CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6 GỒM:

Một phần của tài liệu Tích hợp văn và tiếng việt trong dạy học môn ngữ văn 6 trung học cơ sở luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 66 - 78)

- Hoạt động tư duy.

CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6 GỒM:

Về phân phối thời lượng chương trình Ngữ văn 6: Kế hoạch dạy học phân cho môn học này tổng cộng 132 tiết cho cả ba phân môn (Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn), thời lượng cho các phân môn cụ thể là (Văn học: 49 tiết, Tiếng Việt: 35 tiết, Làm văn: 48 tiết).

Nội dung phân phối chương trình của từng môn theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo như sau: (theo chương trình THCS môn Ngữ văn).

CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6 GỒM:

I – VĂN HỌC ( 48 tiết)

1.Tác phẩm tự sự ( 38 tiết)

1.1. Truyện dân gian

Học một số truyện dân gian tiêu biểu của Việt Nam và thế giới ở bốn thể loại chính:

- Truyền thuyết: Con rồng, cháu tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn tinh, thủy tinh; Sự tích Hồ gươm;…

- Cổ tích: Sọ Dừa; Thạch sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng;…

-Ngụ ngôn: Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân Tay, Tai, Mắt, Miệng; Ếch ngồi đấy giếng;…

- Truyện cươì: Treo biển; Lượn cưới, áo mới… 1.2 Truyện kí trung đaị:

Học một số truyện kí trung đại của Việt Nam và thế giới, trích trong các tác phẩm như: Lan trì kiến văn lục của Vũ Trinh; Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ; Mẫn Hiên thuyết loại của Cao Bá Quát; Cổ học tinhhoa (Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân biên soạn);…

1.3. Truyện cho thiếu nhi:

Học một số truyện viết cho thiếu nhi của Việt Nam và nước ngoài như: Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài; Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi; Quê nội của Võ Quảng; Buổi học cuối cùng của A.Đô - đê; một vài truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975;…

1.4. kí:

Học một số bài kí của các tác giả Việt Nam và nước ngoài như: của Nguyễn Tuân; Cây tre của Thép Mới; Lòng yêu nước của Ê – ren – bua; …

1.5. Thơ có yếu tố tự sự và miêu tả:

Học một số bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả như: Lượm của Tố Hữu; Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ; Mưa của Trần Đăng Khoa; …

1.6 . Ôn tập truyện và kí

2. VĂN BẢN NHẬT DỤNG ( 5 tiết )

Học một số bài viết về di tích lịch sử, văn bản, danh lam thắng cảnh, thiên nhiên và con người.

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( 2 tiết) 4. TỔNG KẾT CUỐI NĂM ( 4 tiết )

4.1. Tổng kết về tác phẩm tự sự (truyện, kí , thơ có yếu tố tự sự, miêu tả) 4.2. Hệ thống hóa một số khái niệm lí luận văn học về thể loại truyện kí: đề tài, chủ đề, người kể, cốt truyện, tình tiết, nhân vật,..

II- TIẾNG VIỆT ( 35 tiết )

Đọc lưu loát, biết ngừng nghỉ đúng chỗ, biết sử dụng ngữ liệu để có thể thực hiện nghĩa của văn bản được đọc. Biết cách nói gẫy gọn, khúc chiết, rõ ràng khi trò chuyện, khi phát biểu trong giờ học hay trong giờ hội họp. Viết đúng chính tả, đặc biệt biết sửa lỗ chính tả do cách phát âm địa phương mà có.

TỪ VỰNG ( 12 tiết )

2.1.Cấu tạo từ.

2.2.Từ mượn trong Tiếng Việt

2.3. Học khoảng 50 yếu tố Hán Việt thường gặp trong các từ phức tiếng Việt chỉ sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái cụ thể thích hợp với văn tự sự, miêu tả và biểu cảm.

2.4 Nghĩa của từ. Từ một nghĩa, từ nhiều nghĩa. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Chú ý dạy nghĩa của từ tương ứng với các từ loại học ở phần ngữ pháp và phù hợp với văn tự sự, miêu tẩ, biểu cảm.

2.5.Các biện pháp tu từ vựng: ẩn dụ, nhân hóa, hóa dụ, so sánh… 2.6. Các lỗi về từ thường gặp. Cách chữa.

3. NGỮ PHÁP ( 19 tiết)

3.1. Từ loại:

- Danh từ, động từ, tính từ, nghĩa và cách dùng trong câu.

