1. Mẫu:(Sgk)
nghĩa của từ trượng, tráng sĩ?
- Trượng: đơn vị đo độ dài = 10 thước Trung Quốc cổ tức 3,33m. Ở đây hiểu là rất cao.
- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
? Theo em, từ trượng, tráng sĩ dùng để biểu thị gì?
⇒ Hai từ này dùng để biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm.
? Vậy theo em hai từ chúng có nằm trong nhóm từ do ông cha ta sáng tạo ra không?
- Hai từ này không phải là từ do ông cha ta sáng tạo ra mà là từ đi mượn ở nước ngoài.
? Trong số những từ mượn dưới đây từ nào được mượn từ tiếng hán? Từ nào mượn từ các ngôn ngữ
khác?
- Sứ giả, giang sơn, gan -> từ mượn tiếng Hán.
- Mít tinh, Xô Viết -> từ mượn tiếng Nga.
- In – tơ – nét; Ra - đi – ô -> từ mượn Tiếng Anh.
? Em có nhận xét gì về hình thức chữ viết của các từ: ra-đi-ô, in-tơ- nét, sứ giả, giang san?
- Có dùng gạch nối: ra-đi-ô,in-tơ- nét. đây là từ mượn của ngôn ngữ
- Trượng – đơn vị đo độ dài - Tráng sĩ -> Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ
=> Từ mượn tiếng Hán.
- Sứ giả, giang sơn, gan -> từ mượn tiếng Hán .
- Mít tinh, Xô Viết -> từ mượn tiếng Nga.
- in – tơ – nét ; Ra - đi – ô -> từ mượn Tiếng Anh.
ấn Âu.
* GV: Một số từ: ti vi, xà phòng, mít tinh,.. có nguồn gốc ấn Âu nhưng được Việt hoá cao hơn viết như chữ Việt. Vậy theo em, chúng ta thường mượn tiếng của nước nào?
? Qua việc tìm hiểu ví dụ, em hãy nêu nhận xét của em về cách viết từ mượn.
? Vậy Từ thuần Việt là gì? Từ mượn là gì ? Cách viết các từ mượn?
Học sinh đọc mục ghi nhớ
Gọi học sinh đọc đoạn văn của bài học?
? Đoạn văn trên Bác muốn nói với chúng ta điều gì?
- Khi cần thiết thì mới phải mượn từ .
- Khi Tiếng Việt đã có thì không nên mượn tuỳ tiện.
? Theo em, việc mượn từ có tác dụng gì?
? Nếu mượn từ tuỳ tiện có được không?
Gv đưa ra ví dụ: Tác dụng của việc dùng từ mượn:
- Từ mượn thuần hóa cao viết như thuần việt.
- Từ nượn chưa được thuần hóa hoàn toàn khi viết phải gạc ngang.
* Ghi nhớ1:(SGK Tr25)