Những nội dung cơ bản của việc tích hợp Văn học và Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn

Một phần của tài liệu Tích hợp văn và tiếng việt trong dạy học môn ngữ văn 6 trung học cơ sở luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 56 - 60)

- Hoạt động tư duy.

2.2.2. Những nội dung cơ bản của việc tích hợp Văn học và Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn

2.2.2.1. Sử dụng Văn học phục vụ cho việc học Tiếng Việt

Trong giờ học Tiếng Việt chúng ta chỉ mới đi vào phân tích các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ như những đơn vị cụ thể, những câu thơ, câu văn khi tác rời chỉnh thể tác phẩm thì không thể thấy hết được giá trị và vai trò to lớn các biện pháp nghệ thuật trong chỉnh thể tác phẩm. Nhưng vì thế mà việc dạy học tiếng Việt trong giờ văn giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá giá trị nghệ thuật đó, để tìm ra ý nghĩa tác dụng của chúng với giá trị của tác phẩm.

Khi dạy một văn bản văn học, bên cạnh việc huy động các kiến thức và kỹ năng văn học, thì chúng ta còn đi cần phải hướng dẫn. Khai thác tối đa các yếu tố ngôn ngữ. Trong quá trình phân tích tác phẩm văn học. Chúng ta cần yêu cầu học sinh đọc kĩ văn bản và phần chú thích để nắm được nghĩa của từ và ngữ cảnh qua đó giúp học sinh có ý thức, kỹ năng sử dụng từ đúng nghĩa trong một ngữ cảnh, tránh được về cách dùng từ.

Ví dụ: Dạng văn bản “Sơn tinh, Thủy tinh” [bài 3, Ngữ văn lớp 6, tập 1]. Là một văn bản giải thích về hiện tượng thiên nhiên và thể hiện sức mạnh, ước mơ của người Việt, ca ngợi công lao dựng nước, giữ nước của các Vua Hùng. Do vậy giáo viên cần chú ý cho học sinh tìm hiểu về nghĩa của từ để giúp học sinh hiểu thế nào là nghĩa của từ và giúp cho học sinh nắm được một số cách giải thích nghĩa của từ. Vì thế mà việc dạy học tiếng Việt trong giờ dạy học văn sẽ giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng phát

hiện, đánh giá giá trị nghệ thuật đó, để tìm ra ý nghĩa tác dụng của chúng về giá trị của tác phẩm.

Sữ dụng tri thức văn học phục vụ cho việc dạy tiếng Việt có nghĩa là những tri thức, ngữ liệu của giờ đọc - hiểu là cơ sở nền tảng phục vụ cho giờ dạy - học tiếng Việt. Ngữ liệu trong tiết dạy tiếng Việt được khai thác từ văn bản văn học.

Ví dụ: ở văn bản “con Rồng cháu Tiển” thì người ta dùng ngữ liệu trong văn bản đó để dạy bài từ và cấu tạo của từ tiếng Việt.

Văn bản “con Rồng cháu Tiên” có nhiều kiểu cấu tạo từ như từ đơn, từ phức (từ ghép, tù lấy) có thể làm ví dụ cho tiết tiếng Việt, giáo viên cần kết hợp để phân tích từ ngữ nghệ thuật với việc hiểu các kiểu từ đó. Ví dụ từ đơn thì có từ: nước, ta, chăn, nghề… Từ ghép có từ chăn nuôi, bánh chưng, bánh giày; từ lấy có từ trồng trọt.

Trong tiết dạy tiếng Việt ngữ liệu được khai thác trong văn học để khai thác tìm hiểu khái niệm về tiếng Việt. Ở phần luyện tập lại tiếp tục sử dụng ngữ liệu từ các văn bản đọc thêm.

2.2.2.2. Sử dụng tri thức, kỹ năng Tiếng Việt phục vụ dạy học các tri thức, kỹ năng Văn học

Điểm sáng nghệ thuật trong mỗi tác phẩm chính là việc sử dụng thành công các biện pháp tu từ nghệ thuật.

Để khám phá được giá trị nghệ thuật tư tưởng và tác phẩm văn học, chúng ta phải khai thác từng nghĩa, bóc từng nghĩa ẩn chứa sau câu chữ chứa đựng tư tưởng nghệ thuật và phong cách của nhà văn, nhà thơ.

