- Hoạt động tư duy.
2.1. Những nguyên tắc chung
2.1.1. Nguyên tắc bám sát mục tiêu
Mục tiêu của trường THCS được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn nhất định, thể hiện ở những nguyên tắc như “quán triệt quan điểm, đường lối của đảng và nhà nước về giáo dục các yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội đối với giáo dục thể hiện quan điểm phát triển toàn diện nhân cách học sinh phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh từ 11 - 15 tuổi; bảo đảm tính hệ thống của giáo dục phổ thông, gắn bó mật thiết với giáo dục Tiểu học và PTTH, đồng thời quán triệt đặc điểm của bậc THCS; phải là cơ sở định hướng chung cho nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả giáo dục của cấp học này. Phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của giáo dục, với khả năng, trình độ của giáo viên và học sinh cũng như thực trạng cơ sở vật chất - kinh tế nhà trường, được cụ thể hóa theo đúng như các bước và những yêu cầu về quá trình xây dựng mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục” [15, tr.2].
Với nguyên tắc, mục tiêu giáo dục đã được xác định:
Mục tiêu của giáo dục đó là trên cơ sở củng cố và phát triển những kết quả chương trình tiểu học, tiếp tục phát triển các mặt như đạo đức, thể chất, thẩm mĩ và những kỹ năng cơ bản trong nhân cách của con người Việt Nam có trình độ học vấn THCS với những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp.
Thông qua hoạt động học tập, học sinh có những hiểu biết, có niềm tin về lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tự hào về truyền thống của dân tộc, quan tâm đến những vấn đề của xã hội.
Về kiến thức khác phải có cơ sở tương đối hoàn chỉnh, hiểu được những nội dung cốt lõi, cơ bản tiêu biểu để từ đó có thể chiếm lĩnh được các nội dung khác của hệ thống khoa học xã hội và nhân văn, tự nhiên và
công nghệ. Ngoài ra học sinh phải nắm được những kiến thức có ý nghĩa đối với cuộc sống cá nhân và cộng đồng.
Những kỹ năng này như: Quan sát, thu thập, sử lý và thông báo thông tư, thông qua nội dung môn học; học sinh biết vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức đã học để những vấn đề thường gặp trong cuộc sống của bản thân và cộng đồng, trong văn học, nghệ thuật; biết tự định hướng con đường học tập và lao động tiếp theo.
Những phẩm chất, kiến thức, kỹ năng trên được hình thành, củng cố để tạo ra năng lực chủ yếu đáp ứng được mục tiêu giáo dục và phát triển con người trong thời kỳ CNH - HĐH ở nước ta. Đó là năng lực hành động có hiệu quả mà thành phần quan trọng là năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề. Năng lực thích ứng với thay đổi trong thực tiễn có thể chủ động linh hoạt sáng tạo trong học tập, lao động, sinh sống cũng như hòa nhập với môi trường tự nhiên, cộng đồng xã hội. Năng lực giao tiếp ứng sử với lòng nhân ái, có trình độ văn hóa và thể hiện tinh thần trách nhiệm với bản thân gia đình, cộng đồng xã hội.
Năng lực tự khẳng định, biểu hiện ở tinh thần phấn đấu học tập và lao động thường xuyên rèn luyện bản thân và có khả năng tự đáng giá, phê phán trong phạm vi môi trường hoạt động và thực nghiệm của bản thân. Những năng lực này nó phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và toàn cầu khi bước vào thế kỷ XXI.
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo các yêu cầu của phương pháp tích hợp
Tích hợp (Integration) là khái niệm rộng, ở mỗi lĩnh vực khoa học khác nhau cũng được hiểu và ứng dụng khác nhau.
