0
Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

NTTS theo vùng sinh thái

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 32 -36 )

I. Diễn biến tình hình nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung (2010-2014)

2. NTTS theo vùng sinh thái

2.1. Nuôi trồng thủy sản đầm phá

Trong giai đoạn 2010-2014, diện tích nuôi đầm phá ở các tỉnh miền Trung tăng với tốc độ bình quân 2,8%/năm. Tuy nhiên, diện tích nuôi đầm phá hiện nay mới chỉ chiếm 21.6% tổng diện tích đầm phá. Nuôi trồng thủy sản đầm phá tập trung ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa.

Bảng 12.Diện tích và sản lượng NTTS đầm phá các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010-2014

TT Nội dung Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014

TĐTTBQ (%/năm)

1 Diện tích ha 8.331 8.553 8.836 9.083 9.291 2,8 2 Sản lượng Tấn 13.222 13.791 14.281 14.777 15.827 4,6

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo NTTS các tỉnh miền Trung)

Do đặc trưng sinh thái của kiểu loại đầm phá có những đối tượng thủy sản thích nghi cao ở tất cả các loại hình: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá đối, cá dìa... Và cũng có những đối tượng thủy sản chỉ hiện diện ở đầm phá này mà không xuất hiện ở đầm phá khác như: cá dầy ở Cầu Hai, cá măng ở Đề Gi, cá chình mun ở Trà Ổ, tôm hùm ở Cù Mông, Thủy Triều...

Trong giai đoạn 2010-2014, hình thức và phương thức nuôi trồng thủy sản trong đầm phá có nhiều loại hình khác nhau:

- Nuôi xen ghép nhiều đối tượng

Tại đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có diện tích NTTS đầm phá lớn nhất. Mô hình nuôi xen ghép tôm, cá đối, cá kình, dìa, rong câu..., vừa thực hiện đa dạng đối tượng nuôi, đồng thời kết hợp cải thiện môi trường nước và nền đáy, từ đó giảm thiểu dịch bệnh, rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Hiện nay, hầu hết ngư dân đã và đang áp dụng phương thức nuôi xen ghép cho toàn vùng đầm phá với tổng diện tích nuôi là 4.165 ha.

Bình Định: Nuôi trồng thủy sản đầm phá tập trung ở đầm Đề Gi và đầm Thị

Nại. Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến thân thiện môi trường, nuôi kết hợp với các đối tượng hải sản khác như: cua, cá đối

mục, cá chua, cá rô phi đơn tính, cá rô phi đỏ, kết hợp với khôi phục rừng ngập mặn. Diện tích nuôi năm 2014 là 1.425 ha.

Khánh Hòa: Nuôi trồng thủy sản tập trung ở đầm Thủy triều. Hình thức nuôi

chủ yếu nuôi thả sinh thái một số đối tượng, như nuôi hải sâm, hoặc sò huyết ở Cam Hòa; trồng rong sụn ở Cam Thành Bắc và nuôi vẹm xanh, ốc hương ở Cam Phúc Bắc.

- Nuôi chuyên canh

Nhiều vùng đầm phá như đầm Cù Mông, Ô Loan (Phú Yên), Đầm Nại (Ninh Thuận) diện tích nuôi tôm đã phát triển tự phát nhanh chóng, hình thành những vùng nuôi chuyên canh tôm. Cơ cấu đối tượng nuôi trong giai đoạn này có xu hướng chuyển từ tôm sú sang tôm thẻ chân trắng. Phương thức nuôi chuyển dần từ nuôi quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh. Tuy nhiên, việc phát triển phương thức nuôi trồng thủy sản lại không đồng bộ với việc phát triển cơ sở hạ tầng dẫn tới vấn đề dịch bệnh đã và đang tác động mạnh mẽ đến khu vực này, nhiều diện tích nuôi tôm tại khu vực đầm Cù Mông, Ô Loan, Đầm Nại phải bỏ hoang hay tạm dừng không nuôi.

Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá là một trong những hướng đi góp phần ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá. Tuy nhiên, việc nuôi trồng thuỷ sản trên đầm phá cũng đặt ra nhiều vấn đề thách thức, đó là gây ngăn cản dòng chảy, gây nhiễm bẩn môi trường, giảm tính đa dạng sinh học… Chất lượng nước và môi trường đầm phá đang ngày càng diễn ra theo hướng xấu đi nếu không có sự quan tâm đúng mức. Ngoài nước thải, rác thải chưa được xử lý đúng mức thì nuôi trồng thủy sản đã và đang làm môi trường đầm phá trở nên trầm trọng hơn.

