Những điều kiện thuận lợi cho việc dạy học tích hợp môn Ngữ văn

Một phần của tài liệu Tích hợp văn và tiếng việt trong dạy học môn ngữ văn 6 trung học cơ sở luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 36 - 40)

Ngữ văn 6

+ Điều kiện thuận lợi từ sách giáo khoa

Những thuận lợi cơ bản trong việc dạy học theo hướng tích hợp môn Ngữ văn 6 THCS sau đây:

- Thứ nhất là từ bộ sách giáo khoa THCS được biên soạn theo chương trình THCS “bên cạnh những cải tiến chung của bộ chương trình như giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống, nét cải tiến nổi bật nhất của chương trình và SGK Ngữ văn là hướng tích hợp biểu hiện rõ nhất của hướng đó là việc sáp nhập ba phần lâu nay vẫn được thường được gọi là ba phân môn (Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn) vào chỉnh thể là Ngữ văn và do đó, từ chỗ có ba bộ sách Văn học, Tiếng việt, Tập làm văn, nay chỉ còn một cuốn duy nhất là môn Ngữ văn. Việc thay đổi cấu tạo và tên gọi môn học ảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc SGK, tổ chức bài học cũng như nhiều mặt của nội dung và phương pháp học tập, giảng dạy. Mỗi bài học, đơn vị của SGK nói chung đều gồm đủ cả ba phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Mục tiêu kết quả cần đạt ở mục tiêu mà học sinh cần đạt ở mỗi bài, nói chung cũng gồm đủ ba phần ứng với ba phân môn. Trừ phần văn bản và chú thích dùng chung cho cả ba phần, các mục còn lại đều thống nhất sắp xếp theo trình tự Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Các văn bản được bố trí theo hệ thống thể loại và phân rõ theo tiến trình văn học sử. Tuy phần chú

thích, các yếu tố Hán Việt khi được giải thích riêng đều in nghiêng. Phần lớn những yếu tố này sẽ được tập hợp lại một cách có hệ thống cở cuối SGK tập 2 của mỗi lớp. Ngoài số lớn văn bản được hướng dẫn tìm hiểu tại lớp, còn một số văn bản “ tự học có hướng dẫn” mang tính chất bắt buộc nhằm hình thành, phát triển thói quen và khả năng tự học, tìm tòi nghiên cứu, số lượng loại văn bản phụ và văn bản “đọc thêm” có tính chất tư liệu nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn một vài phương diện của văn bản, nắm vững hơn các vấn đề lý thuyết hay có thêm chất liệu để làm tốt hơn các bài tập” [22, 3].

Những thay đổi trong cách biên soạn SGK Ngữ văn nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học theo hướng tích hợp. Bộ sách giáo khoa Ngữ văn 6 là công cụ cho giáo viên thực hiện việc dạy của giáo viên và học của học sinh được tổ chức thuận lợi so với SGK chỉnh lý trước đây.

Sách Ngữ văn với chủ trương hiện đại, cập nhập cả nội dung và phương pháp dạy học, vì thế SGK chính là công cụ giúp giáo viên tổ chức hoạt động học tập của học sinh trên lớp cũng như ở nhà, để hình thành cho học sinh các kỹ năng học tập tốt nhất đó là hình thành cho các em học sinh biết cách đọc, cách học, cách viết.

Trong SGK với hệ thống câu hỏi và bài tập nó được thiết kế theo tinh thần đề cao hoạt động học tập, đặt ra các tình huống nhằm khuyến khích học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề đặt ra bằng nhiều cách khác nhau. Với sự sắp xếp hệ thống câu hỏi mở, câu hỏi sáng tạo trong SGK là giúp cho các em phát huy khả năng sáng tạo, tính năng động nhằm nâng cao trình độ học sinh.