Trong dạy học, tích hợp được hiểu là sự “Phối kết hợp các tri thức của một số môn học có những nét chính, tương đồng vào một lĩnh vực chung, thường là quanh những chủ đề, những kiến thức nguồn. Nói cách khác, tích hợp là phương hướng phối hợp tối ưu các quá trình học tập một cách riêng rẽ các môn học, phân môn khác nhau theo những hình thức, mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau ” [1, 5]. Tích hợp trong môn Ngữ văn được hiểu là sự kết nối tri thức và kỹ năng giữa ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn và trong từng phân môn, từng vấn đề cụ thể. Đó chính là “ Hướng tiếp cận kiến thức từ việc khai thác giá trị của các tri thức công cụ thuộc từng phân
môn trên cơ sở một (hoặc một số) văn bản có vai trò như là kiến thức nguồn” [1, 5].
Việc đổi mới chương trình Ngữ văn theo quan điểm tích hợp. Đòi hỏi phải đổi mới về phương pháp dạy học theo phương pháp tích hợp, là yêu cầu bắt buộc trong tình hình hiện nay. Dưới đây là một số nguyên tắc tổng quát theo nguyên tắc phương pháp tích hợp như quy định, trong chương trình THCS môn Ngữ văn:
Đặc điểm về phương pháp giảng dạy theo phương pháp tích hợp là:
Trong khi đảm bảo giảng dạy cho học sinh những tri thức và kỹ năng đặc thù cho phân môn còn phải tìm ra những yếu tố đồng quy giữa ba phân môn để góp phân hình thành và rèn luyện tri thức và kỹ năng của các phân môn. Không chỉ tiếng Việt phải khai thác các yếu tố tiếng Việt cấu tạo nên tác phẩm, mà cả văn học, khi giảng dạy những tri thức kỹ năng riêng của mình cũng phải từ các yếu tố ngôn ngữ mà xác định các tri thức, kỹ năng. Làm văn không chỉ giảng dạy cách thức bài văn, mà còn phải rèn luyện cách dùng từ, đặt câu. Theo phương pháp tích hợp là tận dụng tri thức và kỹ năng về tiếng Việt để tạo lập và giải mã văn bản, rồi từ đó củng cố và phát triển các tri thức và kỹ năng tiếng Việt. Trong ba phân môn thì phân môn Làm văn có vị trí đặc biệt một mặt thể hiện kết quả học tập của hai phân môn Văn và Tiếng Việt, mặt khác giúp học sinh thực hành kỹ năng nói và viết tiếng Việt theo yêu cầu của học sinh và xã hội.
Nguyên tắc phương pháp tích hợp, cần phải biết cách tách nhỏ những yêu cầu cần giảng dạy của từng phân môn thật chi tiết và khoa học. Lối dạy này đòi hỏi việc tách nhỏ các yêu cầu của từng phân môn phải hợp lý và sự phối hợp này không nên máy móc. Học sinh THCS đã có kỹ năng sử dụng tiếng Việt, đã tiếp xúc nhiều với văn học, cho nên việc bó trí giảng dạy nội dung không nhất thiết theo thứ tự nội dung của nghành khoa học tương ứng. phải chấp nhận nguyên tắc: Không dạy học tất cả mà biết cách bỏ qua một số tri thức và kỹ năng học sinh đã biết để dạy những điều cần thiết, những cái học sinh còn có thể phạm lỗi khi sử dụng, khi dạy ở một lớp có thể bỏ qua những tri thức, kỹ năng nào đó sẽ dạy lớp sau hay lớp sau nữa.
Nguyên tắc phương pháp tích hợp cũng đòi phải phát huy triệt để nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, đòi hỏi phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, cần học tập các phương pháp và các
hình thức tổ chức dạy học cụ thể nhằm phát huy tính tích cực của học sinh như phương pháp giảng dạy thông qua các “trò chơi”, tổ chức học tập và trao đổi nhóm….
2.1.3. Nguyên tắc bám sát nội dung, chương trình dạy học
Nội dung của chương trình được xây dựng theo hai nguyên tắc:
hàng ngang và đồng tâm.
