Chất lượng không khí ở đô thị

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 39 - 41)

Môi trường không khí ở thị các khu Đô thị có thể bị ô nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau do các yếu tố tự nhiên khắc nghiệt, do sự phát triển các phương tiện giao thông đường bộ, sự thiêu đốt các chất thải sinh hoạt, sự tích luỹ các chất thải công nghiệp và mật độ dân số cao….

Ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên: các đám cháy rừng tự nhiên gây ra khí C0, C02, và bụi tro. Sấm chớp làm sản sinh N0  N02  HN03. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ làm giải phóng các khí: NH3, CH4, N0x và C02. Ô nhiễm bụi do gió cuốn từ mặt đất lên.

Ô nhiễm do sinh hoạt con người: chủ yếu là từ bếp đun, sử dụng các nhiên liệu: than, đá, củi, dầu hoả và khí đốt. Đun bếp than tổ ong sẽ thải ra nhiều chất khí độc

hại như S02, C0, C02 và bụi. Nồng độ C02 tại bếp đun thường rất cao, có thể gây độc hại cho con người. Ngoài ra, các khí ô nhiễm sản sinh từ các nguồn thải sinh hoạt như khí CH4, NH3 và mùi hôi thối cũng làm ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm do giao thông vận tải: các loại phương tiện giao thông có gắn động cơ đốt trong gây ra ô nhiễm bụi lơ lửng và bụi khói rất độc hại qua ống xả như: khí máy (CxHy), C02. Khả năng khuếch tán các chất ô nhiễm giao thông vận tải phụ thuộc vào địa hình, cây xanh và quy hoạch kiến trúc các phố hai bên đường.

Tốc độ xây dựng và sửa chữa nhà ở đô thị quá nhanh không tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường; cơ sở hạ tầng không đồng bộ nhất là TX Đông Hà, Quảng Trị,… còn nhiều đường đất xen đường nhựa dẫn tới tình trạng ô nhiễm cục bộ dọc các trục đường giao thông nội thị.

Ô nhiễm do các hoạt động sản xuất công nghiệp: trong quá trình sản xuất, các chất độc hại thoát ra do bốc hơi, rò rỉ, tổn hao trên dây chuyền sản xuất, trên các phương tiện dẫn tải... Nồng độ chất độc hại khá cao và tập trung trong một khoảng không gian nhỏ, thường ở dạng hỗn hợp khí và hơi độc, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người lao động. Mỗi ngành công nghiệp, tuỳ theo dây chuyền công nghệ, nguyên liệu sử dụng và quy mô sản xuất... mà có mức độ ô nhiễm khác nhau.

Ngoài ra, hoạt động sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải còn là nguyên nhân gây ra ô nhiễm tiếng ồn. Tất cả những nguồn ô nhiễm kể trên đều có ảnh hưởng đến môi trường không khí ở các khu Đô thị với mức độ khác nhau. Nơi tập trung các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu là ở các khu vực dân cư đông đúc, ở các trục đường giao thông chính và ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp.

Theo số liệu giám sát môi trường của Sở TN&MT Quảng Trị (Bảng 2.1), nồng độ bụi ở tất cả các thị xã, thị trấn trong tỉnh dao động từ 0,36-0,55 mg/m3, đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,8 đến 2,8 lần . Nồng độ các chất độc SO2, NO2, CO đều nằm trong giới hạn cho phép.

Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm không khí cục bộ tại các thị trấn ở Quảng Trị là do chất lượng mặt đường kém nhiều đoạn đường chưa được chải nhựa, nhiều phương tiện giao thông không đủ tiêu chuẩn, các đô thị ở Quảng trị đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng .... dẫn tới ô nhiễm bụi. Đặc biệt là ở các đầu mối giao thông, ngã ba, ngã tư và dọc theo các phố lớn, chẳng hạn tình trạng không khí bị ô nhiễm bụi đoạn đường quốc lộ 1A qua các thị trấn, thị xã của vùng. Cộng thêm với khí hậu khắc nghiệt mật độ cây xanh thấp (chủ yếu là mới trồng được 3 - 4 năm trở lại) nên vào mùa gió Tây khô nóng, nồng độ bụi ở các trục đường giao thông rất cao gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân vùng đô thị.

Bảng 2.0. Hàm lượng các chất ô nhiễm tại một số điểm quan trắc trên địa bàn thị xã Đông Hà. Chỉ tiêu Điểm đo Bôi Mg/m3 CO Mg/m3 SO2 Mg/m3 NO2 Mg/m3 THC Mg/m3 Mg/m 3

Ngã tư bưu điện Thị xã Đông Hà 0,23 3,4 0,030 0,020 0,85 3,4

Bến xe Đông Hà 0,26 4,7 0,757 0,024 1,15 4,7

Khu công nghiệp Nam Đông Hà 0,20 4,0 0,018 0,127 0,70 4,0

Nguồn : Báo cáo hiện trạng môi trường 2005

Bảng 2.1. Hàm lượng một số chất gây ô nhiễm môi trường không khí Các chất ô nhiễm SO2 (mg/m3) NO2(mg/m3) CO mg/m3) Bụi (mg/m3) Lao Bảo 0,12 0,01 3,43 0,42 Hồ Xá 0,09 0,056 1,35 0,36 Quảng Trị 0,08 0,072 0,75 0,48 Đông Hà 0,19 0,096 3,48 0,56 Hải Lăng 0,06 0,076 5,00 0,36 Khe Sanh 0,07 0,01 0,75 0,55 Vĩnh Linh 0,04 0,05 0,98 TCVN 0,3 0,1 5,0 0,2

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Quảng Trị 2003.

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 39 - 41)