Xói lở bờ sông bờ biển

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 70 - 72)

2.5.3.1 Xói lở bờ sông và bồi lấp cát

Ở Quảng Trị xói lở thường xảy ra vào mùa lũ trên các bờ lõm của các sông và xói lở ở vùng cửa sông xảy ra cả vào mùa khô. Hầu hết toàn bộ sông suối Quảng Trị đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn và đổ ra Biển Đông với mật độ 10 - 15 km có một cửa sông. Sông ngòi đại bộ phận ngắn (10 - 100 km), lưu vực hẹp và được đặc trưng bởi hai bộ phận thượng lưu và hạ lưu tương phản rõ rệt. Thượng lưu sông thường dốc, thung lũng hẹp, lũ thường xuất hiện đột ngột v.v... Ngược lại, phía hạ lưu các sông, lòng sông được mở rộng, uốn khúc quanh co, độ dốc thấp và hiện tượng tách dòng, phân nhánh rất phổ biến và gây ra hiện tượng bồi xói phức tạp.

Trên các con sông ở Quảng Trị, đặc trưng dòng chảy phù sa lơ lửng bình quân năm đạt giá trị khoảng 90 - 95 g/m3. Vào mùa mưa lũ độ đục trên các sông có thể đạt tới 920 - 940 g/m3. Trái lại vào mùa khô cả trong những thời đoạn không mưa hàm lượng phù sa tải đi rất thấp, biến động trong khoảng 1 - 10 g/m3.

Khu vực cầu cảng tại cửa sông Cửa Việt hiện đang bị xói lở mạnh do bờ tại đây cấu tạo chủ yếu bởi cát, dễ bị xói do động lực dòng chảy và cả do tác động của thuỷ triều.

Các cửa sông của Quảng Trị thường bị ngăn cách với biển bởi các doi cát có độ cao khác nhau. Nhiều nơi trên các doi cát này đã được ngư dân định cư lâu đời. Các khúc uốn dòng sông thường ép sát các doi cát và chúng có thể chọc thủng đê thiên nhiên này để tìm đường ngắn nhất ra biển và đó là nguy cơ tai biến tiềm ẩn đáng chú ý. Các khu vực dân cư tại Cửa Việt,... đều thuộc đối tượng này.

Sông thạch Hãn hiện tượng xói lở và bồi lấp sông xảy ra liên tục hai bên bờ sông, trên chiều dài 36 km từ hạ lưu đầu mối nam Thạch Hãn về cửa Việt có đến 12 vị trí

xói lỡ, các vị trí xói lở trọng điểm đáng lưu ý như: vùng Tân Mỹ, Nhan Biểu, ngoài ra trên sông thạch hãn còn rất nhiều đoạn xói lỡ khác gây ảnh hưởng lớn đến dân sinh và mất đất canh tác.

Ngoài hiện tượng xói lở, hiện tượng lấp cạn luồng lạch làm thay đổi trường vận tốc dòng chảy cũng làm tăng quá trình xói bờ, ngay cả những đoạn bờ lồi như ở đoạn Triệu Đông - Triệu Độ (sông Thạch Hãn). Hiện tượng bồi lấp cát trên các khu vực canh tác xảy ra tại một số điểm thuộc hạ lưu sông Quảng Trị, liên quan với các trận lũ lớn, đặc biệt là lũ năm 1999. Cát hạt trung đến thô được dòng lũ hất lên bờ, phủ lớp dày từ vài cm đến nửa mét, ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng đất tại đây.

Về điều kiện địa hình, do các sông ở Quảng Trị đều ngắn, dốc, lưu vực hẹp, đồi núi nằm kề ngay đồng bằng thấp, quá thoải lại bị đụn cát chắn ngang dòng chảy nên vào mùa mưa bão với lũ phát sinh cường suất cao, vận tốc dòng chảy 5 - 6 m/s gây sạt lở bờ, bồi lấp sông và ngập lụt sâu, dài ngày. Do tác động của bồi xói mạnh vùng duyên hải nên sông ngòi ở đây đều có độ uốn khúc lớn.