Theo nguyên tắc hàng ngang, khi dạy một kiểu văn bản (tức là khi dạy bốn kỹ năng nghe, nói, viết, đọc về kiểu văn bản đó) thì tất cả các phân môn đều lựa chọn nội dung sao cho tương ứng với kiểu văn bản đó. Ví dụ, khi dạy văn bản tự sự (kỹ năng nghe, nói, viết, đọc văn bản tự sự) thì tiếng Việt chọn dạy các nội dung các nội dung từ vựng học ngữ pháp học… phục vụ tốt nhất cho việc nghe, nói, đọc, viết các văn bản tự sự. Dạy làm văn cũng phải dạy cho biết cách viết một bài văn tự sự. Cả phân môn văn học dù có đang dạy vấn đề thuộc đặc trưng của mình, vẫn phải trình bày cho học sinh những yếu tố thuộc văn bản tự sự nằm ngay trong tác phẩm đang học.
Tuy nhiên, bởi tính chất các kiểu văn bản đan xen trong một văn bản cho nên không thể cứng nhắc trong khi thực hiện nguyên tắc hàng ngang nói trên.
Xét riêng từng phân môn thì nguyên tắc hàng ngang ít hiều phá vỡ tính hàng dọc của hệ thống tri thức thuộc một nghành học, trong khi ở bậc THCS học sinh mới bắt đầu làm quen, phải ý thức về các nghành khoa học. Mặc dù vậy, như đã xác định, vì ở THCS dạy kỹ năng vẫn chủ yếu nên việc lấy hàng ngang làm nguyên tắc chính để tổ chức nội dung giảng dạy thuận tiện. Để khắc phục mâu thuẫn giữa tính hàng ngang và tính hệ thống dọc của khoa học, chương trình sẽ dành một số tiết ôn tập, tổng kết theo từng phân môn những vấn đề trong hệ thống tri thức của phân môn được giảng dạy ở thời gian trước đó.
2.1.4. Nguyên tắc bám sát chương trình dạy học
Theo quy định của bộ Giáo dục và đào tạo, chương trình THCS môn Ngữ văn được đổi mới theo các nguyên tắc sau đây:
Chương trình Ngữ văn tạo điều kiện để học sinh hoà nhập một cách chủ động, tích cực hơn với môi trường của các em đang học tập, với xã hội tương lai khi các em ra trường theo nguyên tắc nay, môn Ngữ văn sẽ:
- Hình thành ở học sinh những phẩm chất đaọ đức, tư tưởng, tình cảm cao đẹp, hướng vào việc chuẩn bị cho các em trở thành những thành viên tốt của gia đình, những công dân có ý thức, trách nhiệm, có mong muốn góp phần tích cực của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Góp phần rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh theo hướng rèn luyện nhận thức và phân tích, lí giải, tự đề ra được hững quyết định, nhằm giải quyết có hiệu quả các tình huống có vấn đề trong học tập và trong đời sống.
- Cung cấp cho học sinh những tri thức thuộc văn học, tiếng Việt và các lĩnh vực văn hóa, xã hội của Việt Nam, của thế giới, giúp cho học sinh không ngỡ ngàng trong xã hội, từ đó biết cách ứng xử một cách hợp lý với hoàn canh mà các em đang sống và sẽ sống.
- Rèn các em thành những người có năng lực thực hành để có được những kỹ năng về tiếng Việt và về văn học .
2.1.5. Bảo đảm nguyên tắc kế thừa và phát triển
Kế thừa từ những thành tựu mà ba phân Văn học, Tiếng Việt, Làm văn được trong chương trình hiện hành, đặc biệt là SGK chỉnh lý năm 1995; phát huy những kết quả mà học sinh đã đạt được ở bậc Tiểu học theo chương trình tiểu học năm 2000; chuẩn bị tiếp nối với chương trình Ngữ văn THPT đổi mới; tham khảo và vận dụng một cách hợp lý những định hướng và phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở một số nước trên thế giới.
Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy.
