I. Diễn biến tình hình nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung (2010-2014)
3. Đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản đối với các đối tượng chủ lực
3.1. Tôm nước lợ
3.1.1. Tôm thẻ chân trắng
Nếu như trước đây tôm sú đóng vai trò chủ lực thì những năm gần đây tôm thẻ chân trắng đang từng bước thay thế bởi nhiều ưu thế vượt trội như năng suất nuôi cao, thời gian nuôi ngắn và có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Trong giai đoạn 2010-2014, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng trưởng bình quân 3,2%/năm. Năm 2014, phương thức nuôi tôm thẻ chân trắng chủ yếu là thâm canh (4.845,8 ha chiếm 50,1%) và bán thâm canh (4.772,1 ha chiếm 49,3%), phương thức nuôi QC&QCCT rất nhỏ (47,3 ha chiếm 0,6%). (Xem bảng 5 phần phụ lục)
Bảng 14. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: ha Năm Tỉnh 2010 2011 2012 2013 2014 (%/năm)TĐTBQ Bình Thuận 693 806 830 830 850 5,2 Ninh Thuận 770 984 1.216 1.010 1.050 8,1 Khánh Hòa 2.698 1.840 2.160 1.040 2.725 0,3 Phú Yên 1.645 2.185 1.941 2.146 2.195 7,5 Bình Định 494 552 606 694 507 0,6 Quảng Ngãi 603 618 565 560 576 -1,1 Quảng Nam 1.312 1.407 1.729 1.423 1.310 0,0
Đà Nẵng 104 25 14 15 28 -27,9 Thừa Thiên Huế 208 264 313 385 424 19,6
Tổng 8.526 8.681 9.374 8.102 9.665 3,2
(Nguồn: Tổng hợp từ các chi cục NTTS các tỉnh, 2015)
Mặc dù tôm thẻ chân trắng chỉ mới được phép nuôi từ năm 2008 nhưng tốc độ phát triển rất nhanh về quy mô, diện tích và cả sản lượng, từ 60.581 tấn năm 2010 lên 64.542,6 tấn vào năm 2014. Nguyên nhân là do thời gian nuôi ngắn, khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh và năng suất nuôi cao.
Trong những năm đầu tôm nuôi sinh trưởng nhanh, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao nên người dân tự phát đào ao ngoài vùng quy hoạch diễn ra khá phổ biến ở nhiều vùng. Hoạt động nuôi phát triển nhanh trong khi hệ thống xử lý chất thải, nước thải tại khu vực nuôi chưa hoàn thiện dẫn đến tình trạng xả thải tràn lan ra môi trường xung quanh, gây ô nhiễm môi trường và lây lan phát tán dịch bệnh rất cao. Phần lớn các ao nuôi tôm thẻ chân trắng được thiết kế để nuôi tôm sú trước đây, khi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng chưa được thiết kế lại cho phù hợp, diện tích nuôi phân bố rải rác, manh mún, chưa có ao chứa, ao xử lý. Để đảm bảo điều kiện nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả, hạn chế lây lan dịch bệnh, người nuôi bắt đầu chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, bước đầu hình thành các khu sản xuất tập trung quy mô lớn. Một số mô hình tiên tiến được các doanh nghiệp trong vùng áp dụng và bước đầu thu được kết quả khả quan như: công nghệ Biofloc, mô hình nhà ương,... Tuy nhiên, những mô hình này mới chỉ áp dụng ở những doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn.
Một số khó khăn chính hiện nay của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đó là: Vấn đề dịch bệnh trong sản xuất; ô nhiễm môi trường; cơ sở hạ tầng vùng nuôi và hệ thống thủy lợi không đồng bộ; người nuôi thiếu vốn đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình nuôi tiên tiến.
* Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh miền Trung
- Thừa Thiên Huế: Tôm thẻ chân trắng hiện nay tập trung chủ yếu ở 04 huyện:
Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc. Diện tích nuôi ngày một mở rộng, cụ thể năm 2010 là 207,6 ha, đến năm 2013 đạt 384,5 ha. Sản lượng năm 2008 là 2032,0 tấn, đến năm 2013 là 4300,9 tấn. Năng suất bình quân đạt trên 12 tấn/ha/vụ. Phong Điền là huyện trọng điểm về nuôi tôm thẻ chân trắng của tỉnh Thừa Thiên Huế, có vùng đất cát ven biển phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng theo phương thức nuôi công nghiệp.
- Đà Nẵng: Hiện nay nuôi tôm thẻ chân trắng còn ít, chỉ còn tập trung tại 02
vùng. Các vùng này đã được quy hoạch phát triển đô thị, trước mắt tiếp tục nuôi thủy sản cho đến khi triển khai quy hoạch, bao gồm: Thôn Trường Định (25,0606 ha) và phường Hòa Quý (12,8 ha).
- Quảng Nam: Sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng tăng mạnh trong giai đoạn
2010-2014 với tốc độ tăng 10%/năm (từ 7.990 tấn lên 11.680 tấn) qua đó đưa tôm thẻ chân trắng trở thành đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh với sản lượng chiếm 62% sản lượng nuôi trồng thủy sản của toàn tỉnh. Trong đó, nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt trên cát tăng bình quân 72,12%/năm. Nuôi tôm chân trắng tập trung ở Núi Thành, Thăng Bình và Tam Kỳ.
- Quảng Ngãi: Diện tích và sản lượng thu hoạch giai đoạn 2010- 2014 hầu như
không tăng và có xu hướng giảm nhẹ, (diện tích nuôi năm 2010 là 603 ha, sản lượng thu hoạch đạt 5.707 tấn năng suất trung bình đạt 9-10 tấn/ha; đến năm 2014 diện tích nuôi là 576 ha, sản lượng là 4.331 tấn, năng suất trung bình đạt 8 tấn/ha). Nguyên nhân của việc này là do nhiều diện tích nuôi tôm nuôi bị bệnh, một số diện tích phải tiến hành thu non, một số nơi bỏ hồ trống không đưa vào nuôi.
- Bình Định: Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng giai đoạn 2010- 2014 đã tăng từ
494 ha lên 506,7 ha do có sự phát triển diện tích tại vùng nuôi trên cát huyện Phù Cát, huyện Phù Mỹ và chuyển đổi diện tích từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Hoài Nhơn. Sản lượng tôm thẻ chân trắng năm 2010 đạt 5.198 tấn đến năm 2014 tăng lên 6.232,3 tấn. Về năng suất, mặc dù cùng phương thức nuôi BTC nhưng năng suất nuôi có sự khác biệt ở các vùng trong tỉnh, cụ thể: huyện Hoài Nhơn có năng suất cao nhất do tập trung nuôi tại các ao được nâng cấp, lót bạt, có điều kiện nuôi tốt hơn, thả nuôi mật độ cao hơn, quản lý môi trường, dịch bệnh tốt hơn, còn tại huyện Phù Mỹ, Phù Cát nuôi BTC tập trung vùng cao, trung triều ao đất, với điều kiện nuôi hạn chế về khả năng giữ nước, công tác cải tạo ao, quản lý môi trường, dịch bệnh và thả nuôi mật độ thấp hơn, nên năng suất thấp trên cùng một đơn vị diện tích canh tác.
- Phú Yên: Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trong giai đoạn 2010-2014 đã
tăng từ 1.645 ha lên 2.195 ha. Vùng nuôi tôm thẻ tập trung ở huyện Tuy An, huyện Đông Hòa, thị xã Sông Cầu. Những năm gần đây gặp khó khăn hơn năm trước do ảnh hưởng thời tiết không thuận lợi, nắng nóng liên tục kéo dài làm cho môi trường nước thay đổi bất thường, gây khó khăn cho việc thả giống và dịch bệnh phát sinh.
