Các phương án quy hoạch phát triển NTTS các tỉnh miền Trung đến năm

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 98 - 100)

II. Quy hoạch phát triển NTTS các tỉnh miền Trung đến năm 2020, định hướng

1. Các phương án quy hoạch phát triển NTTS các tỉnh miền Trung đến năm

đến năm 2030

1. Các phương án quy hoạch phát triển NTTS các tỉnh miền Trung đến năm2020, định hướng đến năm 2030 2020, định hướng đến năm 2030

1.1. Các phương án quy hoạch

a) Phương án I

- Phương án I quy hoạch phát triển NTTS các tỉnh miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 dựa trên căn cứ lợi thế về điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển KHCN. Phương án này được xây dựng với kỳ vọng tạo đột phá trong đầu tư sản xuất, huy động được các nguồn vốn đầu tư lớn đáp ứng được các điều kiện phát triển, mở rộng được tối đa diện tích tiềm năng phát triển NTTS, đồng thời có sự đột phá trong phát triển KHCN. Diện tích đưa vào NTTS đến năm 2020 đạt 50.0000 ha, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,1 %/năm (giai đoạn 2015-2020); đến năm 2030 đạt 60.000 ha, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,0 %/năm (giai đoạn 2021-2030). Sản lượng NTTS đến năm 2020 đạt 250.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,9 %/năm (giai đoạn 2015-2020); đến năm 2030 đạt 350.000 tấn, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,8 %/năm (giai đoạn 2021-2030). Thu hút và giải quyết việc làm lao động nuôi trồng thuỷ sản 100.000 người vào năm 2020 và 120.000 vào năm 2030. Giá trị xuất khẩu thủy sản đến năm 2020 đạt khoảng 1.500 triệu USD và đến năm 2030 đạt 2.000 triệu USD. Các chỉ tiêu cụ thể của phương án I như sau:

Bảng 44. Chỉ tiêu Quy hoạch phát triển NTTS các tỉnh miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Phương án I

TT Danh mục ĐVT Năm2014

Quy hoạch TĐTBQ (%/năm) Năm 2020 Năm 2030 2015-2020Giai đoạn 2021-2030Giai đoạn

1 Tổng diện tích ha 35.106 50.000 60.000 6,1 2,0

Diện tích mặn lợ ha 22.312 30.000 35.000 5,1 1,7 Diện tích ngọt ha 12.794 20.000 25.000 7,7 2,5

TT Danh mục ĐVT Năm2014

Quy hoạch TĐTBQ (%/năm) Năm 2020 Năm 2030 Giai đoạn

2015-2020

Giai đoạn 2021-2030

Nuôi mặn, lợ tấn 86.653 200.000 280.000 15,0 3,8 Nuôi nước ngọt tấn 21.905 50.000 70.000 14,7 3,8

3 Sản xuất giống 82.103 90.200 100.300 1,6 1,2

Nuôi mặn, lợ Tr. con 82.000 90.000 100.000 1,6 1,2 Nuôi nước ngọt Tr. con 103 200 300 11,7 4,6

4 Giá trị SX (Theogiá so sánh 2010) Tỷ đồng 10.908 25.000 35.000 14,8 3,8

5 Giá trị XK Tr.USD 800 1.500 2.000 11,0 3,2

6 Lao động Người 68.700 100.000 120.000 6,5 2,0

b) Phương án II

- Phương án II được xây dưng dựa trên căn cứ vào dự báo tình hình phát triển kinh tế, xã hội, công nghiệp – đô thị, du lịch, thị trường tiêu thụ, phát triển KHCN, tiềm năng, lợi thế phát triển các tỉnh miền Trung và dựa trên cơ sở tái cơ cấu ngành NTTS, thay đổi cơ cấu đối tượng nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2020 diện tích đưa vào NTTS đạt 38.380 ha, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 1,5 %/năm (giai đoạn 2015-2020); đến năm 2030 đạt 39.560 ha, tăng trưởng bình quân đạt 0,3 %/năm (giai đoạn 2021-2030). Sản lượng NTTS đến năm 2020 đạt 167.420 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,5 %/năm (giai đoạn 2015-2020); đến năm 2030 đạt 213.490 tấn, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,7 %/năm (giai đoạn 2021-2030). Thu hút và giải quyết việc làm lao động nuôi trồng thuỷ sản 80.000 người vào năm 2020 và 85.000 vào năm 2030. Giá trị xuất khẩu thủy sản đến năm 2020 đạt khoảng 1.200 triệu USD và đến năm 2030 đạt 1.490 triệu USD. Các chỉ tiêu cụ thể của phương án II như sau:

