Hìnhthức sử dụng

Một phần của tài liệu Tích hợp văn và tiếng việt trong dạy học môn ngữ văn 6 trung học cơ sở luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 60 - 65)

- Hoạt động tư duy.

2.3.1.Hìnhthức sử dụng

2.3.1.1. Sử dụng làm ngữ liệu

Dạy học theo quan điểm tích hợp đòi hỏi giảng dạy nội dung nào cũng phải dựa vào văn bản ngữ liệu. Đối với chương trình Ngữ văn, các ngữ liệu hầu hết được lấy ngay trong văn bản của bài học. Văn bản chính là tiền đề tạo điều kiện cho tiết tiếng Việt và tập làm văn khai thác các ngữ liệu.

Ví dụ, như trong tiết văn, các em học văn bản Sơn Tinh – Thủy Tinh. Tiết tiếng Việt các em lại học nghĩa câu từ như việc giả nghĩa từ lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa. Tiết Tập làm văn, các em lại được học lại về sự việc và những nhân vật trong văn tự sự . Các sự việc trong truyện (Vua Hùng kén rể; Sơn Tinh đến trước được vợ; Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh; hai bên giao tranh hàng tháng trời cuối cùng, Thủy Tinh thua rút về; Hàng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua). Lai được sử dụng để minh họa cho sự việc trong văn tự sự. Các nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh , Mỵ Nương, Vua Hùng, Lạc Hầu đều được dẫn chứng các nhân vật trong văn tự sự.

Hình thức sử dụng ngữ liệu đối với bộ môn Ngữ văn phải ngắn gọn và chứa đựng các hiện tượng từ ngữ cần dạy; có tính chuẩn mực và tính thâm mỹ cao; mẫu ngữ liệu phải có tính chuẩn mực, sinh động của lời nói trong giao tiếp. Học môn Ngữ văn theo phương pháp tích hợp chính là tạo mối quan hệ giữa Tiếng Việt, Văn học và Tập làm văn. Có nghĩa là các kiến thức, ngữ liệu được khai thác từ giờ dạy văn phục vụ cho viêc dạy tiếng Việt và ngữ liệu được khai thác trong giờ tiếng Việt để phục vụ cho học văn và tiếng Việt.

Tuy nhiên việc sử dụng ngữ liệu phục vụ cho việc học đối với mỗi môn học, đặc biệt là việc sử dụng ngữ liệu cho giờ dạy tiếng Việt, đó là ngoài ngữ liệu có trong SGK thì giáo viên cũng cần phải chọn ngữ liệu trong ngon ngữ đời sống hoặc ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của học sinh.

2.3.1.2. Sử dụng làm công cụ, phương tiện để nhận thức, tìm hiểu bài học

Việc sử dụng công cụ, phương tiện là điều kiện không thể thiếu được cho việc dạy học văn học và tiếng Việt chương trình Ngữ văn 6. Đặc biệt cho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học, theo quan điểm tích hợp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Đáp ứng yêu cầu này công cụ, phương tiện phải tạo điều kiện cho học sinh thực hiện hoạt động nhóm.

Cơ sở vật chất của nhà trường, cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học được thay đổi dễ dàng, linh hoạt phù hợp với nội dung học các thể, dạy học hợp tác.Trong quá trình biên soạn SGK, giáo viên, các tác gỉa đã lựa chọn danh mục công cụ, phương tiện để tìm hiểu bài học theo yêu cầu có thể phát huy vai trò phương pháp tích hợp trong dạy văn học và

tiếng Việt lớp 6. Những yêu cầu cần được giaó viên bộ môn và tổ bộ môn Ngữ văn cùng triển khai trong phạm vi của mình phụ trách:

Sử dụng công cụ, phương tiện để nhận thức, tìm hiểu bài không chỉ là minh họa còn là nguồn tri thức, là một cách chứng minh bằng quy nạp. Chú trọng công cụ, phương tiện mới phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện mới cho học sinh thực hành.

Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống và chất lượng của công cụ, phương tiện để nhận, tạo điều kiện cho học sinh trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiến thức thông qua giờ giảng của giáo viên trong tiết học để tìm hiểu bài được sâu sắc, vận dụng nó vào cuộc sống thực tiễn. Đây là điều kiện rất cần thiết trong việc dạy học Ngữ văn ở lớp 6 nói riêng và THCS nói chung. Công cụ, phương tiện dạy học Ngữ văn gồm tranh, ảnh và một số đồ dùng dạy học Ngữ văn có số lượng không nhiều nhưng lại đòi hỏi sự tinh tế rât cao cả về nội dung lẫn hình thức. Tác dụng chính của công cụ, phương tiện dạy học:

Hỗ trợ triển khai bài học.

Làm sáng tỏ các khái niệm trừu tượng giúp quá trình lĩnh hội của học sinh nhanh và hiệu quả hơn.

Tạo môi trường trực quan sinh động trong dạy học.

“Các loại công cụ, phương tiện sử dụng trong dạy học Ngữ văn 6 bao gồm: Sách, tài liệu tham khảo, tranh, ảnh, vật thật, băng đĩa hình – tiếng, bảng, máy chiếu hắt, máy chiếu đa năng.” [3, 25]

Sử dụng tranh, ảnh trong dạy Ngữ văn 6 như:

Tranh vẽ theo ý tưởng SGK trong các văn bản: con rồng cháu tiên; Sơn Tinh – Thủy Tinh; Thầy bói xem voi v.v….

Tranh vẽ của họa sỹ: Thánh Gióng (họa sỹ Nguyễn Tư). Loại ảnh chụp:

Chụp cảnh thực: Như Động Phong Nha kẻ bàng, sông nước Cà Mau. Ngoài ra còn có các loại ảnh khác như chụp chân dung nhà văn, chụp các sáng tác, nghệ thuật, loại tranh vẽ của chính tác giả.

Băng tư liệu: Gắn với văn bản Động Phong nha kẻ bàng, sông nước Cà Mau…

Băng mẫu: Đọc mẫu các loại văn bản khó. Sử dụng biểu đồ, bảng

Các loại biểu đồ chính thường dùng: Biểu đồ khối, biểu đồ biểu bảng Sử dụng bảng thường dùng các loại sau:

Bảng chính, bảng viết phụ, bảng lật, biểu bảng, bảng viết cố định dùng để viết phương tiện chính trong dạy học. Dùng bảng này chia làm ba cột: Cột 1 và cột 2 ghi kiến thức cơ bản (không xóa), cột 3 như bảng nháp (xóa thường xuyên).

Sử dụng một số thiết bị hiện đại như máy chiếu (over heat – o hv) gồm: đầu máy, máy trong (phô li), màn hình.

Sử dụng để chuyển tải các mô hình khái quát, các tổng hợp, các ngữ liệu, các trình bày của học sinh, các nhấn mạnh đặc biệt dùng nhiều trong phân môn Tiếng Việt và Văn học.

Máy chiếu đa năng: Đây là thiết bị kết hợp với máy tính để trình chiếu, chuyển tải, hỗ trợ nội dung dạy học. Máy này có khả năng chuyển tải phong phú , sinh động, có nhiều tiện ích và đạt được mục tiêu trong dạy học. Người giáo viên phải tiếp cận và sử dụng thành thạo oại phương tiện dạy học trên.

Như vậy sử dụng trực quan các công cụ phương tiện dạy học là yêu cầu đối với giáo viên trong quá trình đổi mới dạy học, có nhiều lợi ích cho cả thầy và trò về nhiều phương diện trước hết tạo ra được sự tiếp cận mới với kiến thức nhanh và hiệu quả. Sau đó giúp cho tư duy làm việc khoa học hiệu quả hơn.

2.3.1.3. Sử dụng trong kiểm tra, đánh giá kết qủa học tập của học sinh

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Không chỉ ở thời điểm cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục mà trong cả quá trình. Đánh giá mỗi giai đoạn, sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo qua với các yêu cầu cao hơn, chất lượng mới trong cả quá trình giáo dục theo phương pháp tích hợp trong chương trình Ngữ văn 6.