- Ninh Thuận: Tôm thẻ chân trắng được nuôi tập trung tại xã An Hải (Ninh
Phước), xã Phước Dinh (Thuận Nam) và một số xã ven đầm Nại nơi có nền đáy phù hợp. Tốc độ phát triển rất nhanh từ quy mô, diện tích và cả sản lượng, từ 7.300 tấn năm 2011 lên 8.600 tấn vào năm 2014. Nguyên nhân là do thời gian nuôi ngắn, khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao, dao động 10-20 tấn/ha, cá biệt có hộ trên 30 tấn/ha, nên trên 90% diện tích nuôi tôm của tỉnh chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Bình Thuận: Trong giai đoạn 2010-2014, tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng
của địa phương nhìn chung khá ổn định, diện tích nuôi không có sự biến động nhiều. Sản lượng tôm thương phẩm trung bình (chủ yếu là tôm thẻ chân trắng) từ 11.000- 12.000 tấn/năm .Tuy nhiên, do thời tiết thay đổi thất thường nên hiện tượng tôm chết rải rác trong ao xuất hiện ở một số khu vực. Tổng số diện tích xả bỏ năm 2014 là 5,7 ha và thu sớm để giảm thiệt hại là 34,8 ha (tôm từ 30-45 ngày tuổi).
3.1.2. Tôm sú
Trong giai đoạn 2010-2014, diện tích nuôi tôm sú các tỉnh miền Trung giảm với tốc độ giảm bình quân 13,4%/năm. Diện tích giảm do có sự chuyển đổi mạnh mẽ diện tích sang nuôi tôm thẻ chân trắng.
Bảng 15. Diện tích nuôi tôm sú các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010 – 2014
Đơn vị tính: Ha Năm Tỉnh 2010 2011 2012 2013 2014 TĐTTBQ (%/năm) Bình Thuận 55 67 67 3 3 -51,7 Ninh Thuận 140 100 189 50 40 -26,9
Năm Tỉnh 2010 2011 2012 2013 2014 TĐTTBQ(%/năm) Khánh Hòa 479 532 201 161 422 -3,1 Phú Yên 464 313 165 160 227 -16,4 Bình Định 1.789 1.671 1.283 1.154 1.425 -5,5 Quảng Ngãi 10 3 0 0 30 31,6 Quảng Nam 438 515 260 322 330 -6,8 Đà Nẵng 18 0 0 0 0 -100,0
Thừa Thiên Huế 1.404 676 563 310 224 -36,8
Tổng 4.797 3.877 2.728 2.160 2.701 -13,4
(Nguồn: Tổng hợp từ các chi cục NTTS các tỉnh, 2015)
Trong giai đoạn 2010-2014, các tỉnh miền Trung chuyển dần từ phương thức BTC sang phương thức QCCT. Năm 2010, diện tích nuôi tôm sú theo phương thức BTC chiếm 57% trong cơ cấu các phương thức nuôi tôm sú thì đến năm 2014, diện tích nuôi tôm sú BTC giảm và tỷ trọng trong cơ cấu phương thức nuôi cũng giảm còn 35%. Nguyên nhân là do phương thức nuôi BTC và TC đòi hỏi vốn đầu tư lớn, rủi ro khá cao trong khi thời gian nuôi tôm sú dài từ 5-6 tháng, tôm dễ bị bệnh và thiệt hại. Trong khi đó, nuôi QCCT không cần vốn đầu tư lớn, có thể nuôi kết hợp với nhiều đối tượng khác, giảm rủi ro và tăng hiệu quả kinh tế. (Xem bảng 7 phần phụ lục)
Việc giảm diện tích nuôi tôm sú đặc biệt là giảm diện tích các ao/đầm nuôi theo phương thức BTC và TC dẫn tới sản lượng tôm sú trong giai đoạn 2010-2014 giảm theo. Sản lượng nuôi tôm sú toàn vùng giai đoạn 2010-2014 giảm 7,3% từ 4.437 tấn xuống còn 3.276 tấn. Năng suất nuôi tôm sú toàn vùng khoảng trên dưới 1 tấn/ha/vụ. Các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng đều sụt giảm về sản lượng tôm sú. Tuy nhiên, sản lượng tôm sú của tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn tăng đều qua các năm. (Xem bảng 8 phần phụ lục)
Năm 2014, sản lượng tôm sú chủ yếu từ các tỉnh Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bình Định. Đà Nẵng là tỉnh đầu tiên phát triển nuôi tôm sú đến nay gần như không còn diện tích nuôi tôm sú.
