nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh miền Trung
1. Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đến nuôitrồng thủy sản các tỉnh miền Trung trồng thủy sản các tỉnh miền Trung
1.1. Các tác động tích cực
Theo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh miền Trung đến năm 2020 phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong vùng (GDP) bình quân 9%/năm
giai đoạn 2016 – 2020. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 3.600 USD/năm (tức khoảng 80 triệu VND) bằng khoảng 1,1 - 1,2 lần mức bình quân đầu người của cả nước kéo theo nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thủy hải sản tăng lên, đặc biệt là các sản phẩm nuôi trồng thủy sản. Theo quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của vùng đến năm 2020 qui mô dân số của vùng không vượt quá 10,27 triệu người và đến năm 2030 sẽ đạt khoảng 11,65 triệu người thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 3.600 USD/người/năm, nhiều khả năng sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản tăng lên gấp đôi so với mức tiêu thụ hiện nay. Bên cạnh đó CNH-HĐH còn tạo ra thị trường tiêu thụ các mặt hàng thủy sản có giá trị cao như tôm hùm, tôm sú,..Đây là điều kiện rất tốt để ngành NTTS của vùng phát triển trong thời gian tới. Các địa phương trong vùng và các doanh nghiệp trong lĩnh vực NTTS của vùng cần có các chính sách và kế hoạch xâm nhập và phát triển thị trường nội vùng và ngoại vùng sớm nhằm chiếm lĩnh thị phần thị trường lớn nhất tránh tình trạng để cho các doanh nghiệp nước ngoài chi phối thị trường trên cơ sở tuân thủ các chính sách cạnh tranh của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Quá trình CNH-HĐH và đô thị hóa diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ nó sẽ tác động rất lớn đến việc kích cầu tiêu dùng các mặt hàng nông, lâm thủy sản, đặc biệt là các mặt hàng thủy sản có nguồn gốc từ NTTS. Theo Tổng cục Thống kê, đến nay các tỉnh miền Trung có khoảng trên 51 khu công nghiệp với diện tích khoảng trên 18.892 ha; có 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm các tỉnh miền Trung, 4 khu đô thị loại I. Giai đoạn sắp tới sẽ khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, cùng với khu kinh tế Dung Quất đây sẽ là cơ hội để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa trong vùng. Quá trình CNH-HĐH và đô thị hóa phát triển thì nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng sẽ tăng lên cùng với yêu cầu về chất lượng cũng phải tăng theo trong đó có cả các mặt hàng thủy sản. Vì vậy nghành nuôi trồng thủy sản cũng cần phải chú trọng sản xuất theo hướng tăng về chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để gia tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Quá trình đô thị hóa tiếp tục còn diễn ra nhanh và mạnh hơn nữa từ nay cho đến năm 2020 kéo theo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nuôi trồng thủy sản phát triển trong nước phát triển trong thời gian tới.
1.2. Tác động không tích cực
Quá trình CNH-HĐH và đô thị hóa diễn ra càng nhanh và mạnh bao nhiêu sẽ kéo theo một phần diện tích nuôi trồng thủy sản phải chuyển đổi cho việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, đô thị, hệ thống cảng biển.
Bảng 43. Hiện trạng và kế hoạch sử dụng đất NTTS đến năm 2020
Đvt: Ha
Hạng mục 2010 2015 2020 TĐTBQ (%/năm)
Thừa Thiên Huế 5.848 7.159 8.000 3,2
Đà Nẵng 161 150 150 -0,7 Quảng Nam 3.550 4.456 5.070 3,6 Quảng Ngãi 1.140 2.261 3.011 10,2 Bình Định 2.731 2.700 2.670 -0,2 Phú Yên 2.596 2.538 2.500 -0,4 Khánh Hòa 5.450 3.974 3.000 -5,8 Ninh Thuận 1.832 2.230 2.500 3,2 Bình Thuận 3.006 3.186 3.295 0,9
Tổng 25.318 27.483 28.921 1,3
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)
Theo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội KVMT đến năm 2020, định hướng 2030 đối với lĩnh vực công nghiệp của vùng sẽ đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế của Vùng như: đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền, cơ khí chế tạo, dệt may, da giầy, sản xuất xi măng, chế biến thủy sản, mía đường... Hình thành các trung tâm công nghiệp lớn ở các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Từng bước tạo dựng, phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin để hỗ trợ cho các ngành Công nghiệp khác phát triển. Tập trung nguồn lực để đẩy nhanh việc phát triển công nghiệp hóa dầu thành một trong các trụ cột Công nghiệp của Vùng và cả nước. Qui mô dân số đạt khoảng 10,27 triệu dân sẽ tạo ra một sức ép vô cùng lớn đến NTTS của vùng do hệ thống nước thải sinh hoạt và các khu công nghiệp trong vùng hiện nay vẫn còn quá nhiều bất cập, tất cả đều xả thải qua hệ thống các kênh rạch, sông ngòi rồi đổ trực tiếp ra các cửa biển, trong khi đó hệ thống NTTS lại phát triển mạnh nhờ vào hệ thống cấp nước ở các cửa biển, nguy cơ NTTS bị ô nhiễm vẫn còn rất nhiều tiềm ẩn từ hệ thống các khu đô thị, công nghiệp, cảng biển của vùng trong thời gian tới.
