0
Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Hiện trạng cơ sở hạ tầng vùng nuôi

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 51 -54 )

1. Hệ thống giao thông

Phần lớn các khu vực NTTS nằm gần hệ thống đường giao thông khá thuận tiện trong việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

Hệ thống giao thông của các vùng NTTS tập trung phần lớn đã được đầu tư khá hoàn chỉnh, đường đã được tráng nhựa, bằng phẳng,... Đặc biệt là vùng nuôi tôm trên cát, hệ thống giao thông được đầu tư đến tận chân đầm nuôi: vùng nuôi tôm xã Hòa Hiệp Nam, Hòa Tâm huyện Đông Hòa, Phú Yên; vùng nuôi tôm xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; vùng nuôi tôm Ninh Phú, Ninh Giang, Ninh Ích thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa; vùng nuôi tôm trên cát thuộc tỉnh Bình Định; vùng nuôi tôm trên cát huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi; vùng nuôi tôm trên cát huyện Núi Thành, Quảng Nam; vùng nuôi tôm thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế... Tuy nhiên, còn một số vùng nuôi do chưa được đầu tư nên giao thông đi lại rất khó khăn ảnh hưởng đến việc vận chuyển giống, sản phẩm sau thu hoạch làm giảm chất lượng do kéo dài thời gian vận

chuyển như: vùng nuôi tôm xã Hộ Hải, Tân Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận; vùng nuôi Ninh Phú, Ninh Hòa, Khánh Hòa; vùng nuôi Xuân Lộc, Sông Cầu, Phú Yên; vùng nuôi xã Tâm Tiến, huyện Núi Thành, Quảng Nam,...

Giao thông nội vùng của các vùng nuôi thủy sản tập trung chưa được chú trọng đầu tư, một số vùng là đường đất, mấp mô,... đi lại rất khó khăn đều này gây hưởng đến phát triển NTTS của các địa phương. Tuy nhiên, đối với vùng nuôi tôm lót bạt thì hầu như được đầu tư hệ thống giao thông nội vùng rất đầy đủ, thuận lợi cho việc vận chuyển con giống, thức ăn và sản phẩm trong quá trình xuất bán,...

2. Hệ thống điện

Điện lưới quốc gia 220 KV được phủ khắp các tỉnh thành trong vùng dự án. Tuy nhiên, điện để phục vụ cho NTTS gặp nhiều khó khăn, hiện tại mạng lưới điện trung thế và hạ thế đã được đầu tư đến khoảng 80% khu NTTS, một số vùng nuôi có điện nhưng rất yếu không đủ cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong NTTS. Biết được nhu cầu sử dụng điện phục vụ NTTS đặc biệt là nuôi tôm tại một số nuôi các doanh nghiệp đầu tư đường điện để cung cấp cho NTTS, nhưng thông thường giá điện này luôn cao hơn giá điện lưới quốc gia như vùng nuôi tôm huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.

Một số vùng nuôi không có điện người nuôi tôm đã máy quạt chạy bằng dầu thay thế điện, tuy nhiên với cách làm này chi phí cho vụ nuôi tăng cao, nhưng vẫn là biện pháp thay thế hầu hết tại các vùng nuôi hiện nay. Bên cạnh đó, một số vùng nuôi bà con đã chủ động sử dụng điện sinh hoạt để phục vụ sản xuất nên chất lượng điện áp thấp.

Hiện nay, các tỉnh nằm trong vùng dự án CRSD (Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững) như: Khánh Hòa, Phú Yên đã có kết hoạch hỗ trợ kéo điện cho các vùng nuôi thuộc hai tỉnh này, nhưng đến nay theo điều tra và phản ánh của người nuôi đến nay dự án chỉ mới đặt trụ điện đã lâu nhưng vẫn chưa có kế hoạch kéo điện để phục vụ các vùng nuôi.

3. Hệ thống thủy lợi

Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng nước lợ của các địa phương hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống thủy lợi nông nghiệp, hoặc được đầu tư riêng nhưng chưa đồng bộ. Những năm gần đây do phát triển nuôi trồng tự phát nhanh chóng vượt quá khả năng cấp thoát của hệ thống, mặt khác trong quá trình sản xuất, người nuôi tôm cải tạo, bơm hút bùn thải bừa bãi; lấn chiếm bờ kênh làm cho lòng kênh và bờ kênh bị thu hẹp đáng kể đã làm giảm tác dụng cấp thoát nước của hệ thống này. Vì vậy sau vài năm phát triển khả năng cấp nước thực tế của hệ thống kênh cấp thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu.

Bên cạnh đó, những khu vực trước kia là ruộng lúa hay ruộng muối, hoặc thậm chí là khu nhà ở nằm ngoài khu quy hoạch, người dân tự phát chuyển đổi thành ao nuôi tôm thì hầu như không đầu tư hệ thống cấp thoát nước như các ao đầm ở xã Hộ Hải – Ninh Thuận, xã Tâm Tiến – Quảng Nam,... người dân bắt ống dẫn nước từ rất xa để lấy vào ao nuôi và khi tháo nước cũng bơm xả bừa bãi ra xung quanh. Vì thế khi có một ao bị nhiễm bệnh thì khả năng lây lan ra các ao lân cận là khá lớn.

Hệ thống cấp nước và thoát nước (kênh, mương, cống, trạm bơm) tại các vùng nuôi tập trung: Hệ thống kênh cấp thoát nước không hợp lý nhỏ, cạn không đảm bảo lưu thông nước trong nội vùng và bên ngoài. Hầu hết tại các vùng NTTS tập trung tại các tỉnh miền Trung chỉ có đường cấp nước mặn mà chưa có đường cấp nước ngọt. Nguồn nước ngọt phục vụ nuôi hiện nay hầu như phụ thuộc vào kênh tưới tiêu cho

nông nghiệp nên tình trạng thiếu nước ngọt trong NTTS là điều không thể tránh khỏi và không chủ động được trong sản xuất.