Trong giai đoạn 2010-2014 nhiều vùng nuôi tôm sú chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng do đối tượng này dễ nuôi, có thể nuôi với mật độ cao và cho năng suất cao, hoặc nuôi xen ghép với những đối tượng khác, đồng thời giá tôm thương phẩm cũng rất tốt. Trong giai đoạn này, việc chuyển đổi diện tích nuôi chuyên tôm sú sang nuôi xen ghép nhiều đối tượng ở vùng hạ triều đầm phá bị ô nhiễm đã đem lại kết quả khả quan, mở ra hướng đi phù hợp cho NTTS một số vùng hạ triều như: vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
3.2. Tôm hùm
Tôm hùm là một loại hải đặc sản có giá trị kinh tế cao, đang được chú trọng trong NTTS. Nuôi tôm hùm tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung. Trong giai đoạn 2010-2014, nuôi tôm hùm các miền Trung tăng cả về diện tích và sản lượng. Tổng thể tích ô lồng nuôi tôm hùm tăng với tốc độ bình quân 6,7%/năm. Sản lượng tôm hùm tăng với tốc độ bình quân 1,5%/năm.
Nuôi tôm hùm tập trung nhiều nhất ở tỉnh Khánh Hòa (năm 2014: 28.455 ô lồng chiếm 53% tổng số ô lồng nuôi tôm hùm toàn vùng), Phú Yên (năm 2014: 23.627 lồng chiếm 44% tổng số ô lồng nuôi tôm hùm toàn vùng). Ngoài ra còn nuôi rải rác ở các
tỉnh Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Ngãi, mỗi địa phương vài trăm lồng nuôi.
Bảng 16. Diện tích và sản lượng nuôi tôm hùm các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010-2014
Tỉnh Nội dung Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014
Bình Thuận Tổng số ô lồng lồng 112 112 112 112 112 Tổng thể tích m3 3.024 3.024 3.024 3.024 3.024 Sản lượng tấn 2 5 5 8 1 Ninh Thuận Tổng số ô lồng lồng 557 407 574 345 283 Tổng thể tích m3 15.039 10.898 15.498 9.315 7.641 Tôm hùm tấn 16 17 56 30 20 Khánh Hòa Tổng số ô lồng lồng 21.320 19.191 23.560 18.842 28.455 Tổng thể tích m3 1.364.480 1.228.224 1.507.840 1.205.888 1.821.120 Tôm hùm tấn 1.150 985 854 900 884 Phú Yên Tổng số ô lồng lồng 17.073 29.102 24.374 22.591 23.627 Tổng thể tích m3 85.356 145.510 121.870 112.955 118.135 Tôm hùm tấn 360 510 660 622 630 Bình Định Tổng số ô lồng lồng 420 700 1.700 700 522 Tổng thể tích m3 46.200 7.700 18.700 7.570 5.746 Tôm hùm tấn 8 32 36 16 16 Quảng Ngãi Tổng số ô lồng lồng 250 500 Tổng thể tích m3 4.000 9.000 Tôm hùm tấn 3 80 Đà Nẵng Tổng số ô lồng lồng 15 15 15 15 15 Tổng thể tích m3 400 400 400 400 400 Sản lượng tấn 0 0 0 0 0 Tổng Tổng số ô lồng lồng 39.497 49.527 50.335 42.855 53.514 Tổng thể tích m3 1.514.499 1.395.756 1.667.332 1.343.152 1.965.066 Sản lượng tấn 1.536 1.549 1.611 1.579 1.631
(Nguồn: Tổng hợp từ các chi cục NTTS các tỉnh, 2015)
Đối tượng nuôi gồm 04 loài: Tôm hùm bông (Panulirus ornatus), tôm hùm xanh/đá (Panulirus homarus), tôm hùm sỏi (Panulirus stimpsoni) và tôm hùm đỏ
(Panulirus longipes) nhưng chủ yếu vẫn là loài tôm hùm bông (Panulirus ornatus) có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích cỡ lớn, màu sắc tươi sáng và có giá trị kinh tế cao, với sản lượng tôm hùm nuôi trung bình hàng năm đạt gần 1.600 tấn.
