Phân tích khả năng cạnh tranh một số sản phẩm chủ lực xuất khẩu của các

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 82 - 86)

I. Phân tích, dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản

4.Phân tích khả năng cạnh tranh một số sản phẩm chủ lực xuất khẩu của các

tỉnh miền Trung

4.1. Điều kiện tự nhiên tạo nên lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của vùng

Các tỉnh miền Trung có địa hình gồm các dạng đồi núi, đồng bằng tương đối bằng phẳng và dải ven biển. Đặc trưng của dải ven biển là sự xen kẽ giữa những đoạn bờ biển hình thoải gồm những bãi cát bằng phẳng có đường bờ thẳng tắp với có độ cao trung bình 10 - 20 m với những đụn cát cao tới 40 - 50 m trải dài mênh mông dọc bờ biển. Những đoạn bờ biển có núi ăn ra, đường bờ lồi lõm với những mũi đất, bán đảo, đầm phá, vụng vịnh như đầm Cù Mông (Bình Định - Phú Yên), vịnh Xuân Đài, Vũng Rô (Phú Yên), vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa), vịnh Vĩnh Hy, vịnh Phan Rang (Ninh Thuận)…có dòng chảy do thủy triều, có độ sâu, chất đáy và các yếu tố thủy lý, thủy hóa rất thuận lợi cho phát triển nuôi tôm hùm. Đây là đối tượng nuôi có khả năng xuất khẩu, được thị trường thế giới ưa chuộng và có giá trị kinh tế cao. Ở Việt Nam, tôm hùm phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận nhưng phân bố nhiều ở các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Trong các loại giống tôm hùm thì loài tôm hùm bông (hùm sao) tên khoa học là Panulirus ornatus có kích thước lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh và có thể nuôi được mật độ cao, đã và đang được nuôi nhiều ở các tỉnh miền Trung. Hiện cả nước có khoảng 43.000 lồng nuôi, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định, sản lượng hàng năm đạt từ 1.500 - 2.000 tấn. Giống tôm hùm hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác tự nhiên mà chủ yếu là khai thác tại các vùng biển thuộc các tỉnh miền Trung, vì vậy vùng có lợi thế tuyệt đối so với các vùng khác trong nước về sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm hùm. Tuy nhiên cũng do chúng ta chưa sản xuất được giống trong môi trường nhân tạo mà hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên mặc dù mỗi năm, cả nước khai thác được từ 7,5 - 9 triệu con tôm hùm giống ngoài tự nhiên nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu người nuôi. Giá tôm hùm giống rất cao (có thời điểm giá giống lên đến 350 - 400 nghìn đồng/con) và phải nhập tôm hùm giống từ các nước trong khu vực làm ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của tôm hùm Việt Nam trên thị trường thế giới.

Khí hậu miền Trung là khí hậu nhiệt đới gió mùa từ Bắc vào Nam chuyển dần từ nóng ẩm sang nóng khô và rất khô. Nhờ đèo Hải Vân đã hạn chế ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Với khí hậu này rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là loài thủy sản ưa nóng như tôm. Tài nguyên nước vùng này khá phong phú nhưng sự phân hóa mùa mưa và mùa khô rất sâu sắc. Mùa mưa chỉ kéo dài 3 - 4 tháng nhưng lượng nước tập trung từ 75-80%. Do ít ảnh hưởng của nước ngọt trong mùa khô nên nước biển vùng ven bờ suốt các tỉnh miền Trung thường có độ trong, độ mặn cao, độ pH thích hợp và các yếu tố này tương đối ổn định, Nhiệt độ vùng tương đối cao và ổn định rất thuận lợi cho sản xuất giống tôm mặn lợ; Bên cạnh đó, đây là vùng có trữ lượng tôm bố mẹ cũng như lượng tôm bố mẹ khai thác được hàng năm lớn nhất nước ta hiện nay. Chất lượng tôm bố mẹ ở đây cũng cao hơn so với cả nước và khu vực. Với những lợi thế cơ bản như vậy, trong những năm qua, vùng này đã trở thành trung tâm sản xuất giống tôm mặn lợ lớn nhất cả nước với sản lượng, năng suất cũng như hiệu quả kinh tế cao hơn so với các vùng khác.

4.2. Khả năng cạnh tranh về giá

4.2.1. Khả năng cạnh tranh chung tôm nước lợ

Kết quả phân tích cho thấy, nhìn chung giai đoạn 2010-2012 năng lực cạnh tranh về giá tôm của Việt Nam tốt hơn so với Thái Lan, Malaysia, Indonexia vì có hệ số cạnh tranh về giá nhỏ hơn 1, và chỉ thua duy nhất so với sản phẩm tôm xuất khẩu của Ấn Độ vì chúng ta có hệ số cạnh tranh về giá lớn hơn 1 so với sản phẩm tôm xuất khẩu của Ấn Độ. Tuy nhiên đến giai đoạn 2013-2014 năng lực cạnh tranh về giá tôm xuất khẩu bình quân lại có xu hướng không tốt, hệ số cạnh tranh về giá tôm xuất khẩu của Việt Nam đều lớn hơn 1 so với một số nước, chúng ta chỉ có năng lực cạnh tranh tốt hơn duy nhất ở kích cỡ tôm 16-20 con/kg so với Thái Lan.

