NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 126 - 128)

Cùng với quá trình đẩy nhanh sự phát triển kinh tế-xã hội, vấn đề bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh ta đã được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm. Công tác bảo vệ môi trường đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng phấn khởi, tạo cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững.

Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở một số nơi. Môi trường đô thị và các khu công nghiệp đang xuống cấp nhanh, nguồn rác thải tăng, việc xử lý các điểm ô nhiễm chưa triệt để. Tài nguyên thiên nhiên ở một số nơi bị khai thác cạn kiệt. Quá trình đô thị hoá với việc ra tăng dân số, tình trạng đói nghèo ở vùng sâu vùng xa cùng với khí hậu khắc nghiệt, lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra đang là những thách thức lớn của công tác bảo vệ môi trường ở tỉnh ta.

Để giải quyết các vấn đề về môi trường trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá cần phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, sự đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành, đặc biệt trong tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường của toàn đảng bộ và nhân dân tỉnh ta

4.1.1Quan điểm và mục tiêu BVMT của tỉnh Quảng Trị.

4.1.1.1 Quan điểm.

 Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế-xã hội, ổn định chính trị an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

 Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế-xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế-xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.  Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, mọi gia đình và

của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh.

 Bảo vệ môi trường theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đến môi trường là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải

thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp sự đầu tư của nhà nước và huy động nguồn lực trong xã hội.

 Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp vừa cấp bách vì vậy cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng, sự quản lý của nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận tổ quốc và các doàn thẻ nhân dân.

4.1.1.2 Mục tiêu.

Tập trung ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường một cách có hiệu quả. Từng bước phục hồi những nơi ô nhiễm nghiêm trọng. Tiến tới cải thiện môi trường trên địa bàn tỉnh có chất lượng tốt. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.

Ở Việt Nam, từ khi có luật bảo vệ môi trường (1993) vấn đề môi trường được quan tâm đặc biệt. Song vấn đề quy hoạch môi trường chưa có quy trình, quy phạm xây dựng các bản đồ môi trường. Mặc dù quy hoạch môi trường là sự sắp xếp, tổ chức sử dụng lãnh thổ làm sao để đạt được sự cân bằng tương đối giữa các hoạt động phát triển của con người và khả năng chịu tải của môi trường tự nhiên. Nhiệm vụ cơ bản của quy hoạch môi trường là giải quyết những mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường, giữa tăng trưởng kinh tế và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, duy trì sự cân đối hài hoà các hoạt động phát triển mà con người vì lợi ích của mình đã áp đặt quá mức lên các hệ thống tự nhiên.

Quy hoạch môi trường luôn gắn chặt với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển của các ngành. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cung cấp các mục tiêu kinh tế vĩ mô, các cơ sở hạ tầng, tiềm năng và các phương án phát triển của toàn bộ nền kinh tế của tỉnh gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế chung của đất nước. Quy hoạch phát triển ngành cung cấp cơ sở sử dụng tối đa các nguồn lực phát triển, đồng thời có thể thiết lập được một cơ cấu phát triển ngành phù hợp. Tuy nhiên trong phần lớn các quy hoạch phát triển ngành mới chú ý đến sự phát triển và lợi ích của ngành mình, chưa cân nhắc đến sự phát triển và lợi ích của các ngành khác, vì vậy dễ nảy sinh những mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên và môi trường cho mục đích phát triển chung. Chính vì thế quy hoạch môi trường sẽ gắn kết những vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong các quy hoạch để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và các ngành một cách bền vững nhất.

Để hướng dẫn các vấn đề cơ bản trong quy hoạch môi trường, năm 1998 Cục Môi trường thuộc Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường đã đưa ra tài liệu “Phương pháp luận quy hoạch môi trường”. Theo tài liệu này quy hoạch môi trường được

hiểu là: “Quá trình sử dụng có hệ thống các kiến thức khoa học để xây dựng các chính sách và biện pháp trong khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm định hướng các hoạt động phát triển trong khu vực, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững”.

Theo đó quy hoạch môi trường có thể xem là giải pháp nhằm thống nhất giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tài nguyên - môi trường.

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 126 - 128)