Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tích hợp văn và tiếng việt trong dạy học môn ngữ văn 6 trung học cơ sở luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 114 - 119)

- Ở phần Tiếng Việt: Gồm các bài:

3.2.4. Phương pháp thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thể nghiệm như sau:

- Soạn thảo các thiết kế bài giảng phục vụ cho hoạt động dạy học nhằm minh họa cho phương pháp dạy học theo hướng tích hợp giữa hai phân môn Tiếng Việt và Văn học trong SGK Ngữ văn 6.

- Trao đổi với giáo viên thể nghiệm.

Với mỗi bài thể nghiệm chúng tôi tiến hành theo các bước sau:

+ Trình bày rõ mục đích thể nghiệm trong từng bài với giáo viên thể nghiệm, nêu rõ phương pháp đổi mới cần thực hiện . Đồng thời đưa ra những dự kiến về khó khăn và cách giải quyết.

+ Giáo viên thực nghiệm nghiên cứu bài soạn, nêu những thắc mắc và những ý kiến bổ sung để hoàn chỉnh thêm giáo án của mình.

+ Dự kiến hình thức hoạt động của học sinh trong giờ học.

− Dự kiến các tiết dạy thực nghiệm của giáo viên lớp 6, quan sát quy trình hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh trên lớp để thấy được khả năng thực hiện giáo án của giáo viên và hứng thú của học sinh.

− Trao đổi với giáo viên về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện thiết kế bài giảng theo ý đồ thực nghiệm.

Kết luận chương 3

Việc thể nghiệm được tiến hành với học sinh còn hạn chế chưa đủ để khẳng định sự thành công của đề tài chúng tôi đã giới thiệu. Song với những kết quả khả quan bước đầu có thể đánh giá:

Chương trình và SGK xây dựng theo hướng tích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp của giáo viên. Tạo điều kiện cho quá quá trình tự học, tự khám phá, chiếm lĩnh tri thức mới hình thành kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Phương pháp dạy học tích hợp là con đường là phương tiện để thực hiện hóa mục tiêu chương trình Văn học và Tiếng Việt, đồng thời là phương pháp tốt nhất giúp học sinh phát huy được năng lực nhận thức, chủ động, tự tin, sáng tạo trong các hoạt động trao đổi, tranh luận , đề xuất ý kiến cá nhân trong học tập.

Qua thể nghiệm , chúng tôi thấy rằng dạy học theo hướng tích hợp trong dạy học phân môn Văn học và phân môn Tiếng Việt là một rong những nhân tố quan trọng cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, nhiệt tình nghề nghiệp. Về điều kiện cơ sơ vật chất phục vụ dạy học cũng càn được trang bị đầy đủ tạo điều kiện cho hoạt động dạy học đạ chất lượng.

Để giờ dạy đạt được mục tiêu đề ra, giáo viên cần chuẩn bị cho kế hoạch bài học chu đáo, sử dụng không gian lớp một cách sáng tạo để tổ chức cho học sinh thảo luận cũng như tiến hành các hoạt động khác theo nhóm. Giáo viên cần đưa ra hệ thống câu hỏi mở khuyến khích, động viên học sinh suy nghĩ và trả lời. Phải huy động được mọi học sinh tham gia vào việc trả lời các câu hỏi và góp ý kiến xây dựng bài và tạo nên một giờ học sôi nổi biểu hiện của hoạt động tích hợp nhận thức.

Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh cần đươc đánh giá toàn diện lưu ý đến hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo của học sinh trong quá trình thực hành, giao tiếp. Chú ý coi trọng việc tư đánh giá của học sinh qua các hoạt động thảo luận nhóm, trong hoạt động trò chơi, tự làm việc với tài liệu.

KẾT LUẬN

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là sự lựa chọn duy nhất của phần lớn nền giáo dục các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đó là một hướng đi, một sự lựa chọn đúng đắn của nền giáo dục nước ta. Dạy học theo phương pháp tích hợp là phương pháp mới, là nguyên tắc chủ yếu để xây dựng chương trình và SGK Ngữ văn THCS.

Việc vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích hợp vào giờ học Văn - Tiếng Việt 6, chính là thực hiện đổi mới về phương pháp dạy học trong một nội dung dạy học cụ thể với đối tượng dạy học cụ thể thực hiện phương pháp dạy học phần Văn học và Tiếng Việt SGK Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp không chỉ dựa trên cơ sơ lý luận và thực tiễn mà còn phải quan tâm để mối quan hệ hữu cơ giữa các thành tố trong quá trình dạy học - nhất là quen giờ phương pháp dạy học với mục tiêu và nội dung dạy học. Dạy học theo phương pháp tích hợp, nó không chỉ trở thành nguyên tắc chủ yếu để xây dựng chương trình và SGK Ngữ văn THCS mà từ đó nó dẫn đến sự đổi mới một cách đồng bộ các phương pháp dạy học Văn học - Tiếng Việt - Tập làm văn theo hướng tích hợp, tích cực điều đó nó đã làm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.

Với mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ và phương pháp của đề tài, bước đầu chúng tôi đã đạt được một số kết quả nhất định sau:

- Trên cơ sở từ lí luận của đề tài, chúng tôi đã xác định được quan niệm cũng như hiểu biết cơ bản về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp.