Tôm hùm được nuôi lồng với 2 dạng lồng nuôi gồm: lồng hở có kích thước lồng là 4x4 m; 3x4 m và 4x5 m; và lồng kín có kích thước 3x2x2 m hoặc 3x3x2 m, được thiết kế giống như một hình hộp chữ nhật được tạo bởi các khung sắt. Nhìn chung công nghệ nuôi tôm hùm ở Việt Nam còn ở mức thô sơ, đơn giản.
Thực tế cho thấy, nếu nuôi suôn sẻ, tôm ít dịch bệnh, giá cả ổn định, nghề nuôi tôm hùm đem lại lợi nhuận rất cao. Giá tôm hùm thời điểm cao trung bình bán 1,5-2,5 triệu đồng/kg. Với sản lượng 1.631 tấn tôm hùm trong năm 2014, giá trị tôm hùm đóng góp vào sự phát triển kinh tế cũng như đời sống của bà con ngư dân là rất cao, đem lại nguồn thu hơn 3.000 tỷ đồng mỗi năm cho những người dân nuôi tôm hùm lồng. Tuy nhiên, hiện nay người nuôi tôm hùm đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như khăn: hiếm con giống, vốn, dịch bệnh, tiêu thụ, chồng lấn với sự phát triển kinh tế của các ngành khác…
Hiện nay, trong nước chưa sản xuất được giống tôm hùm, nguồn giống phụ thuộc hoàn toàn vào đánh bắt tự nhiên. Ước tính hàng năm khai thác được từ 7-9 triệu giống, kích cỡ giống thường không đồng đều, con giống được đánh bắt bằng nhiều phương tiện khác nhau như đánh lưới mành, bẫy chà, lặn. Đặc biệt, để khai thác tôm hùm giống đã có hiện tượng sử dụng hình thức cấm như dùng thuốc gây mê… tác động xấu đến môi trường sinh thái và khi đưa vào nuôi thường dẫn đến hậu quả là tôm thường chết nhiều vào giai đoạn đầu thả nuôi, tỷ lệ sống thấp và tôm chậm lớn.
Giá tôm hùm giống có sự biến động lớn, tôm hùm bông có giá cao nhất từ 150- 350 nghìn đồng/con, có lúc đến 450 nghìn đồng/con, giá thấp hơn là tôm hùm xanh, thấp nhất là tôm hùm tre và tôm hùm sỏi. Năm 2014, do khan hiếm, mỗi con tôm hùm con (loại tôm trắng) có giá tới 400-450 nghìn đồng.
Hiện nay, Phú Yên có số lượng lồng ương tôm hùm giống nhiều nhất với 21.092 lồng. Tỉnh Bình Định có vịnh Quy Nhơn phù hợp với ương giống tôm hùm. Người dân thường chỉ ương tôm hùm trong thời gian không bị ảnh hưởng của sóng gió, sau đó đem bán giống cho các cơ sở nuôi tôm hùm thương phẩm.
Khu vực duyên hải miền trung chưa có quy hoạch chi tiết vùng nuôi tôm hùm; nhiều điểm nuôi nằm trong quy hoạch phát triển du lịch, công nghiệp, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nghề này. Tại tỉnh Phú Yên, khu vực Vũng Rô, huyện Đông Hòa không nằm trong quy hoạch NTTS, nhưng trong một thời gian dài, người dân tự phát, đổ xô nuôi tôm, với mật độ dày đặc, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, đến nay chính quyền địa phương buộc phải giải tỏa. Tại tỉnh Ninh Thuận, hiện tại có hai khu vực nuôi tôm hùm lồng rất thuận lợi là vịnh Vĩnh Hy và vịnh Phan Rang, nhưng cả hai nơi này đều nằm trong quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh. Tại Khánh Hòa,