- Lượng từ toàn bộ ( tất cả, cả, hết thẩy,..), lượng từ phân phối (những, các, mọi, từng,..), số từ, loại từ, chỉ từ, phụ từ (phó từ) của tính từ và động từ.

3.2. Cú pháp:

- Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

- Câu trần thuật đơn. Các thành phần câu. Chủ ngữ và vị ngữ.

- Ba kiểu câu trần thuật thường dùng: Câu động từ, câu tính từ và câu danh từ làm vị ngữ.

- Dấu chấm câu: Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu hỏi. - Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.

5. TỔNG KẾT VÀ KIỂM TRA (2 tiết) III- LÀM VĂN (48 tiết)

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN (2 tiết)

Khái niệm văn bản: văn bản nói và văn bản viết.

Văn bản: mục đích giao tiếp và các phương thức biểu đạt. VĂN BẢN TỰ SỰ (22 tiết)

Tìm hiểu chung về văn bản tự sự:

Đặc điểm của văn bản tự sự, đích của văn bản tự sự. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.

Chủ đề và dàn ý của bài văn tự sự. Lời văn, đoạn văn tự sự.

Thứ tự kể trong văn tự sự. Ngôi kể trong văn tự sự. Kể chuyện đời thường.

Kể chuyện tưởng tượng - sáng tạo. Thực hành nói về văn bản tự sự:

Tóm tắt miệng một truyện cổ dân gian.

Luyện nói về văn tự sự: kể lại một câu chuyện có thật trong đời sống mà học sinh được nghe hoặc được chứng kiến.

Kể lại một truyện cổ dân gian. Thực hành viết văn bản tự sự: Viết bài văn kể chuyện có thật. Viết tóm tắt một văn bản tự sự. Viết một bài văn kể chuyện sáng tạo. VĂN BẢN MIÊU TẢ (14 tiết)

3.1.Tìm hiểu chung về văn bản miêu tả:

- Các kĩ năng cơ bản để viết văn bản miêu tả: quan sát, nhận xét, tưởng tượng, so sánh.

- Phương pháp làm văn tả người (tả chân dung và tả người trong sinh hoạt).

- Phương pháp làm văn tả cảnh (tả cảnh tĩnh và tả cảnh động).

3.2. Thực hành nói về văn miêu tả:

- Luyện nói về các kỹ năng quan sát, nhận xét, tưởng tượng, so sánh…

- Luyện nói về tả người và tả cảnh.

3.3. Thực hành viết văn miêu tả:

- Viết bài văn tả cảnh. - Viết bài văn tả người.

Viết bài văn miêu tả sáng tạo, kết hợp với văn kể chuyện. TẬP LÀM THƠ VÀ HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN (4 tiết)

Tập làm thơ 4 chữ hoặc 5 chữ (nghiêng về yếu tố miêu tả) Thi kể chuyện và thi làm thơ 4 hoặc 5 chữ.

VĂN BẢN ĐIỀU HÀNH (2 tiết) Đơn và cách viết đơn.

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (2 tiết) ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM (2 tiết)

Hệ thống hóa lại kiến thức và kỹ năng về văn bản thể hiện ở hai kiểu văn bản tự sự và miêu tả.

2.3.2.2. Lựa chọn ngữ liệu, tri thức đã học tương thích

Ở cấp 1 đã bắt đầu hình thành qui trình dạy – học theo quan điểm tích hợp. Đó là các ngữ liệu được dạy trong tiết luyện tiếng Việt và câu được lấy nó được khai thác từ văn bản ta đọc, mối quan hệ với tác phẩm văn học.

Ví dụ: trong tiết tập đọc các em học bài “cuộc đua trong rừng” (Xuân Hồng). Ở tiết tập đọc này các em được làm quen với cách xưng hô

của cây cối, sự vật trong đoạn văn, các con vật được gợi tả bằng những từ ngữ như để tả người.

Trong tiết luyện từ và câu tiếp sau khi đọc văn bản này học sinh tiếp tục rèn luyện về biện pháp nhân hóa, cách đặt câu và trả lời câu hỏi. Những kiến thức ở bậc học tiểu học là tiền đề và tiếp tục được khai thác một cách sâu hơn ở chương trình lớp 6.

Ở Tiểu học học sinh đã được học các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ. Những tri thức đã được tiếp nhận nhưn chưa được hoàn chỉnh, chưa có khái niệm về so sánh nhân hóa vẫn được dạy như những tri thức mới như ẩn dụ và hoán dụ. Các kiến thức đã học ở tiểu học chính là cơ sơ là tiền đề đã được học và tiếp tục khai thác sâu ở lớp 6.