- Dựa trên cơ sở lí luận của phương pháp dạy học tích học, chúng tôi đã áp dụng dạy học theo phương pháp tích hợp vào dạy phần Văn học và phần Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 6, nó tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện các thao tác dạy học, làm phát huy khả năng tư duy, hình thành và củng cố các tri thức kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Việt. Ngoài ra nó giúp học sinh rèn luyện được thói quên tự học và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

- Song song với mặt thuận lợi thì dạy học theo phương pháp tích hợp nó còn gặp một số khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình tổ chức

dạy học theo phương pháp này. Đó là yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, về năng lực và phẩm chất sư phạm của người giáo viên. Còn đối với học sinh thì những trường tổ chức quản lý giờ dạy mà không có chất lượng thì sẽ dẫn đến học sinh không có ý thức học tập.

- Các lý luận về phương pháp dạy học phần Văn học và phần Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp nó chỉ có ý nghĩa khi được kiểm chứng trong thực tế dạy học. Vì thế mà chúng tôi đã tiến hành tổ chức thực nghiệm nhằm kiểm định hiệu quả các thiết kế kế hoạch bài học theo hướng tích hợp.

Do hạn chế về thời gian nên việc thực nghiệm chưa được tiến hành trên nhiều đối tượng học sinh thuộc các địa bàn khác nhau, các nội dung dạy học vẫn chưa đây đủ, song kết quả thực nghiệm có ý nghĩa khẳng định quy trình dạy học văn học và tiếng Việt theo hướng tích hợp phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực tư duy của học sinh, bước đầu cho phép chúng tôi tin vào tính khả thi của đề tài nghiên cứu.

Những kết quả thu được trên có thể nói đề tài này đã đạt được mục đích đề ra. Tuy vậy, như chúng tôi đã trình bầy, do điều kiện thời gian không cho phép, về tài liệu chuyên sâu cho việc dạy học Văn học - Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn còn rất ít, vì thế mà quá trình triển khai đề tài của chúng tôi chắc không thể tránh khỏi những hạn chế khoa học nhất định.

Phương pháp dạy học Văn học – Tiếng Việt 6 theo hướng tích hợp do chúng tôi đề xuất cần tiếp tục được kiểm nghiệm thực tế một cách đầy đủ và hiệu quả hơn nhằm hoàn thiện cho đề tài này để những lí luận về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tác dụng và đem lại hiệu quả thiết thực khi dạy học văn học và tiếng Việt trong nhà trường THCS nói chung và lớp 6 nói riêng, qua quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số vấn đề sau:

+ Đối với nhà trường trường phổ thông cần phải nâng cao chất lượng dạy học văn học và tiếng Việt. Với các hình thức hoạt động nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên.

+ Đối với giáo viên thì cần phải có kiến thức sâu rộng, nắm chắc được nội dung bài dạy.

Dạy học theo hướng tích hợp nó yêu cầu giáo viên cần phải đầu tư nhiều vào cách tổ chức trên lớp học, giáo viên phải vận dụng linh hoạt, các phương pháp dạy học phù hợp về mọi mặt và trong qúa trình dạy học, giáo viên cần có sự sáng tạo không nên vận dụng cứng nhắc các bước lên lớp.

Để nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học môn Ngữ văn nó không chỉ đặt ra đối với nhà trường phổ thông và giáo viên mà ở tất cả các ngành Giáo dục cần phải quan tâm hơn nữa. Như việc trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học, tạo điều kiện tốt nhất vè cơ sở vật chất phục vụ tốt cho việc dạy học theo hướng tích hợp. Ngoài ra không ngừng tổ chức mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề thường xuyên cho đội ngũ giáo viên, nhằm nâng cao trình độ giáo viên để thích ứng với nội dung phương pháp dạy học trên tinh thần đổi mới.

Dạy học theo hướng tích hợp nó yêu cầu người giáo viên phải có kiến thức sâu, rộng và phải nắm bắt chắc được nội dung dạy học.

Vì nếu không hiểu biết đúng vấn đề thì sẽ không có một phương pháp tốt giúp giáo viên dạy đạt chất lượng cao.

Dạy học theo phương pháp tích hợp nó luôn đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều vào cách tổ chức trên lớp và phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp về mọi mặt, bởi vì trong dạy học không có một phương pháp nào là duy nhất.

Tích hợp trong dạy học nó không chỉ thực hiện đổi mới nền Giáo dục nước ta và nó được áp dụng chung ở các nước trên thế giới. Đó là sự lựa chọn phù hợp với xu thế phát triển chung và việc áp dụng nó trong dạy phần Văn học và Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 6.

Vì vậy, nghiên cứu đề tài luận văn này chúng tôi hi vọng góp thêm một số ý kiến có ích vào việc cụ thể hóa những quan điểm đổi mới trong dạy học đối với bộ môn Ngữ văn được triển khai một cách toàn diện và hiệu quả

Một phần của tài liệu Tích hợp văn và tiếng việt trong dạy học môn ngữ văn 6 trung học cơ sở luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 114 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w