Về tri thức:

Một phần của tài liệu Tích hợp văn và tiếng việt trong dạy học môn ngữ văn 6 trung học cơ sở luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 40 - 41)

Học sinh THCS, khi tri giác sự vật, hiện tượng các em có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn, thì tri giác các em trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn. Tư duy tiến lên hơn giữ vị trí trung tâm trong hệ thống chức năng tâm lý của các em. Với lứa tuổi này các học sinh nhìn và nhớ theo suy nghĩ. Trí nhớ đã thay đổi về chất, điều này thể hiện ở các em đã có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ những tài liệu mang tính trừu tượng. Các em bắt đầu biết cách sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ, nhớ lại.

Ở lứa tuổi THCS với khả năng liên tưởng được phát triển ở mức độ cao hơn so với lứa tuổi ở bậc tiểu học, với điều này nó hình thành cho các

em học sinh mối liên tưởng bên trong bộ môn sang mối liên tưởng giữa các môn.

Vì vậy mà học sinh đã biết thiết lập các mối liên tưởng phức tạp hơn, thấy được mối liên hệ giữa tri thức của các môn học khác nhau, hiểu biết về cái chung, sự thống nhất tri thức của nhiều khoa học khác nhau.

Đây chính là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc dạy học theo hướng tích hợp.

- Về chú ý:

Sự phát triển “chú ý” của các em học sinh vừa ở cấp học tiểu học lên diễn biến rất phức tạp. Một mặt dần dần hình thành chú ý có chủ định nhưng mặt khác chú ý lại dễ bị phân tán, không bền vững. Tính lựa chọn của chú ý phụ thuộc vào nhiều tính chất của đối tượng học tập và mức độ hứng thú của học sinh, đối với đối tượng đó. Khối lượng và khả năng di chuyển chú ý từ thao tác, hoạt động này sang thao tác, hoạt động khác cũng được tăng cường. Với khả năng về sự chú ý này nó tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức nhiều hình thức học tập độc lập cho học sinh ở lớp 6 nói riêng và cho học sinh THCS nói chung. Mặt khác, nó còn giúp cho giáo viên có nhiều biện pháp tổ chức sự chú ý của học sinh.

Muốn thu hút được sự chú ý của học sinh, giáo viên cần tổ chức hoạt động học tập trong bầu không khí thật sự thoải mái, mới tạo được sự hứng thú, say mê cho các em học tập. Vì thế, mà cần phải có những giờ học chứa đựng những nội dung kích thích tìm hiểu, khám phá của các em. Hình thức học tập phải được sử dụng một cách linh hoạt, phong phú để học sinh đắm mình vào trong thực tế thực hành. Qua đó, các em có thể nắm bắt bài học một cách hứng khởi, chủ động .

Với hình thức naỳ nó giúp cho học sinh tự tổ chức chú ý của mình trong hoạt động học tập.

Một phần của tài liệu Tích hợp văn và tiếng việt trong dạy học môn ngữ văn 6 trung học cơ sở luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w