Việc tìm hiểu, phân tích, giảng giải một tác phẩm văn chương thì cần nhiều kiến thức và kỹ năng học được ở môn tiếng Việt như ngữ âm, ngữ liệu, từ ngữ, các loại câu, các biện pháp tu từ, các quy tắc hội thoại, những cách nói hàm ẩn, hàm ngôn….Là cơ sở quan trọng để giải mã những nội dung tiềm ẩn sâu sắc trong tác phẩm văn chương. Để hiểu một tác phẩm văn chương nó rất cần những tri thức ngôn ngữ này. Cẳng hạn khi đi vào phân tích một bài thơ, bài văn thì điều đàu tiên thì chúng ta phải đi sâu vào việc phân tích các biện pháp nghệ thuật. Rồi mới đến nội dung; nghĩa là phân tích ý nghĩa, tác dụng của biện pháp nghệ thuật để làm sáng rõ được ý nghĩa, tư tưởng của bài văn, bài thơ đó.

Ví dụ: Khi phân tích bài thơ “Lượm” [Bài 24, Ngữ văn 6, tập 2]. Là một bài thơ thể hiện hình ảnh chú bé liên lạc, Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương đất nước và trong lòng mọi người. Để hiểu được nội dung, tư tưởng của bài thơ này thì người giáo viên phân tích các giá trị nghệ thuật đã được sử dụng trong bài thơ để nhằm bộc lộ được ý nghĩa tư tương bài thơ để chứng minh cho sự hồn nhiên, vui tươi, đáng yêu của hình ảnh Lượm trong trang phục của anh bộ đội kháng chiến ở khổ thơ thứ 5. Thì chúng ta phải phân tích các yếu tố nghệ thuật như từ lấy: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh; các ần cách: choắt - thoắt, xinh - nghênh, vang - vàng, à - nhà, mí – chí, quân – dân và nhịp điệu ngắn, nhanh thường là nhịp hai của câu thơ bốn tiếng đã phối hợp làm nổi bật lên những nét đáng yêu của Lượm.

Trong giờ dạy Tiếng Việt khi cung cấp kiến thức về một đơn vị ngôn ngữ nào đó, thì người giáo viên, phải hướng dẫn cho học sinh liên hệ với tác phẩm văn học đã và đang học, đặt đơn vị, yếu tố tiếng Việt đó trong một văn cảnh cụ thể của tác phẩm để cho học sinh hiểu sâu sắc và cơ sở khoa học về tác phẩm văn chương. Chẳng hạn, dạy so sánh cần gắn với văn bản chung của bài 21 (vượt thác) giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn hình ảnh so sánh được tác giả so sánh sử dụng trong văn bản. Hình ảnh này khi được những hình thức nghệ thuật biểu hiện nội dung, mà nó còn góp phần vào khám phá chủ đề tư tưởng, cắt nghĩa được hình tượng thơ văn, giải mã tác phẩm văn chương mà học sinh còn thấy được sự độc đáo của các hình thức nghệ thuật cần được hiểu đúng, thấy được nét độc đáo trong phong cách tác giả, tài năng, sức sáng tạo của nhà văn nhà thơ. Đặc biệt thông qua các hình ảnh nghệ thuật này mà học sinh có thể cảm nhận được thái độ tình cảm của tác giả đối với hiện thực được phản ánh trong tác phẩm.

Các kiến thức, kỹ năng được cung cấp trong giờ Tiếng Việt nhằm hình thành các kỹ năng nghe, đọc, nói viết. Hiểu được kỹ năng của tiếp năng chính là hình thành cho các em năng lực phân tích, bình giảng và cảm thụ văn học chủ động sáng tạo.

2.2.2.3. Phối hợp thực hiện đồng bộ hai phương diện

Dựa trên tinh thần tích hợp và yêu cầu mới của chương trinh việc tích hợp Văn học và Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 6 đã có sự lựa

chọn các tác phẩm văn học nhằm khai thác các văn bản chung để cung cấp tri thức tiếng Việt, đồng thời giúp học sinh hiểu sâu sắc thêm văn bản cuả tiết học văn. Do vậy, việc đọc – hiểu văn bản không chỉ dừng lại ở sự chiếm lĩnh tác phẩm văn học ở bề nổi mà còn phải đi sâu vào khám phá và cắt nghĩa tác phẩm qua đặc trưng của yếu tố nghệ thật ngôn từ, đặc điểm thể loại và qua phong cách sáng tạo độc đáo của văn học.

Sự phối hợp giữa 2 phân môn này nó mang lại cho học sinh sức cảm thụ, hiểu biết sâu rộng về cái hay, cái đẹp và ý nghĩa của văn bản. Biết tóm tắt, phân chia đoạn, chỉ ra được mối quan hệ giữa các đoạn, chỉ ra được các biện pháp tu từ, cắt nghĩa được những giá trị nghệ thuật độc thoại trong văn bản. Nhận diện được các phương thức biểu đạt đặc trưng thể loại văn bản.