Trong những năm vừa qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện việc sắp xếp lại nò sáo trên đầm phá để trả lại mặt nước thông thoáng, lưu thông dòng chảy dễ dàng. Nhiều mô hình nuôi xen ghép, nuôi xen trồng rừng ngập mặn, xây dựng các vùng bảo vệ thủy sản trên đầm phá... được triển khai thực hiện vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo môi trường bền vững.

2.2. Nuôi tôm trên cát

Phong trào nuôi tôm trên cát các tỉnh miền Trung được bắt đầu từ những năm 2000, từ khi Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản tiến hành nghiên cứu và quảng bá mô hình nuôi tôm trên cát tại bãi biển xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Tuy vậy, việc phát triển thời kỳ đầu chậm do gặp những vướng mắc, băn khoăn về tác động tiêu cực của nuôi tôm trên cát như phá rừng, cạn kiệt nước ngầm. Sau khi áp dụng công nghệ nuôi tôm thâm canh ít thay nước, hiệu quả cao, diện tích nuôi trên vùng cát phát triển mạnh. Đến nay, nuôi tôm trên cát tại các tỉnh miền Trung đã phát triển ở nhiều nơi, đối tượng nuôi chính là tôm thẻ chân trắng.

Diện tích nuôi tôm trên cát trong giai đoạn 2010-2014 luôn tăng (từ 2.381 ha lên đến 3.018 ha). Sản lượng trong giai đoạn này tăng (từ 30.844 tấn lên đến 37.030 tấn). Năng suất nuôi tôm trên cát các tỉnh miền Trung rất cao, trung bình khoảng 13-14 tấn/ha, có nơi cho năng suất rất cao như Quảng Nam (hơn 20 tấn/ha), Quảng Ngãi (khoảng 17 tấn/ha).

Địa phương 2010 2011 2012 2013 2014 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

Thừa Thiên Huế 208 4.200 264 3.176 314 4.419 314 4.300 418 4.723 Quảng Nam 167 3.530 269 4.500 310 7.000 340 7.200 267 7.550 Quảng Ngãi 175 3.141 187 3.357 150 2.700 155 2.626 164 2.791 Bình Định 244 2.309 231 2.544 242 2.599 256 2.039 225 1.773 Phú Yên 493 1.469 493 1.626 513 1.529 547 1.865 547 2.073 Khánh Hoà 1 12 3 48 12 220 37 720 57 1.120 Ninh Thuận 345 4.600 240 3.140 453 3.700 487 4.300 487 5.500 Bình Thuận 748 11.583 872 13.825 897 10.410 833 12.742 853 11.500 Tổng 2.381 30.844 2.559 32.216 2.891 32.577 2.969 35.792 3.018 37.030 (Nguồn: Vụ NTTS, 2015)

Những tỉnh có diện tích nuôi tôm trên cát lớn: Bình Thuận (28% tổng diện nuôi tôm trên cát), Ninh Thuận (18% tổng diện nuôi tôm trên cát), Phú Yên (16% tổng diện nuôi tôm trên cát), Thừa Thiên Huế (14% tổng diện nuôi tôm trên cát).

Tỉnh Bình Thuận, vùng NTTS trên cát ven biển tập trung ở các xã Tân Thắng, xã Sơn Mỹ (huyện Hàm Tân); xã Phước Thể, xã Chí Công, xã Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong); Tỉnh Phú Yên, vùng NTTS trên cát ven biển tập trung vùng đất cát trên triều huyện Tuy Hòa, Tuy An; Tỉnh Ninh Thuận vùng NTTS trên cát ven biển tập trung tại An Hải - Ninh Phước, Phước Dinh, Cà Ná - Thuận Nam; Tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng NTTS trên cát ven biển tập trung chủ yếu tại huyện Phong Điền, một số ít diện tích tập trung tại huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền. Đây là vùng nuôi cao triều, đối tượng nuôi chủ yếu tôm thẻ chân trắng nuôi theo hình thức thâm canh và có thể nuôi được quanh năm, trừ một số thời điểm nắng nóng và có bão người nuôi chủ động không đầu tư hoặc thu hoạch để tránh thiệt hại.

Hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi tuy diện tích nuôi tôm trên cát không lớn nhưng là 02 tỉnh cho năng suất nuôi tôm trên cát lớn nhất vùng miền Trung. Tỉnh Quảng Nam, vùng nuôi tôm trên cát tập trung ở huyện Núi Thành và Thăng Bình; Tỉnh Quảng Ngãi, vùng nuôi tôm trên cát tập trung ở huyện Mộ Đức và Đức Phổ.

Trong giai đoạn 2010-2014, nuôi tôm trên cát được tiến hành theo hình thức nuôi tôm công nghiệp, chủ yếu với quy trình kỹ thuật nuôi tôm thâm canh, thả nuôi với mật độ cao. Nguồn nước nuôi là nước biển và nước ngầm được bơm từ các hệ thống giếng khoan với độ sâu tùy theo nhu cầu về độ mặn trong quá trình nuôi, đòi hỏi chi phí ban đầu cao. Trong giai đoạn này, cũng đã có nhiều công nghệ nuôi được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản trên cát cho năng suất cao. Năm 2014, nhiều công ty sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm chân trắng ở Ninh Thuận, Bình Thuận đã ứng dụng công nghệ Biofloc vào nuôi thương phẩm; điển hình có Công ty TNHH Thủy sản Hải Dương (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong) mỗi năm sản xuất, nuôi thương phẩm 3- 4 vụ, năng suất 20 tấn/ha/vụ.

Nghề nuôi tôm trên cát ở các tỉnh ven biển miền Trung giúp tận dụng tối đa diện tích đất bỏ hoang, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho dân cư ven biển, giảm áp lực khai thác hải sản ven bờ... Tuy nhiên, việc phát triển các vùng nuôi không đúng quy hoạch vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể, hạ tầng vùng nuôi chưa bảo đảm, hầu hết những hộ nuôi nhỏ lẻ, chưa có ao chứa, ao lắng. Việc đổ trực tiếp nước

thải từ ao nuôi vào các vùng cát như hiện tại nhiều nơi vẫn làm có nguy cơ làm nhiễm bệnh các nguồn nước và làm mặn hóa các vùng đất cát và các nguồn nước ngầm. Việc làm ao, đắp bờ và mở đường đi lại đều phải đào xới đất cát làm ảnh hưởng đến mức độ gắn kết, tạo điều kiện cho hiện tượng cát bay, bão cát.

2.3. Nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, eo vịnh

Trong giai đoạn 2010-2014, diện tích NTTS nước mặn tăng với tốc độ bình quân 8,1%/năm, từ 2.543 ha năm 2010 lên 3.472 ha năm 2014. Đối tượng nuôi trồng chủ yếu là tôm hùm, cá biển, ốc hương, rong biển… tập trung ở một số tỉnh như Khánh Hòa, Phú Yên và Ninh Thuận, nuôi rải rác ở các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Bình Thuận. Hình thức nuôi phổ biến là nuôi bằng lồng, bè, hiện nay đã có nhiều công nghệ nuôi lồng bè phát triển như lồng Na Uy,… Tuy nhiên, những lồng công nghệ mới đòi hỏi chi phí đầu tư lớn nên người nuôi vẫn sử dụng những lồng truyền thống là chủ yếu.

Nuôi thủy hải sản lồng bè ở các eo vịnh trong những năm gần đây cũng gặp nhiều khó khăn, một số khu vực nuôi nằm trong khu vực có hoạt động du lịch, giao thông vận tải nên không tăng thêm diện tích nuôi mà theo quy hoạch mới phải di dời ra cửa các vịnh gây khó khăn cho sản xuất như khu vực nuôi tôm hùm ở Vũng Rô - Phú Yên, khu vực nuôi lồng bè ở Cam Ranh - Khánh Hòa, khu vực ở Vĩnh Hy - Ninh Thuận…