Bảng 37. Năng lực cạnh tranh về giá tôm xuất khẩu của Việt Nam

Đvt: USD/kg

Năm Cỡ tôm

Việt

Nam Thái Lan Indonexia Ấn Độ Năng lực cạnh tranh về giá

1 2 4 5 ½ 1/3 1/4 1/5 2014 21-25 7,65 7,50 7,60 6,20 1,02 1,06 1,01 1,23 16-20 8,80 8,95 8,75 7,20 0,98 1,00 1,01 1,22 2013 21-25 7,50 7,35 7,45 6,05 1,02 1,06 1,01 1,24 16-20 8,65 8,80 8,80 7,05 0,98 0,99 0,98 1,23 2012 21-2516-20 7,258,00 7,608,79 7,508,80 7,00 0,957,20 0,91 0,990,92 0,910,97 1,041,11 2011 21-2516-20 7,108,15 7,458,64 7,358,65 6,85 0,957,05 0,94 0,980,95 0,940,97 1,041,16 2010 21-2516-20 6,958,00 7,308,49 7,208,50 6,70 0,957,10 0,94 0,980,95 0,940,97 1,041,13

(Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn số liệu thống kê của FAO năm qua các năm) 4.2.2. Khả năng cạnh tranh của tôm thẻ chân trắng.

Hệ số năng lực cạnh tranh về giá được tính bằng giá tôm chân trắng xuất khẩu của Việt Nam chia cho giá tôm chân trắng xuất khẩu của các nước. Nếu kết quả nhỏ hơn 1 sản phẩm tôm chân trắng của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn và ngược lại không có lợi thế cạnh tranh. Cụ thể, hệ số năng lực cạnh tranh mặt hàng tôm chân trắng của Việt Nam so với các quốc gia khác luôn lớn hơn 1 đồng nghĩa với sản phẩm

tôm chân trắng của Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại của các nước (sản phẩm tôm chân trắng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay hoàn toàn không có lợi thế cạnh tranh, vì giá thành sản xuất và giá bán của chúng ta luôn cao hơn các nước trong khu vực và trên thế giới từ 0,7-1,8 USD, tùy thuộc vào từng loại kích cỡ tôm và tùy thuộc vào từng thị trường). Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do chúng ta chưa chủ động sản xuất và cung cấp được thức ăn phục vụ người nuôimà chủ yếu đang phụ thuộc các công ty liên doanh hoặc có 100% vốn đầu tư nước ngoài sản xuất tại Việt Nam, điển hình gồm CP (Thái Lan), Cargill (Mỹ), Grobest, Uni- President (Ðài Loan), TomBoy, nguyên liệu cho chế biến thức ăn tôm phần lớn được nhập khẩu tuy nhiên chất lượng thức ăn chưa được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến thời gian nuôi kéo dài, ảnh hưởng đến năng suất hiệu quả cùa người nuôi. Mặt khác, thức ăn cho nuôi tôm chủ yếu thông qua hệ thống đại lý phân phối kinh doanh để cung ứng đến ao nuôi nên chi phí trung gian tăng cao (phần lớn diện tích nuôi tôm có quy mô nhỏ, phân tán rộng trên các tỉnh ven biển, năng suất, sản lượng tôm trên một đơn vị diện tích nhỏ) vì vậy người nuôi không chủ động quản lý được chi phí đầu vào, đây là yếu tố cơ bản làm gia tăng giá thành sản phẩm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bên canh đó, tôm thẻ chân trắng Việt Nam đang gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước trên thế giới như sự cạnh tranh về nguồn cung cũng như giá thành sản phẩm từ các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ Bangladesh. Sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm từ các nước phát triển khác như Hoa Kỳ, Canada. Vì vậy, trong thời gian tới khả năng cạnh tranh tôm chân trắng trên thị trường thế giới không mấy khả quan nên cần cân nhắc quy hoạch phát triển mở rộng nuôi đối tượng này...

Bảng 38. Hệ số năng lực cạnh tranh về giá tôm chân trắng xuất khẩu của Việt Nam so với một số nước năm 2014

TT Năng lực canh tranh Kích cỡ tôm thẻ chân trắng

30 con/kg 40 con/kg 50 con/kg 60 con/kg

1 Vietnam/Bangladesh 1,10 1,12 1,23 1,23

2 Vietnam/India 1,11 1,13 1,16 1,17

3 Vietnam/Indonesia 1,09 1,33 1,31 1,29 4 Vietnam/Thailand 1,09 1,38 1,31 1,30

5 Vietnam/China 1,08 1,38 1,33 1,27

(Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn số liệu thống kê của FAO năm 2014) 4.2.3. Khả năng cạnh tranh của tôm sú