Bảng 45. Chỉ tiêu Quy hoạch phát triển NTTS các tỉnh miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Phương án II

TT Danh mục ĐVT Năm2014

Quy hoạch TĐTBQ (%/năm) Năm 2020 Năm 2030 Gia đoạn

2015-2020 Gia đoạn 2021-2030 1 Tổng diện tích ha 35.106 38.380 39.560 1,5 0,3 Diện tích mặn lợ ha 22.312 21.908 22.068 -0,3 0,1 Diện tích ngọt ha 12.794 16.472 17.492 4,3 0,7 2 Tổng sản lượng tấn 108.558 167.420 213.490 7,5 2,7 Nuôi mặn, lợ tấn 86.653 125.910 162.100 6,4 2,8 Nuôi nước ngọt tấn 21.905 41.510 51.390 11,2 2,4

3 Năng suất tấn/ha 3,09 4,36 5,40 5,9 2,4

Nuôi mặn, lợ tấn/ha 3,88 5,75 7,35 6,8 2,8 Nuôi nước ngọt tấn/ha 1,71 2,52 2,94 6,7 1,7

4 Sản xuất giống 82.103 100.400 120.600 3,4 2,1

Nuôi mặn, lợ Tr. con 82.000 100.000 120.000 3,4 2,0 Nuôi nước ngọt Tr. con 103 400 600 25,4 4,6

5 Giá trị SX (Theogiá so sánh 2010) Tỷ đồng 10.908 20.000 25.000 10,6 2,5

6 Gía trị XK Tr.USD 800 1.200 1.490 7,0 2,4

1.2. Luận chứng lựa chọn phương án quy hoạch

Để lựa chọn phương án phát triển, cần phải cân đối giữa tốc độ tăng trưởng và khả năng đáp ứng của thị trường, cũng như khả năng đầu tư của từng địa phương. Từ 2 phương án trên, nếu ta so sánh với nhau thì thấy có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng và đầu tư.

- Phương án I: Có tốc độ phát triển cao hơn phương án II, tạo ra được sản

lượng và giá trị hàng hóa lớn, góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu và giải quyết nhiều việc làm cho các vùng nông thôn, ven biển và hải đảo. Tuy nhiên, phương án này chỉ có thể đạt được khi có nguồn vốn đầu tư lớn và trong nghiên cứu KHCN phải có bước phát triển vượt bậc; điều kiện môi trường thuận lợi, rủi ro về thiên tai và tai biến môi trường thấp; thị trường tiêu thụ sản phẩm thuận lợi,...So sánh các điều kiện trên cho thấy rằng: Do nhu cầu vốn đầu tư cao nên thiếu nhiều vốn; dự báo về thị trường, môi trường ngày càng xấu đi, mức độ canh tranh thị trường nhập khẩu mặt hàng thủy sản ngày càng gay gắt giữa các nước xuất khẩu, và thực tiễn phát triển cho thấy người dân rất khó có thể huy động vốn và nguồn lực cho phát triển nuôi thâm canh với quy mô diện tích lớn và năng suất cao; bên cạnh đó do tác động của quá trình công nghiệp – du lịch và đô thị ngày càng nhanh nên việc mở rộng diện tích lớn để phát triển NTTS là rất khó khăn và khó thực hiện được, do vậy, tính khả thi của phương án này thấp.

- Phương án II: Các chỉ tiêu phát triển phương án II có tốc độ tăng trưởng trung

bình, đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư, nhu cầu lao động trong hoạt động sản xuất và với những điều kiện KHCN hiện nay. Với điều kiện cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học và công nghệ cũng như kinh nghiệm của người dân và trước dự báo về các điều kiện phát triển thủy sản trong giai đoạn tới, cho thấy các chỉ tiêu phương án II đề ra có khả năng thực hiện được. Phương án II chủ yếu duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất trong nhiều năm qua, phù hợp với điều kiện sản xuất của người dân và tình hình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, mặt nước và các đối tượng nuôi trong vùng. Diện tích nuôi thâm canh/công nghiệp sẽ được cân nhắc ở những nơi có đủ điều kiện cả về môi trường, kỹ thuật và khả năng đầu tư mở rộng diện tích tiềm năng nuôi biển và nuôi mặt nước lớn.

Với những phân tích và nhận định về hai phương án phát triển NTTS miền Trung trên, đề xuất phương án II là phương án chọn cho thời kỳ Quy hoạch phát triển NTTS các tỉnh miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w