Sách giáo khoa không chỉ cung cấp hệ thống kiến thức mà còn hình thành ở các em các kỹ năng tự học, tự tìm hiểu. Thông qua các tác phẩm cụ thể học sinh đã học biết cách cảm thụ, tìm hiểu và từ góc độ cảm thụ, hiểu biết của học sinh có thể tiếp nhận các tác phẩm khác tương tự về đặc điểm thể loại, hệ thống thi pháp, cách thức thể hiện. Điều này chính là nó không chỉ giúp học sinh học cái gì mà nó còn giúp các em học như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Từ những ưu điểm mới trong biên soạn SGK là thuận lợi lớn nhất giúp giáo viên dựa vào để thuyết giảng, tổ chức hoạt động dạy học theo tinh thần tích hợp đạt được chất lượng như mong muốn.

+ Điều kiện thuận lợi từ việc phân phối chương trình Ngữ văn 6 theo tinh thần tích hợp

- Bắt đầu từ năm học 2002 - 2003, trên phạm vi cả nước các trường THCS theo chương trình và SGK Ngữ văn 6 mới. Trước đây dạy học với cấu trúc ba phân môn, ba chương trình, ba cuốn sách giáo khoa riêng đó là Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, nay với phương pháp dạy học mới theo phương pháp tích hợp đã kết hợp thành một chương trình, một quyển sách Ngữ văn duy nhất. Ba phân môn này đều được khai thác chung trong một văn bản trong phần văn. Điều này chính là một sự tổng hợp ở mức độ cao chương trình trước đây được học trong 33 tuần, mỗi kỳ được làm 16 tuần dữ trữ, nay kéo dài thành 35 tuần, mỗi kỳ 17 tuần. Nhưng số tiết ở mỗi tuần lại giảm từ 6 tiết xuống 4 tiết. Việc chọn lọc và cắt giảm độ dài văn bản là vừa sức với đối tượng học sinh và phù hợp với thời lượng tiết học. Đây là một ưu điểm lớn tạo điều kiện cho việc dạy và học cho học sinh và giáo viên ở bậc tiểu học mới lên.

Việc giảm tải nó không chỉ thể hiện trong việc phân phối thời gian, số tiết học và ở chọn lọc cắt giảm độ dài văn bản mà còn thể hiện trong ba phân môn.

Ở phân môn TiếngViệt việc giảm tải thể hiện rõ ở cách lựa chọn cụm từ, từ mượn, danh từ, động từ, tính từ, câu trần thuật đơn, các thành phần chính của câu, các dấu câu cơ bản, các kiến thức về lý thuyết được khái quát một cách rút gọn dễ hiểu.

Ở phân môn Văn học, chương trình dạy học phân phối ở học kỳ 1

là dạy học các loại tự sự dân gian, với các thể loại truyền thuyết cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười Việt Nam và học chuyện văn học nước ngoài.

Ở học kỳ hai dạy học một số tác phẩm tự sự, miêu tả hiện đại đó là truyện kí, thơ tự sự và văn bản nhật dụng.

Ở phân môn Tập làm văn, thì chỉ dạy trong ba kiểu bài đó là tự sự, miêu tả, làm đơn.

Như vậy, cách phân phối chương trình, sách giáo khoa mới nó đã giảm tải việc học tập cho học sinh nhẹ nhàng hơn.

- Thuận lợi thứ 2 từ chương trình và SGK Ngữ văn 6 đó là việc tăng thực hành, gắn thực tế, rèn luyện bốn kỹ năng: Đọc, nghe, nói, viết. Đây là một trong những ưu điểm trong chương trình và SGK mới và nó được biểu

hiện rõ ở phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn trong từng bài, từng tiết. Chẳng hạn như phần Văn với hệ thống xây dựng câu hỏi đọc - hiểu vừa được tăng về số lượng, vừa đổi mới về chất lượng, phong phú hơn bám sát đặc trưng môn học hơn.