Hệ sô năng lực cạnh tranh về giá được tính bằng giá tôm sú xuất khẩu của Việt Nam chia cho giá tôm sú xuất khẩu của các nước. Nếu kết quả nhỏ hơn 1 sản phẩm tôm sú của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn và ngược lại không có lợi thế cạnh tranh. Cụ thể, ở tất cả các loại kích cỡ tôm sú bán ở thị trường Mỹ chúng ta đều có hệ số cạnh tranh nhỏ hơn 1 (chi tiết xem bảng 12 bên dưới) điều này chứng tỏ sản phẩm tôm sú của Việt Nam có lợi thế so sánh hơn các nước khác, điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình sản xuất tôm sú của Việt Namvà thế giới, theo đó do dịch bệnh đốm trắng cũng như điều kiện tự nhiên không cho phép. hầu hết các nước trên thế giới không sản xuất tôm sú mà chủ yếu sản xuất tôm thẻ chân trắng, trong khi đó Việt Nam vẫn duy trì phát triển nuôi đối tượng này vì vậy sản phẩm tôm sú không gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước khác như tôm thẻ chân trắng trên thị trường thế giới. Đây là lợi thế mà chúng ta cần phải tận dụng và phát huy để duy trì phát triển đối

tượng này giảnhnh lại lợi thế cạnh tranh xuất khẩu tôm trên trường quốc tế trong thời gian tới.

Bảng 39. Hệ số năng lực cạnh tranh về giá tôm sú xuất khẩu của Việt Nam so với một số nước năm 2014

TT Năng lực canh tranh Kích cỡ tôm sú

30 con/kg 40 con/kg 50 con/kg 60 con/kg

1 Vietnam/Bangladesh 0,99 0,98 0,96 0,85

2 Vietnam/India 0,98 0,95 0,91 0,82 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Vietnam/Indonesia 0,98 0,93 0,93 0,82 4 Vietnam/Thailand 0,94 0,90 0,87 0,77

(Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn số liệu thống kê của FAO năm 2014) 4.2.4. Khả năng cạnh tranh của tôm hùm

Chỉ số cạnh tranh về giá xuất khẩu tôm hùm được tính bằng cách lấy giá tôm hùm xuất khẩu bình quân của Việt Nam chia cho giá xuất khẩu bình quân sản phẩm tôm hùm của các nước. Nếu kết quả lớn hơn 1 sản phẩm tôm hùn xuất khẩu của Việt Nam sẽ không có lơi thế cạnh tranh về giá và ngược lại có lợi thế cạnh tranh về giá. Tuy nhiên kết quả tính toán cho thấy, so với giá bình quân sản phẩm tôm hùm xuất khẩu của các nước Việt Nam luôn có chỉ số cạnh tranh lớn hơn 1 đồng nghĩa là sản phẩm tôm hùm của Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh về giá so với sản phẩm tôm hùm của các nước trong xuất khẩu. Nguyên nhân là do chúng ta chưa sản xuất được giống trong môi trường nhân tạo mà hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên mặc dù mỗi năm, cả nước khai thác được từ 7,5 - 9 triệu con tôm hùm giống ngoài tự nhiên nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu người nuôi. Giá tôm hùm giống rất cao và phải nhập tôm hùm giống từ các nước trong khu vực làm gia tăng giá thành sản xuất, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của tôm hùm Việt Nam trên thị trường thế giới. Đây là vấn đề cần lưu ý đối với vấn để phát triển nuôi tôm hùm ở miền Trung trong thời gian, nếu không có những nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ nhằm sản xuất nhân tạo giống tôm hùm cũng như những giải pháp về khoa học và công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất thì chúng ta khó có thể xâm nhập thị trường tôm hùm toàn cầu.

Bảng 40. Khả năng cạnh tranh về giá tôm hùm xuất khẩu của Việt Nam so với một số quốc gia trên thế giới và trong khu vực giai đoạn 2001-2011 TT Quốc gia

Hệ số năng lực cạnh tranh về giá xuất khẩu tôm hùm 2001 2002 2003 2004 200 5 200 6 2007 2008 2009 2010 2011 1 Vietnam/Indonesia 7,01 5,28 4,40 4,93 5,58 4,21 4,45 8,03 7,50 6,88 5,23 2 Vietnam/China 23,75 11,99 19,92 10,25 6,22 9,87 11,11 22,60 14,77 13,20 12,59 3 Vietnam/Cuba 2,81 2,04 2,69 2,07 2,12 2,59 2,02 2,73 4,37 3,11 3,16 4 Vietnam/India 1,49 1,73 2,26 3,33 2,73 1,81 1,68 1,77 4,74 1,65 1,61 5 Vietnam/Thailand 1,49 1,33 1,39 2,27 1,66 2,08 2,57 3,11 3,87 2,63 4,31 6 Vietnam/Canada 1,16 1,07 1,03 1,16 1,05 0,91 0,96 1,22 1,83 1,19 1,31

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 82 - 86)