Tích hợp có thể xem là sự phối kết các tri thức thuộc một số môn học có những nét tương đồng, vào lĩnh vực chung, thường là quanh những chủ đề. Đó là quan điểm giáo dục đã được hầu hết các trên thế giới vận dụng từ lâu và có hiệu quả cao. Nhưng ở Việt Nam, quan điểm này chưa thể vận dụng một cách triệt để. Vì thế nội dung chương trình mỗi lớp vẫn được trình bày theo ba phân môn. Tuy vậy, khi biên soạn SGK, các tác giả sẽ lồng ghép các tri thức tương đồng của ba phân môn vào trong cùng một bài học sao cho nhuần nhuyễn với vấn đề tích hợp.
2.1.6.Nguyên tắc tuần tự (sử dụng tri thức, kỹ năng đã học để phục vụ cho tri thức, kỹ năng đang dạy)
Chương trình và nội dung SGK Ngữ văn 6 cung cấp tri thức đã học phục vụ cho việc dạy về kiến thức văn và tiếng Việt Ngữ văn 6 với phần văn học; giúp học sinh hiểu được những nội dung và nghệ thuật ví dụ như của một số truyền thuyết Việt Nam như:
Dạy học theo quan điểm tích hợp bảo đảm việc giảng dạy cho học sinh những tri thức, kỹ năng đặc thù cho phân môn Văn và Tiếng Việt, còn phải tìm ra yếu tố đồng quy giữa các phân môn giáo viên đứng lớp phải thực hiện sáng tạo, linh hoạt, đặc biệt quan trọng hướng vào mục tiêu của hai phân môn để góp phần nâng cao tri thức và kỹ năng tiếng việt để tạo lập giải mã văn bản, rồi từ việc dạy tạo lập văn bản, giải mã văn bản củng cố tri thức kỹ năng khi học tiếng Việt.
Nội dung giảng dạy phần Tiếng Việt và Văn học có mối liên hệ với kiến thức và kỹ năng đã và sẽ dạy chọn nội dung tích hợp phải chú ý:
Khi dạy một nội dung tri thức, kỹ năng tiếng Việt và văn học ở lớp 6 cần vận dụng nguyên tắc chú ý đến trình độ vốn có của học sinh, cấm xem học sinh đã học ở tiểu học và qua các bài đã học ở lớp 6 hay chưa? Học ở mức yêu cầu nào? Nội dung nào? Hoặc tri thức, kỹ năng học ở bậc tiểu học, ở lớp 6 giáo viên giúp học sinh củng cố, mở rộng, tìm hiểu sâu nội dung học tập mới.
Quan hệ giữa nội dung và ý nghĩa với một trong yếu tố, một đơn vị tiếng Việt, ví dụ:
Khi dạy về ngữ pháp, cần hướng tới học sinh hiểu thế nào về danh từ, động từ, tính từ…biết sử dụng các từ loại đúng nghĩa và đúng ngữ pháp trong nói và viết. Kiến thức, kỹ năng tiếng Việt và văn học trong chương trình Ngữ văn 6 được sắp xếp theo quan hệ đồng trục, vì vậy đối với kiến thức sẽ dạy có thể giới thiệu thêm ở chừng mực cần thiết cho sự hiểu biết tối thiểu về kiến thức đang đề cập, đồng thời để qua đó gợi tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh và đặt cơ sở khoa học cho việc trình bày kiến thức sẽ học ở phần sau.
2.1.7. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Chương trình và SGK Ngữ văn THCS nói chung và Ngữ văn lớp 6 nói riêng. Không đòi hỏi những điều kiện vượt quá sự cố gắng và khả năng của số đông giáo viên, học sinh, gia đình và cộng đồng.
Tuy nhiên, tính khả thi của chương trình và SGK phải đặt trong mối tương quan giữa trình độ giáo dục cơ bản của Việt Nam và các nước phát triển trongg khu vực và trên thế giới, giữa giai đoạn trước mắt và khoảng thời gian của 10 năm, 20 năm tới.