Như vậy, môn Tiếng Việt và môn Văn học nó có nghệ thuật khăng khít với nhau. Dạy tiếng Việt nó gắn bó chặt chặt và hỗ trợ tích cực cho việc nói và viết đối với môn Văn của học sinh. Những tri thức về từ vựng nó giúp học sinh cảm thụ lý giải và bình giảng đúng đắn, tế nhị, sâu sắc về giá trị nghệ thuật văn học trong lĩnh vự từ ngữ.

Ngược lại, từ cách sử dụng từ đạt hiệu quả nghệ thuật học tập được trong các tác phẩm văn học, học sinh sẽ vận dụng chúng khi nói và viết các văn bản. Đây chính là phương pháp phối hợp văn học với tiếng Việt nhằm nâng cao trình độ về từ vựng của học sinh và giúp học sinh cảm thụ văn học cách sâu sắc nhất.

2.2.2.4. Sử dụng tri thức, kỹ năng Tiếng Việt và tri thức, kỹ năng Văn học phục vụ dạy học tri thức Tập Làm văn

Ở phân môn Tập làm văn, với đặc trưng là một môn học thực hành tổng hợp về văn học và tiếng Việt, nên trong giờ tập làm Văn chúng ta cần sử dụng kiến thức, kỹ năng của phân môn Văn và Tiếng Việt để phục vụ cho việc dạy học tri thức tập làm văn.

Nội dung văn học trong văn không chỉ được học trong tiết văn mà nó còn được khai thác ngữ liệu để sử dụng dạy trong tiết tập làm văn khi dạy làm văn chúng ta đều sử dụng mẫu từ văn bản, đó là mẫu lý tưởng nhất, có nhiều dữ kiện đáp ứng tốt cho việc hình thành lý thuyết về kiểu bài tả cảnh tả người và tả sáng tạo. Khi học sinh nắm được cái hay từ mẫu, tất nhiên học sinh phải nắm được thực thể cần rút ra từ mẫu đó để có thể mô phỏng và học tập theo mẫu một cách sáng tạo việc giáo viên luyện cho học sinh

tạo lập mẫu thì tình huống giao tiếp là điều chúng ta cần qua tâm. Nếu tình huống mà không rõ ràng thể hiện thì hành động tạo lập thực sự đi chệch hướng, mất hết ý nghĩa.

Trong giờ luyện nói, chúng ta cũng cần hướng các phát ngôn của học si nh vào ngữ cảnh giao tiếp. Vì chỉ hết trong tình huống có nghĩa thì bài học, mới phát huy được giá trị.

Các tri thức và kỹ năng tiết học được trang bị cho học sinh, là nhằm phục vụ các năng lực giao tiếp nghe, nói, viết và đọc đúng với các kiểu văn bản cần phải có kỹ năng tiếng Việt thành thạo, lập văn bản một cách sáng tạo, phù hợp với việc dạy về cấu tạo, các kiểu loại hay tác dụng của kiểu phép tu từ nó hướng tới đến việc tạo lập văn bản. Ngoài ra giáo viên khi trình bày các thủ thuật quan sát, lựa chọn hình ảnh và sử dụng hình ảnh để diễn đạt giúp cho học sinh có thêm điều kiện hình thành kĩ năng tạo lập kiểu bài văn bản miêu tả.

Đối với việc dạy học thực hành tập làm văn, muốn thực hiện một bài văn miêu tả hay thì, việc dạy học sinh biết sử dụng các biện pháp tu từ trên cơ sở quan sát, liên tưởng tưởng tượng, lựa chọn hình ảnh là rất cần thiết và giá trị. Vì vậy, đổi với tiết dạy học tập làm văn các thao tác về phân tích và tạo lập các biện pháp tu từ tiếng Việt được thực hiện để nâng cao năng lực sử dụng các biện pháp tu từ vào làm văn.

Dựa vào các kiến thức, kỹ năng học sinh đã học ở tiết văn và tiếng Việt, chúng ta cho học sinh lần lượt giải quyết các bài tập để nhằm rút ra những bài học và kinh nghiệm thực tiễn về kỹ năng tập làm văn.

Một phần của tài liệu Tích hợp văn và tiếng việt trong dạy học môn ngữ văn 6 trung học cơ sở luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 56 - 60)