Thống nhất với quan điểm mới, kiểm tra, đánh giá sẽ hướng vào mục tiêu bám sát từng bài, từng chương trình, từng phân môn Văn và Tiếng Việt lớp 6. Mục tiêu quá trình giáo dục cấp học, kiểm tra, đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả giáo dục, phải cụ thể mục tiêu đào tạo thành mục tiêu yêu cầu của từng hoạt động giáo dục trong văn học và tiếng Việt theo phương pháp tích hợp qua từng bài học, từng bài kiểm tra, đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện tốt.

Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp đòi hỏi cao khâu đánh giá kiểm tra, kết quả học tập của học sinh thể hiện ở sự tiếp nhận của người học. Hiệu quả học tập còn là yếu tố “thông báo ngược” để giáo viên có thể điều chỉnh quá trình giảng dạy.

Qua chương trình Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp cho chúng tôi một số định hướng trong kiểm tra, đánh giá như sau:

Thứ nhất: từ kết quả thực hành nghe, đọc, nói, viết các kiểu văn bản cũng như phân tích bình giảng tác phẩm văn học và tiếng Việt của học sinh mà đánh giá kết quả học tập tuy mục tiêu của môn Ngữ văn xem trọng hình thành năng lực hiểu và cảm thụ văn học của học sinh, nhưng chỉ có thể đánh giá trình độ này qua các văn bản viết hoặc nói của các em.

Thứ hai: Dựa trên mức độ tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong thực hành nghe, đọc, viết, nói thể hiện ở mức độ tự nguyện tham gia học tập, trò chơi Ngữ văn, tìm ra những khía cạnh mới để khi đọc các tác phẩm văn học ngoài ý kiến của giáo viên và SGK. Giáo viên khuyến khích các hình thức bài tập phân tích, các yếu tố ngôn ngữ có giá trị nghệ thuật trong bài thơ truyện ngắn như (Lượm - Tố Hữu, Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ…).

Thứ ba: Dựa vào kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh thể hiệ trong mọi hoạt động nội khóa và ngoại khóa ở trường và gia đình, trong xã hội, qua các môn học khác. Bên cạnh đó coi trọng năng lực thực hành trong kiểm tra đánh giá nhưng không hề phủ nhận hiệu quả nắm vững lý thuyết của học sinh và vận dụng lý thuyết để thể hiện tri thức đã học như (nhận diện thể loại, nhận diện các kiểu văn bản, nhận diện các kiểu câu…).

Thứ tư: Đổi mới nội dung và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. Tăng cường sử

dụng công nghệ thông tin, để giúp đánh giá khách quan chính xác, kịp thời, đặc biệt là bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan.

Các tiêu chí đánh giá:

“ Kiểm tra, đánh giá được toàn diện (nhiều mặt), kiến thức kĩ năng, thái độ, năng lực, hành vi của học sinh.

Bảo đảm độ tin cậy: tính chính xác, trung thực, khách quan công bằng trong đánh giá, phản ánh đúng trình độ của học sinh, các trường học.

Đảm bảo khả thi: nội dung, hình thức, phương tiện tổ chức đánh giá phải phù hợp với học sinh, đặc biệt phải phù hợp với mục tiêu môn Ngữ văn.

Đảm bảo yêu cầu phân hóa: phân hóa chính xác, trình độ của học sinh, của các trường học

Đảm bảo giá trị, hiệu quả cao: đánh giá đúng tất cả các lĩnh vực cần dánh giá, kiểm tra, thực hiện đầy đủ mục tiêu môn học đề ra” [6, 36].

2.3.1.4. Sử dụng trong đánh giá kết quả dạy và học

Đánh giá chính xác, khách quan, kịp thời công bằng và không bỏ sót, phải có tác dụng giáo dục động viên học sinh. Cần có nhiều hình thức và độ phân hóa trong đánh giá phải cao, chú trọng kiểm tra, đánh giá hành động, tình cảm của học sinh: Nghĩ và làm. Năng lực vận dụng vào thực tiễn của học sinh, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp.

Tăng cường các phương thức, hình thức đánh giá: trong giờ, ngoài giờ, chính thức và không chính thức. Đánh giá qua trao đổi trong giờ Ngữ văn, qua tự học. Kết hợp giữa đánh giá của thầy với đánh giá của trò.

Một phần của tài liệu Tích hợp văn và tiếng việt trong dạy học môn ngữ văn 6 trung học cơ sở luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 60 - 65)