2. Tác động của ngành nông nghiệp đến nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung
2.1. Các tác động tích cực
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, 70% dân số cả nước sống ở nông thôn, tỷ lệ này ở các tỉnh miền Trung chiếm khoảng gần 80% tổng dân số toàn vùng. Đây có thể nói là thị trường tiềm năng đối với các sản phẩm thủy sản cả nước nói chung và của vùng nói riêng. Kết quả tính toán cho thấy, nếu dân số nông thôn tăng 1% sẽ kéo theo tiêu dùng các sản phẩm thủy sản tăng tương ứng khoảng trên 15%. Mặt khác đây là một thị trường yêu cầu không cao đối với chất lượng các sản phẩm thủy sản và tập trung chủ yếu vào các sản phẩm thủy sản có giá trị thấp, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ nước ngọt.
2.2. Các tác động không tích cực
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thường phát sinh các khí CH4, H2S trong quá trình trồng trọt có sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu làm phát tán các khí thải có tính axit, kiềm rất độc hại vào môi trường. Việc sử dụng hóa chất BVTV và phân bón hóa học bất hợp lý trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm nguồn nước. Trung bình 20 - 30% thuốc BVTV và phân bón không được cây trồng tiếp nhận sẽ theo nước mưa và nước tưới do quá trình rửa trôi đi vào hệ thống các kênh rạch, sông ngòi từ đó gây ô nhiễm nguồn nước phục vụ cho NTTS.
- Theo khảo sát mới đây của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với khoảng 70% dân số ở nông thôn, mỗi năm phát sinh 0,25 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 191,81 triệu mét khối nước thải sinh hoạt và khoảng 1.106 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh, xả trực tiếp ra môi trường.
- Ngành chăn nuôi hàng năm xả khoảng 10,78 triệu tấn chất thải ra môi trường, trong đó chỉ có 30-60% (tùy địa phương) chất thải được xử lý, còn lại xả thẳng ra môi trường. Thực tế điều tra ở một số địa phương cho thấy trong 100% trang trại chăn nuôi nhưng chỉ có khoảng 10,18% cơ sở có hệ thống xử lý chất thải, còn lại đều không có
nhà xử lý chất thải chăn nuôi theo tiêu chuẩn và xả trực tiếp ra môi trường tự nhiên. Các tác nhân trên làm gia tăng ô nhiễm môi trường từ đó có thể tạo ra các bất ổn trong việc NTTS.
Biểu đồ 6. Cơ cấu sử dụng nguồn nước ở Việt Nam trong thời gian qua
(Nguồn: Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể Thủy sản Việt Nam đến 2020, 2030)
Mặt khác để phát triển NTTS cần một lượng nước lớn tuy nhiên khoảng 84% trong cơ cấu sử dụng nước lại phục vụ cho việc tưới nước trong ngành nông nghiệp. Vì vậy để phát triển NTTS bền vững cần phải đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp sao cho sử dụng nước hiệu quả đặc biệt đối với các vùng như Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận là những địa phương chịu ảnh hưởng khô hại nặng trong mùa khô.
3. Tác động của ngành dịch vụ và du lịch đến nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung
3.1. Các tác động tích cực
Các tỉnh miền Trung Việt Nam tập trung hàng loạt Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới được Tổ chức Văn hóa thế giới (UNESCO) công nhận. Chính những lợi thế vượt trội này tạo cho các tỉnh miền Trung Việt Nam có điều kiện thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư đến phát triển ngành du lịch - dịch vụ cao cấp, đặc biệt là các dự án bất động sản, chuỗi resort, biệt thự, khu du lịch nghĩ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế, khu giải trí cho người nước ngoài. Du lịch tạo ra sự phát triển kinh tế từ đó nâng cao thu nhập cho người dân vì vậy nhu cầu tiêu thụ và giá trị các mặt hàng nuôi trồng thủy sản cao hơn.
Theo ước tính bình quân mỗi một lượt khách du lịch tiêu thụ khoảng 0,25kg thủy sản thì tổng nhu cầu tiêu thụ thủy sản cho khách du lịch cũng đạt khoảng trên 9.701 tấn (khách quốc tế khoảng 3.750 tấn) và đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 14.202 tấn (khách quốc tế khoảng 5.241 tấn). Đó là chưa kể các sản phẩm thủy sản được nâng cao giá trị thông qua chế biến cũng như giảm giá thành đầu vào do không mất quá nhiều phí về di chuyển, bến bãi.
3.2. Các tác động không tích cực
Lượng nước thải từ hoạt động du lịch chiếm khoảng ¼ tổng lượng nước thải toàn vùng. Nước thải hầu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng mà được xả thải trực tiếp ra môi trường, từ đó nước thải sẽ ngấm xuống nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và đặc biệt tác động rất lớn đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.Du lịch
là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa các phương. Và theo quy hoạch thì đến năm 2020 các tỉnh miền Trung sẽ đón gần 6 triệu lượt khách quốc tế và trên 22 triệu lượt khách nội địa. Theo tính toán của các nhà khoa học trung bình lượng chất thải từ sinh hoạt của khách du lịch khoảng 0,67 kg chất thải rắn và 100 lít chất thải lỏng/khách/ngày đến năm 2020 tổng lượng chất thải từ khách du lịch ra môi trưởng vào khoảng 18,76 triệu tấn chất thải rắn và khoảng 2.800 triệu lít chất thải lỏng, còn đến năm 2030 tổng lượng chất thải từ khách du lịch ra môi trưởng vào khoảng 23,65 triệu tấn chất thải rắn và khoảng 3.500 triệu lít chất thải lỏng ra môi trường tự nhiên, tất cả các nguồn chất thải này đều được xả thải ra hệ sống các kênh rạch, sông, suối và đổ ra cửa biển làm ô nhiễm hệ thống các kênh mương, sông, suối... Đây là những nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động NTTS ở các tỉnh miền Trung.
PHẦN 4. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NTTS CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030