Ở phần văn bản nhật dụng là một thể nghiệm mới được đưa vào nhằm khắc phục nhược điểm, xa rời thực tiễn của chương trình và SGK cũ. Thông qua những văn bản nhật dụng chọn lọc này nhằm đem lại sự hiểu biết về những vấn đề xã hội, thời sự, khoa học, môi trường, văn hóa của Việt Nam và thế giới cho giáo viên và học sinh. Chính là những thuận lợi cho học sinh học tập ngoài sự mở mang hiểu biết thực tế mà còn được giáo dục, ý thức hơn, tự giác hơn vấn đề bảo vệ thiên nhiên, môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội.

Ở trong phần Tiếng Việt với hệ thống bài tập được xây dựng khá phong phú, đa dạng và có sự phân hóa để phù hợp với đối tượng học sinh. Bài tập chính tả được chú trọng nhiều hơn và đúng mức độ. Trong phần dạy học tiếng Việt với nguyên tắc dạy học mới đó là giảm lý thuyết, tăng thực hành.

Ở phần Tập làm văn điểm thuận lợi của nó thể hiện ở hệ thống các kiểu bài được triển khai một cách tuần tự, mạch lạc, khoa học từ dễ đến khó, từ cụ thể đến khái quát. Đặc biệt trong mục ghi nhớ có tác dụng định hướng thực hành khá cao.

- Về hình thức trình bày trong sách giáo khoa.

Hệ thống tranh ảnh minh họa tiến bộ hơn, góp phần làm sáng tỏ hơn về nội dung, hình tượng trong văn bản. Chương trình trong SGK không nặng nề, thiết thực và hiện đại hơn. Bước đầu đã đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng đổi mới dạy học, nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.

+ Điều kiện thuận lợi từ giáo viên

Thực hiện dạy học theo chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đội ngũ giáo viên ở cấp THCS đã được triển khai bồi dưỡng đại trà nhằm nâng cao trình độ và chuyên môn. Nắm vững mục tiêu đổi mới chương trình, SGK. Tăng cường năng lực sư phạm, nắm yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, bước đầu vận dụng được quá trình dạy học.

Để thực hiện dạy học theo phương pháp tích hợp mới mà chương trình đề ra. Đội ngũ giáo viên ngoài tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ

sư phạm thường xuyên, thì còn được cung cấp các dạng tài liệu hỗ trợ cho công tác dạy học. Nhằm giúp giáo viên có khả năng thực hiện chương trình, SGK và phương pháp dạy học mới ở nhà trường phổ thông theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

Ngoài ra tài liệu có thể hỗ trợ việc tự học, tự tìm hiểu của giáo viên trong quá trình thực hiện chương trình và SGK ở trường phổ thông. Vì vậy, đây chính là điều kiện thuận lợi cho giáo viên tiếp thu phương pháp dạy học mới. Từ trên cơ sở lý thuyết giáo viên có thể vận dụng thực hành dạy học đạt kết quả cao trong tổ chức hoạt động dạy học tích hợp môn Ngữ văn.

+ Điều kiện thuận lợi từ đối tượng học sinh

Học sinh THCS thuộc lứa tuổi thiếu niên là giai đoạn chuyển tiếp từ thơ ấu lên trưởng thành. Đây là thời kỳ phát triển mạnh cả về cơ thể, thể chất, tâm lý, trí tuệ. Sự phát triển này đó nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc học tập, rèn luyện, phấn đấu của các em.

Ở tuổi thiếu niên, hoạt động học tập kinh nghiệm xã hội lịch sử giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc hình thành nhân cách của các em. Các nhà tâm lý học cũng chỉ ra, ở thời kỳ đầu của lứa tuổi THCS, học sinh chưa có kỹ năng cơ bản tổ chức học tập. Việc học tập của các em chỉ được thực hiện khi được hướng dẫn, giao nhiệm vụ nào đó. Thế nhưng ở lứa tuổi này, nó cũng bắt đầu hình thành mức độ hoạt động học tập cao nhất.

Hoạt động trí tuệ của học sinh THCS phát triển cao hơn so với bậc Tiểu học:

Một phần của tài liệu Tích hợp văn và tiếng việt trong dạy học môn ngữ văn 6 trung học cơ sở luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w