Qua kết quả điều tra các hộ nuôi tôm tại các vùng nuôi cho thấy khoảng 1% các ao nuôi là có hệ thống cấp nước và thoát nước xây dựng riêng biệt, 99% cống cấp nước và thoát nước là một. Một số vùng nuôi được đầu tư xây dựng trạm bơm để cấp nước cho vùng nuôi, tuy nhiên quá trình đầu tư từ lâu và hàng năm không được duy tu, bảo trì, bảo dưỡng nên đã xuống cấp như: Vùng nuôi tôm tập trung An Hải, Ninh Thuận, vùng nuôi tôm tập trung Hải Dương, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế,…

Hệ thống xử lý nước thải, chất thải: Hầu hết các vùng nuôi không có hệ thống xử lý nước thải, chất thải; nước thải, được xả ra môi trường xung quanh dễ gây ô nhiễm vùng nuôi. Qua kết quả điều tra 801 hộ NTTS tại các địa phương cho thấy chỉ khoảng 2% là có ao xử lý nước thải. Một số vùng NTTS chỉ bố trí ao xử lý nước thải chung cho vùng nuôi nên dẫn đến tình trạng quá tải, và xuống cấp do ao dùng chung nên không được duy tu, bảo trì, bảo dưỡng như: vùng NTTS tập trung Điền Hải, Phong Hải,...

Hệ thống ao chứa, lắng và xử lý nước cấp: Tùy theo phương thức nuôi và tùy theo điều kiện đầu tư một số hộ có bố trí ao chứa, thường những ao này có diện tích nhỏ và sâu hơn ao nuôi, tuy nhiên một số vùng nuôi tận dụng ao này làm ao nuôi. Qua kết quả điều tra các hộ nuôi cho thấy chỉ 6% các hộ nuôi là có ao chứa, lắng, còn lại 94% không có ao lắng để xử lý nước cấp. Do vậy tại các vùng nuôi thường không đảm bảo tiêu chí này để được chứng nhận là vùng NTTS tập trung.

Hệ thống ao nuôi: Tùy theo phương thức nuôi, đối tượng nuôi người dân đầu tư cơ sở cho ao nuôi khác nhau. Đối với nuôi tôm lót bạt được sử dụng đảm bảo chất lượng, dễ làm vệ sinh,… Đối với nuôi ốc hương do tận dụng các ao nuôi tôm không hiệu quả chuyển sang nuôi ốc hương nên người nuôi sử dụng lưới để bao quanh ao tránh ốc hương bò ra bên ngoài. Các tỉnh miền Trung bố trí các ao nuôi có độ sâu dao động trong khoảng từ 1,2-1,5m.

Khu vực tập kết và xử lý chất thải: Các vùng nuôi trồng hiện nay chưa được bố trí khu vực tập kết và xử lý chất thải

4. Cơ sở hạ tầng một số vùng nuôi đặc thù

Nuôi biển: Do đặc thù là nuôi tại các vùng biển xa, biển hở nên vấn đề đầu tư

cơ sở hạ tầng là rất khó khăn. Đối với vùng nuôi biển tập trung hầu hết được nằm trong vùng quy hoạch, tuy nhiên hiện nay một số vùng nuôi đang bị thu hẹp do sự phát triển của du lịch như vùng nuôi biển của tỉnh Phú Yên. Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi biển tại các địa phương hầu như chưa đáp ứng, không có khu tránh trú bão cho các bè nuôi khi có bão.

Nuôi ngọt: Đối tượng nuôi chính là các loại cá truyền thống như cá rô phi, cá

điêu hồng, cá lóc, cá trắm cỏ,… chủ yếu tận dụng các hồ tự nhiên, hồ chứa nước thủy lợi, đập thuỷ điện, các vùng ruộng trũng sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi thủy sản. Quy hoạch vùng nuôi nhỏ lẻ chưa mang tính tập trung. Đường giao thông đi lại các khu nuôi cá chủ yếu là đường đất, nguồn nước cấp cho các ao nuôi chưa chủ động, còn phụ thuộc vào nguồn nước sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất giống: Ngoài một số khu vực sản xuất giống tập trung được quy

hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông và điện lưới được đầu tư và nâng cấp thuận lợi cho việc sản xuất và vận chuyển.

Khó khăn hiện nay của khu sản xuất giống thủy sản tập trung đó là do không có nguồn kinh phí để duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nên qua quá trình sử dụng khai thác đến nay một số hạng mục công trình như hệ thống thoát nước, các bể chứa nước thải,… có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng; chưa có hệ thống cấp nước ngọt phục vụ sản xuất.

Một số khu sản xuất giống tôm sú trước kia, nay chuyển sang sản xuất giống tôm TCT, nhuyển thể,… đáp ứng nhu cầu nuôi hiện nay thì hoàn toàn chưa được đầu tư, chủ yếu là kế thừa cơ sở vật chất từ hoạt động sản xuất giống tôm sú trước đây. Bên cạnh đó, một số trại, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ manh mún. Việc đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại, quy trình kỹ thuật tiên tiến còn nhiều hạn chế. Tính ổn định trong sản xuất chưa cao, chủ yếu sản xuất giống thủy sản đáp ứng cho nhu cầu thị trường các tỉnh phía Nam theo thời vụ.

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 51 -54 )

×