Kiến thức giữa hai cấp này có liên quan với nhau nhưng vì những thời điểm thích hợp hằm mục đích giúp học sinh nắm bắt vấn đề một cách có hệ thống, các kiến thức đã được nhác lại, được liên quan với nhau. Để giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu nội dung bài học. Bước đầu biết được cách phân tích, đánh giá giá trị tu từ, biết vận dụng vào phân tích tác phẩm văn học và tạo lập lời nói trong giao tiếp. Các tri thức luôn được đặt trong hoạt động hành chức và hướng vào hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

2.3.2.3. Xác định nội dung tri thức, kỹ năng cần dạy

Trên cơ sở xác định được mục đích tích hợp, giáo viên sẽ xác định được nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài giảng. Cần có sự lựa chọn các khía cạnh để tích hợp sao cho đặc thù của từng phân môn Ngữ văn không bị lu mờ. ví dụ: Trong văn “Thánh Gióng” khi dạy trong giờ Tiếng Việt (từ mượn), giáo viên chỉ ra những từ mượn có bao hàm giúp học sinh hiểu được việc cần thiết phải dùng từ Hán Việt có trong từng ngữ cảnh.

Nội dung giảng dạy phần Tiếng Việt có mối liên hệ với kiến thức và kỹ năng tiếng Việt đã và sẽ dạy ở phần Văn và ở chính phần Tiếng Việt. Chọn nội dung tích hợp đến những vấn đề cần chú ý các vấn đề sau:

Tích hợp với chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học khi dạy một nội dung tri thức, kỹ năng tiếng Việt ở lớp 6 cần xem xét tri thức, kỹ năng đó học sinh đã học ở Tiểu học chưa? Học ở mức độ yêu cầu nào? Học nội dung nào? hoặc tri thức, kỹ năng đang học có mối liên hệ nào với nội dung đã học ở bậc Tiểu học… Để trên cơ sở tri thức đã học ở Tiểu học, giáo viên

giúp học sinh củng cố, mở rộng, tìm hiểu sâu nội dung học tập mới. Như vậy tri thức, kỹ năng tiếng Việt của học sinh được lĩnh hội trên cơ sở chắc chắn sâu rộng.

Tích hợp trong các đơn vị ngôn ngữ được dạy ở lớp 6: Vì các tri thức về các đơn vị trong hệ thống tiếng Việt mà học sinh tiếp cận cùng với kỹ năng sử dụng chúng được đặt trong nhiều mối liên hệ nên khi tích hợp theo quan hệ dọc, giáo viên cần khai thác các mối quan hệ:

- Quan hệ giữa nội dung ý nghĩa với hình thức trong một yếu tố, một đơn vị của tiếng Việt.

- Tích hợp giữa các yếu tố có quan hệ bao hàm: ác yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ bậc lớn (ví dụ quan hệ giữa từ với câu).

Trong quan hệ này các yếu tố nhỏ hơn kết hợp với nhau theo một quy tắc ngữ pháp nhất định để tạo nên đơn vị thuộc bậc nhỏ sẽ là cơ sở để học sinh hiểu và sử dụng tốt các đơn vị tiếng Việt thuộc loại lớn hơn. Phân tích được các đơn vị thuộc bậc lớn hơn. Sẽ giúp họ sinh củng cố và hiểu sách hơn các đơn vị thuộc bạc nhỏ hơn.

- Tích hợp với kiến thức sẽ dạy, kiến thức và kỹ năng phần tiếng Việt và phần văn bản trong chương trình tích hợp được sắp xếp theo quan hệ đồng trục, vì vậy đối với kiến thức sẽ dạy có thể giới thiệu ở chừng mực cần thiết cho sự hiểu biết tối thiểu về kiến thức trong đề cập đồng thời để qua đó gợi trí tò mò, sự ham hiểu biết của học sinh và đặt cơ sở khoa học cho việc trình bày kiến thức sẽ học ở phần sau. Việc xác định được nội dung tích hợp phù hợp, thì nó có tránh được hiện tượng qúa tải hoặc lập lại vì lặp lại vì tích hợp làm mờ đi nét đặc trưng của từng phân môn học, môn học.

2.3.2.4. Thực hiện trong bài dạy

Khi thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp, giáo viên cần hướng dẫn học sinh liên hệ với các tác phẩm văn học đã, đang sẽ học. Ví dụ như khi chúng ta dạy về phép ẩn dụ thì cần phải gắn với văn bản của bài 23 (đêm nay Bác không ngủ) và bài 26 (cây tre Việt Nam) nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các câu có chứa ẩn dụ trong văn bản và tác dụng gợi hình, gợi cảm trong sự diễn đạt ấy.

