Tai biến nứt, sụt đất

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 74 - 75)

Từ tháng 7/1993 đến tháng 7/1994, ở Quảng Trị liên tục xảy ra nứt đất ở nhiều vùng với quy mô khác nhau.

Tại thị xã Đông Hà, nứt đất quan sát thấy ở trung tâm y tế thị xã Đông Hà, bệnh viện tỉnh, trong cơ quan Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, xí nghiệp lâm nghiệp Việt - Lào, khách sạn Đông Trường Sơn, trong khu vực UBND thị xã Đông Hà.

Nứt đất cũng quan sát thấy ở trung tâm y tế huyện Cam Lộ, trường cấp 1 - 2 Long Thành huyện Hương Hoá, xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Nam huyện Vĩnh Linh, xã Gio Châu huyện Gio Linh, xã Hải Thắng huyện Hải Lăng, xã Cam Thanh huyện Cam Lộ. Không gian nứt đất bao trùm 8 huyện, thị xã của tỉnh Quảng Trị. Quy mô nứt đất rất khác nhau. Độ mở của khe nứt rất khác nhau, có nơi chỉ vài cm nhưng có nơi tới 1m. Chiều dài vết nứt từ vài mét đến 50 - 60m, độ sâu trông thấy đạt tới 4m.

Nứt đất lớn nhất tại trung tâm y tế huyện Cam Lộ, tường nhà bị nứt toạc, có nhiều chỗ bị sập. UBND tỉnh Quảng Trị có quyết định đóng cửa trung tâm y tế này. Khu nhà trường cấp 1,2 Long Thành phải đóng cửa một lớp học do bị hỏng nặng. Các đập thuỷ lợi Khe Thanh, Lìa, Nghĩa Hy, Bà Huyện có nhiều vết nứt ngang đập, phải xử lý khẩn cấp và phải bố trí canh gác, theo dõi suốt trong mùa mưa bão.

Theo ý kiến các nhà chuyên môn, hiện tượng nứt đất ở Quảng Trị xảy ra trên quy mô lớn và nghiêm trọng có liên quan đến hoạt động kiến tạo hiện đại và do quá trình karst ngầm tái hoạt động. Nơi đây còn là một trong những lò magma đã phun trào vào cuối Neogen - Đệ Tứ, nay có dấu hiệu bất ổn định nên đã ảnh hưởng đến bề mặt địa hình của vùng lãnh thổ này.

Sụt lở đất xảy ra tại khu đất ở thôn Tân Hiệp, Hậu Mỹ, trạm y tế Cam Lộ - Huyện Cam Lộ vào tháng 2 năm 2006. Ở thôn Tân Hiệp có tổng cộng 19 hố sụt sâu, có những hố đường kính đạt tới 30 mét, sâu 10 mét. Mặt đất thôn Tân Hiệp xuất hiện những vết nứt chằng chịt khắp nơi, nhiều đoạn đường giao thông liên thôn bị sụt lún không đi lại được. Nguyên nhân của hiện tượng sụt đất ở Cam Tuyền huyện Cam Lộ cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau:

Theo khảo sát, liên tục từ cuối tháng 2/2006 (đợt sụt lún đất nguy hiểm đầu tiên ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) cho đến tháng 9/2006 của Liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ, trên phạm vi 25 km2 của 9 xã dọc sông Hiếu từ xã Cam Tuyền xuôi về ngã ba thị xã Đông Hà có khá nhiều điểm có nguy cơ bị sụt, lún rất nghiêm trọng với 2 cấp độ nguy hiểm là A và B.

Vùng sụt lún đất nguy hiểm cấp A khoảng 20 ha tại 2 thôn Tân Hiệp (xã Cam Tuyền) và Hậu Viên (thị trấn Cam Lộ) với 106 hộ dân cư đang sinh sống. Vùng

nguy hiểm cấp B khoảng 50 ha, nằm rải rác ở các thôn Tân Mỹ (Cam Thành); Hậu Viên, Vĩnh An, Bệnh viện Cam Lộ (cũ) thuộc Thị trấn Cam Lộ. Vùng xói lở mạnh (cấp A) chủ yếu nằm ở 2 thôn Thạch Đâu, Bích Giang (xã Cam Hiếu), Lâm Lang (Cam Thủy), đây là vùng xói đang phát triển nguy hiểm, cách bờ sông khoảng 50 m. Các nhà khoa học của Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ đã cảnh báo, không nên để dân cư ở và sống trên vùng sụt lún đất nguy hiểm cấp A, gồm 11,7 ha thuộc trung tâm thôn Tân Hiệp (đã xảy ra thảm hoạ tháng 2/2006) và khoảng 7,8 ha phía Tây thôn Hậu Viên (thị trấn Cam Lộ).Tại thôn Tân Hiệp, sau thảm họa sụt lún đất đêm 18/2/2006, tỉnh Quảng Trị, đã tổ chức di dời được 95 hộ dân đến nơi lập

nghiệp mới (trên địa bàn xã), hiện vẫn còn 80 hộ chưa chuyển đi. Theo các tác giả, nguyên nhân gây sụt lún đất là do hoạt động phức tạp của nước

ngầm trong các hang động karst trong đá vôi hệ tầng Cù Bai (D2-3cb) hình thành cách đây 260-380 triệu năm nằm dưới trầm tích Đệ tứ dày <8m, kết cấu kém ổn định dưới tác động của điều kiện địa chất thuỷ văn bất thường. Ở Cam Tuyền có hai khu vực sụt lún đất nguy hiểm có qui mô từ trung bình đến lớn là trung tâm thôn Tân Hiệp, tây thôn Hậu Viên, 5 khu có nguy cơ sụt đất qui mô nhỏ, ít nguy hiểm gồm: tây Tân Mỹ, đông Tân Mỹ, Hậu Viên - Trung Viên, Vĩnh An và trạm y tế Cam Lộ.

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 74 - 75)