Nuôi trồng thủy sản nước mặn chỉ mới phát triển mạnh trong mấy năm trở lại đây và đang phát triển ra những khu vực đảo như đảo Phú Quý (Bình Thuận), đảo Bình Ba (Khánh Hòa), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản như: hệ thống phao neo, rùa neo lồng bè, hệ thống phao tiêu đèn báo hiệu ranh giới khu vực nuôi và các điểm tránh trú bão cho thủy sản nuôi ở lồng bè chưa được đầu tư nên gây lúng túng cho người nuôi khi xử lý di chuyển lồng bè trong mùa mưa bão và rất dễ bị thiệt hại khi có thiên tai, lũ lụt. Nuôi hải sản do con giống chủ yếu còn phụ thuộc vào khai thác từ tự nhiên, giá giống cao và bấp bênh, thức ăn là các loại cá tạp khai thác từ biển gây ô nhiễm môi trường, giá bán thương phẩm thường không ổn định.

2.4. Nuôi trên hồ chứa

Những tỉnh có diện tích nuôi trên hồ chứa lớn: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận. Nuôi trên hồ với 2 hình thức nuôi cá mặt nước lớn và nuôi lồng bè:

- Nuôi cá hồ mặt nước lớn: Mô hình này tận dụng diện tích mặt nước của các hồ tự nhiên, hồ chứa, đập thủy lợi,… Các đối tượng thường được nuôi như cá rô phi, cá mè, cá trắm… nuôi cá chủ yếu theo phương thức quảng canh cải tiến, thả giống mật độ thưa, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có trong hồ. Hình thức này là hình thức nuôi phổ biến và phù hợp với các loại hình mặt nước hồ chứa, đập thủy lợi trên cả nước với quy trình nuôi đã được nghiên cứu và hoàn thiện, năng suất trung bình 200- 500 kg/ha mặt nước. Khó khăn của mô hình này là phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước của các hồ chứa và khó nâng cao năng suất và hiệu quả đầu tư trên một đơn vị diện tích. Loại hình này thường nuôi ở các tỉnh Quảng Ngãi và Thừa Thiên Huế.

- Nuôi cá lồng bè: Tận dụng diện tích mặt nước cá hồ chứa để tiến hành nuôi. Đối tượng nuôi chủ yếu là: cá tầm, cá bống tượng, cá chình, cá rô phi, cá diêu hồng... Nuôi một số đối tượng với hình thức bán thâm canh/thâm canh, sử dụng nguồn thức ăn

tươi sống tại chỗ, năng suất bình quân từ 500-1.000 kg/lồng bè (điển hình là khu vực hồ Biển Lạc, khu vực sông La Ngà, huyện Đức Linh, Bình Thuận, khu vực hồ chứa Sông Tranh 2, hồ Khe Tân, hồ Đakmi, hồ Vách Đá, Quảng Nam). Đặc biệt với cá tầm dùng thức ăn công nghiệp, năng suất từ 1-1,5 tấn/lồng (khu vực hồ thủy điện Đa Mi, Bình Thuận). Nuôi lồng bè các đối tượng thủy đặc sản trên hồ chứa mới phát triển trong vài năm trở lại đây, tuy nhiên hình thức nuôi này đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Đây là mô hình nuôi đòi hỏi mức đầu tư và quản lý cao nhưng cũng mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

Nuôi cá lồng trên hồ chứa có nhiều ưu điểm hơn nuôi trong ao đất, cá nuôi ít dịch bệnh, dễ chăm sóc, quản lý, thu hoạch dễ dàng và triệt để. Cá nuôi lồng sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp nên rút ngắn thời gian nuôi, cá phát triển nhanh, kích thước có độ đồng đều cao, chất lượng thịt thơm ngon đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Nuôi trồng thủy sản hồ chứa đã từng bước đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi cá nước ngọt, tuy nhiên một số địa bàn vùng sâu, vùng xa còn dựa vào hình thức nuôi quảng canh là chủ yếu. Nuôi trồng thủy sản đóng góp một phần đáng kể vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, nuôi trên hồ chứa vẫn còn một số khó khăn: Do đặc điểm ao hồ phân bố trên địa bàn hình vòng cung, độ dốc lớn hướng ra biển nên thiên tai lũ lớn thường xảy ra gây thiệt hại sản xuất. Muốn phát triển phải đầu tư lớn trong khi đó chưa có cơ chế cho các tổ chức, cá nhân đấu giá thuê mướn diện tích mặt nước do đó để người nuôi chưa yên tâm để đầu tư.

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 32 -36 )

×