I. Phân tích, dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản
3. Dự báo lượng cầu thủy sản các tỉnh miền Trung đến năm 2030
Theo dự báo của OECD-FAO agriclture, từ nay đến năm 2020, nhu cầu thủy sản bình quân đầu người ở Việt Nam nói chung và các tỉnh miền Trung tiếp tục tăng trung bình 1,8%/năm lên 41,4 kg/người vào năm 2020 và lên 49.5 người/năm vào năm 2030. Căn cứ Dự báo dân số Việt Nam 2009-2034 của Tổng cục Thống kê, nếu dân số các tỉnh miền Trung đạt 10,72 triệu người vào năm 2020 nhiều khả năng tổng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản của vùng sẽ đạt khoảng 444 nghìn tấn, tương ứng khi tăng dân số lên 1% sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản của vùng thủy sản tăng lên 1,3%. Dự báo đến năm đến năm 2030 dân số đạt 11,45 triệu người và ước tính lượng tiêu thụ thủy sản 567 nghìn tấn.
Đvt: nghìn tấn
Biểu đồ 5. Lượng cầu thủy sản dự báo các tỉnh miền Trung đến năm 2030
(Tính toán dựa trên nguồn số liệu của OECD-FAO)
3.1. Cân bằng cung-cầu thủy sản các tỉnh miền Trung đến năm 2030
Theo dự báo, tổng sản lượng thủy sản các tỉnh miền Trung cung cấp cho thị trường đạt khoảng 1.070 nghìn tấn năm 2020 và 1.162 năm 2030. Trong khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản của người dân trong vùng đạt khoảng 444 nghìn tấn năm 2020 và 567 nghìn tấn năm 2030. Lượng thủy sản dư thừa khoảng 626 và 595 nghìn tấn lần lượt năm 2020 và 2030. Lượng dư thừa này sẽ được vận chuyển tiêu thụ ở các tỉnh thành phố khác trên toàn quốc và một phần sản phẩm được chế biến chế biến phục vụ thị trường xuất khẩu.
Bảng 35. Dự báo cân bằng cung-cầu thị trường giai đoạn 2020-2030
Đvt: Nghìn tấn
TT Hạng mục 2020 2025 2030
1 Lượng cung dự báo 1070 1121 1162
2 Lượng cầu dự báo 444 503 567
3 Lượng dư thừa dự báo 626 618 595
(Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn số liệu của OECD-FAO và số liệu thống kê của các địa phương các tỉnh miền Trung qua các năm)
3.2. Dự báo lượng cung giống thủy sản các tỉnh miền Trung đến năm 2030
Các tỉnh miền Trung có nhiều lợi thế trong việc sản xuất các loại giống thủy sản. Trong những năm qua, vùng này đã trở thành trung tâm sản xuất giống tôm mặn lợ lớn nhất cả nước với sản lượng, năng suất cũng như hiệu quả kinh tế cao hơn so với các vùng khác. Do vậy, việc dự báo sản lượng giống sản xuất và giống ương trong thời gian tới là cần thiết để có những phương án quy hoạch phù hợp.
Tổng công suất thiết kế, tổng sản lượng sản xuất và tổng sản lượng giống ương cho thủy sản mặn/lợ và nước ngọt giai đoạn 2010-2014 có xu hướng tăng lên. Dựa trên sự thay đổi của chuỗi số liệu dựa trên hàm xu hướng, trong những năm tới tổng công suất thiết kế, tổng lượng giống sản xuất và giống ương tiếp tục tăng lên. Cụ thể hàm xu hướng dùng để dự báo chuỗi số liệu mô tả trong hình dưới đây:
Hình 1. Hàm xu thế dự báo sản xuất giống mặn/lợ (Đvt: triệu con)
Từ đó ta dự báo được tổng công suất thiết kế, tổng lượng giống sản xuất và giống ương cho thủy sản mặn/lợ và nước ngọt như bảng dưới đây. Dự báo cho thấy, đến năm 2020, tổng công suất thiết kế các cơ sở sản xuất đạt 57.815 triệu con với sản lượng giống sản xuất là 27.631 triệu con và 16.446 triệu con cho giống ương. Sản xuất giống còn tiếp tục tăng cho những năm tiếp theo, lên 45.025 triệu con giống sản xuất và 26.574 triệu con giống ương năm 2030.
Bảng 36. Dự báo sản xuất giống mặn/lợ và giống nước ngọt
Đối tượng ĐVT 2020 2025 2030
Tổng công suất thiết kế Tr.con 57.815 76.414 95.012 Tổng sản lượng sản xuất Tr.con 27.631 36.328 45.025 Tổng sản lượng giống ương Tr.con 16.446 21.510 26.574 Trong đó: Sản xuất giống mặn, lợ
Tổng công suất thiết kế Tr.con 57.536 76.071 94.606 Tổng sản lượng sản xuất Tr.con 27.485 36.145 44.806 Tổng sản lượng giống ương. Tr.con 16.421 21.484 26.547 Sản xuất giống nước ngọt
Tổng công suất thiết kế Tr.con 279,2 342,7 406,2 Tổng sản lượng sản xuất Tr.con 146,2 182,7 219,2 Tổng sản lượng giống ương Tr.con 25,4 26,4 27,4