường nuôi trồng thủy sản được ứng dụng trực tiếp là một giải pháp mang lại hiệu quả cao để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong ao nuôi, tạo nên tảng vững chắc cho phần lớn hoạt động nuôi trồng thủy sản trên thế giới.

Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản đã được ứng dụng và chấp nhận rộng rãi trong việc khống chế dịch bệnh, tăng cường khả năng miễn dịch, và xử lý môi trường. Điều này hoàn toàn khác với phương pháp sử dụng các chất hóa học và kháng sinh gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Sử dụng các vi sinh vật hữu ích nhằm cạnh tranh với các vi khuẩn gây bệnh là một trong những ứng dụng chính trong việc tạo ra các chế phẩm sinh học phối trộn, thay thế cho việc sử dụng hóa chất, kháng sinh để kiểm soát dịch bệnh góp phần tạo ra môi trường nuôi trồng an toàn, hiệu quả và lâu dài.

Xu hướng sử dụng thức ăn công nghiệp trong NTTS gia tăng do tính tiện lợi, các yêu cầu của môi trường và những đòi hỏi về hàm lượng dinh dưỡng của các đối tượng nuôi. Trong tương lai nhu cầu về số lượng thức ăn công nghiệp sẽ tăng tỉ lệ thuận với sản lượng và cũng đòi hỏi một lượng nguyên liệu tương đương để sản xuất. Thành phần chính để sản xuất thức ăn cho NTTS là bột cá. Hiện nay đang có nhiều hướng nghiên cứu sử dụng nguyên liệu khác để thay thế cho bột cá trong sản xuất thức ăn của các ĐVTS, đã có những thành công bước đầu. Các hướng này vẫn tiếp tục được nghiên cứu và trong tương lai không xa sẽ tìm được loại nguyên liệu mới để thay thế bột cá, như vậy sẽ giảm sự lệ thuộc và bị động dẫn đến thiếu tính ổn định trong sản xuất.

Thức ăn có nhiều chủng loại đa dạng và phong phú được sản xuất trong nước và nhập khẩu từ các nước khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các loại thức ăn có hệ số chuyển đổi thức ăn thấp (1,5-2,2). Trong thời gian tới sẽ có những loại thức ăn được sản xuất với giá thành rẻ do áp dụng các qui trình sản xuất tiên tiến, hệ số chuyển đổi thức ăn cao, sẽ rút ngắn được thời gian nuôi và giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.

IV. Phân tích, dự báo tác động môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu đến phát triển nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh miền Trung

1. Tác động của môi trường sinh thái

Miền Trung là vùng có tần suất bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào lớn nhất. Bão và áp thâp nhiệt đới đổ bộ ào thường kèm theo mưa lớn, kết hợp với triều cường gây vỡ đê, cống, hoặc nước dâng tràn bờ làm thất thoát sản lượng nuôi. Tại nhiều vùng cửa sông dòng chảy lũ với cường độ mạnh thường gây biến dạng long dẫn, bồi lấp hoặc phá vỡ những đoạn bờ cửa sông xung yếu tạo thành cửa mới đổ ra biển, các tác động này rất dễ gây hư hỏng cho công trình NTTS được xây dựng trên các bãi bồi vùng hạ du.

Trong những năm gần đây do môi trường nuôi bị suy thoái kết hợp với sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết đã gây ra hiện tượng tôm sú chết hàng loạt ở hầu hết các tỉnh, như bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra, bệnh do virus như MBV, HPV và BP… Các bệnh này thông thường xảy ra và lan truyền rất nhanh, rộng, khó chữa nên mức độ gây rủi ro lớn. Thay đổi nhiệt độ là điều kiện phát sinh của nhiều loại dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi. Trong thời gian tới, khả năng xuất hiện những cơn mưa trái mùa và bất thường như những ngày cuối tháng 4 là rất cao. Tình trạng nắng nóng kéo dài sẽ làm môi trường nuôi biến đổi đột ngột, nhất là độ pH và nhiệt độ, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tôm nuôi. Đó là chưa kể, nếu có những trận mưa trái vụ thì sự biến đổi của môi trường càng nhanh hơn, tôm nuôi dễ bị chết do sốc nhiệt độ, pH, độ mặn…

Nắng nóng làm nước ao tôm bốc hơi nhanh, từ đó nhiệt độ tăng cao, độ mặn trong vuông nuôi cũng tăng theo ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của tôm nuôi, đặc biệt là trong các đầm nông như là các đầm nuôi quảng canh. Đây là nguyên nhân cần tăng lượng nước ngọt sử dụng trong việc điều hòa độ mặn. Một ảnh hưởng khác nữa là nhiệt độ tăng làm tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước và có thể dẫn đến việc nước bị ô nhiễm và làm cho đầm nuôi không thể sử dụng được nữa. Suy giảm oxy hòa tan trong nước có thể đòi hỏi phải tăng độ thông thoáng lên bằng việc quạt nước, đặc biệt là trong nuôi tôm thâm canh.

Ngoài ra, nắng nóng cùng với độ mặn tăng cao làm các loại cây cỏ thủy sinh trong vuông nuôi bị chết và phân hủy nhanh. Đây là nguồn dinh dưỡng cho tảo phát triển mạnh, kéo theo sự biến đổi về độ trong, độ đục của nước trong ao. Những yếu tố môi trường nuôi càng thay đổi đột ngột hơn khi xuất hiện những trận mưa trái vụ hay những cơn mưa đầu mùa. Nước mưa cuốn trôi phèn từ bờ vuông xuống ao nuôi làm pH giảm thấp, nhiệt độ thay đổi đột ngột, dẫn đến hiện tượng tôm chết do bị sốc nhiệt và pH hay tôm nuôi yếu đi, mất khả năng đề kháng dễ mắc bệnh.

2. Tác động của biến đổi khí hậu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung

2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Hiện tượng nắng nóng đã làm cho nhiệt độ nước tăng lên quá mức chịu đựng của nhiều loài sinh vật, trong đó có các loài nuôi. Nước nóng sẽ làm cho tôm cá chết hàng loạt, đặc biệt nghiêm trọng đối với các ao, vuông tôm có độ sâu nhỏ: độ sâu trung bình của các ao, đầm nuôi thâm canh tối thiểu từ 1,2m.

Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trong các ao, vuông tôm. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm mạnh vào ban đêm, do sự tiêu thụ quá mức các loài thực vật thủy sinh, hoặc quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ. Sự suy giảm hàm lượng oxy làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài nuôi, tôm có thể bị chết hoặc chậm lớn.

- Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng 1,6-2,20C trên phần lớn diện tích các tỉnh miền Trung.

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 86 - 91)