Chẳng hạn như khi chúng ta tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức về các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ trong giờ dạy

tiếng Việt phải thực hiện theo lối quy nạp. Cách thực hiện này nó sẽ giúp các em tìm ra được sự tương đồng hay tương cận để nhận biết các biện pháp tu từ trên.

Qúa trình thực hiện giờ dạy tri thức về các biện pháp tu từ này phải được tiến hành qua hai công đoạn: Đó là công đoạn về cách thức tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức và công đoạn luyện tập thực hành vận dụng tri thức vào quá trình này.

Bản chất của quy trình lĩnh hội tri thức là một quá trình hoạt động tâm lý. Để hoàn thành được quá trình học sinh là chủ thẻ nhận thức và phải có những hoạt động gồm những hoạt động khác nhau để chuyển tri thức từ bên ngoài vào bên trong. Qúa trình này nó được thực hiện theo các bước đó là:

Bước 1: Giáo viên giúp học sinh qua quan sát, nhận biết về các khái niệm so sánh, nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ để thực hiện công việc này có thể sử dụng phương pháp nêu vấn đề, đó và gợi mở tạo liên tưởng từ xa đến gần, giáo viên giúp các em nhớ lại những hiểu biết đã có trong kiến thức của mình về so sánh, nhân hóa để dạy so sánh, nhân hóa, những kiến thức về ẩn dụ (quan hệ tương đồng) để dạy hoán dụ (quan hệ tương cận).

Bài so sánh: Ở lớp 3, các em đã được học về các biện pháp tu từ so sánh. Em hãy lấy một số ví dụ và chỉ rõ hình ảnh so sánh trong ví dụ đó?

Học sinh lấy ví dụ chẳng hạn như: “Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” (Hồ Chí Minh)

“ Bà như quả ngọt chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng thêm lòng vàng” (Võ Thành An)

Bài nhân hóa: Em nhớ được đặc điểm gì của biện pháp nhân hóa mà em đã được học ở lớp 3?

Các con vật, đồ vật, cây cối…. được tả hoặc gọi bằng những từ ngữ để tả gọi người.

Bài ẩn dụ: Em hãy nhắc lại cấu tạo của so sánh?

Cấu tạo đó dựa trên quan hệ liên tưởng gì? Giáo viên có thể thực hiện bước 1 ngay sau khi kiểm tra bài cũ học sinh, để chuyển tiếp vào bài mới với việc hình thành khái niệm. Trong quá trình thực hiện, tùy theo câu trả lời của học sinh, giáo viên cần có câu hỏi gợi mở linh hoạt phù hợp, tạo sự chú ý, hứng thú học kích thích tư duy để học sinh động não trước vấn đề giáo viên đặt ra.

Bước 2: Giúp học sinh phân tích các nét đặc trưng cơ bản của khái niệm so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ để thực hiện công việc này có thể sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ để hình thành các khái niệm trên.

Vận dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ với các thao tác đặc trưng quan sát câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi gợi mở gíao viên cho học sinh phát hiện nét đặc trưng của so sánh nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ trong việc hình thành khái niệm. Thực hiện bước này chúng tôi đưa ra ngữ liệu mẫu vừa tiêu biểu vừa gần gũi với học sinh hướng dẫn các em quan sát, phân tích đặc trưng cơ bản cảu các khái niệm theo lô gíc đẻ thực hiện bước này tiến hành qua bốn thao tác cơ bán sau:

Thao tác phân tích - phát hiện: Trên cơ sở các tài liệu mẫu sẵn có chứa đựng so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, giáo viên sử dụng các câu hỏi định hướng giúp học sinh quan sát so sánh đối chiếu phát hiện những nét đặc trưng khu biệt của các khái niệm.

Ví dụ: Khi thành khái niệm so sánh, giáo viên yêu cầu học sinh tìm so sánh trong các ngữ liệu đã chỉ ra cơ sở để so sánh? So sánh nhằm mục đích gì?..

Thao tác phân tích – chứng minh: Sau khi hình thành khái niệm, học sinh củng cố và hình thành các kỹ năng cụ thể. Với các ngữ liệu chứa so sánh, nhân hóa , hoán dụ, ẩn dụ, giáo viên giúp học sinh phát hiện chứng minh chúng bằng việc vận dụng nhũng tri thức mới được học.

Một phần của tài liệu Tích hợp văn và tiếng việt trong dạy học môn ngữ văn 6 trung học cơ sở luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 66 - 78)