Hiện tượng khai thác vật liệu xây dựng: vấn đề bức xúc đang nổi lên trên tuyến sông Hiếu và sông Thạch Hãn là hiện tượng khai thác vật liêu xây dựng: các loại sạn. sỏi, cát vàng , cát xây dựng…Việc khai thác các vật liệu nói trên lại tập trung vào các đoạn sông đang bị sự cố nặng nhất và diễn ra tự phát. Hậu quả dẫn đến gây biến dạng lòng dẫn đoạn từ cầu Quảng Trị đến Triệu Thành, gây đổi dòng cục bộ, là nguyên của tai biến sạt lở bờ sông.

2.5.3.2 Xói lở bờ biển

Theo số liệu thống kê, bờ biển tỉnh Quảng Trị có 29 đoạn xói lở. Do đặc điểm cấu tạo đường bờ và động lực biển khác nhau nên hiện trạng xói lở đường bờ có sự khác biệt nhau đáng kể về số lượng và cường độ xói lở. Các khu vực có địa hình khúc khuỷu, răng cưa nhiều vũng vịnh, cù lao và đá gốc xói lở bờ diễn ra với qui mô nhỏ và trung bình. Khu vực xói lở mạnh và rất mạnh xảy ra ở các bờ biển lồi, thẳng hướng sóng có vật chất tạo bờ chủ yếu là cát. Các đoạn bờ bị xói lở mạnh nhất quan sát thấy ở Vĩnh Thái (Vĩnh Linh).

Đoạn bờ biển Quảng Trị thuộc đới bờ tích tụ và đầm phá, cấu tạo bởi cát bở rời, đôi nơi lộ đá cứng. Khu vực có chế độ bán nhật trều đều và không đều, biên độ triều từ 0,6- 1,1m, nước dâng cực đại trong bão 2,77 m, độ đục trong sóng 50- 100 g/m3, dung lượng dòng bùn cát 100- 150 g/m3.

Theo các kết quả nghiên cứu trong những năm vừa qua cho thấy, tốc độ xói lở trung bình đạt khoảng 5-7m/năm trong 10 năm qua. Song giá trị tốc độ xói lở bờ biển cũng luôn thay đổi, tuy nhiên tốc độ xói lở giảm dần theo thời gian.

Bảng 2.22. Thống kê diện tích bồi, lở ở Quảng Trị (Đơn vị tính: ha).

STT Tên huyện Diện tích bồi (ha) Diện tích xói lở (ha)

1 Vĩnh Linh 20,2 32,5

2 TriệuPhong,Hải Lăng - 153,2

Nguồn:Chương trình KC09- Phạm Huy Tiến 2004. Bảng 2.20. Hiện trạng sạt lở bờ biển tỉnh Quảng Trị

Địa danh Năm

xảy ra Vị trí Số đoạn Chiều dài (m) Tốc độ xói(m/n) Tỉnh Huyện Xã Quảng Trị Gio Linh

Gio Hải 1996 Bờ biển 1 10 5

Gio Việt Hàng năm Cửa Việt

Trung Giang 1996 Bờ biển 5 1,4 20

Vĩnh Linh

Vĩnh Thái Bờ biển 15,8

Vinh Quang 1985 Bờ biển 2 0,4 0,6 1985 Cửa Tùng Vĩnh Quang 1986 Bờ biển 2 5 1989 Cửa Tùng 3,5 Vĩnh Thạch 1980 Bờ biển 3 1,4 0,25 Vĩnh Kim 1985 Bờ biển 2 0,3 Hải Lăng

Hải Khê Bờ biển

Hải An 1985 Bờ biển 7

Triệu Phong

Triệu Lăng Bờ biển 6 5,4 0,91

Triệu Vân 1999 Bờ biển 8 3 55

Triệu An

Bờ biển 1999 Cửa Việt

Nguồn: Báo cáo tổng hợp: Nghiên cứu các vấn đề KT-XH-MT vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình - Quảng Trị

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 70 - 72)