Để thể hiện những nội dung cho từng vùng dựa vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng môi trường, đánh giá chức năng môi trường, đánh giá các chức năng tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường với các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, giải pháp tổ chức
chính sách. Từ những tính trội của vùng và những đề xuất phát triển những ngành kinh tế ưu tiên được thể hiện trên các vùng.
Tài nguyên rừng với các chức năng môi trường: Giữ nguồn nước thượng nguồn cho hạ du, cảnh quan sinh thái, ngân hàng gien, đa dạng sinh học (khu bảo tồn thiên nhiên), chống xói mòn, đá đổ lở - trượt lở đối với vùng núi và gò đồi; Đối với đô thị với việc tạo màu xanh, điều tiết khí hậu; Đối với vùng ven biển và đảo với chức năng phòng chống cát bay, cát nhảy; Đối với vùng đồng bằng với chức năng chống gió, điều tiết khí hậu cho môi trường nông thôn. Tài nguyên rừng với chức năng môi trường là phát triển kinh tế.
Tài nguyên nước: Chức năng cung cấp nước sinh hoạt, công nghiệp từ tài nguyên nước mặt và nước dưới đất. Tại các hồ chứa nước nhân tạo với chức năng cung cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản, chức năng điều tiết khí hậu, chức năng giữ ẩm cho cây trồng.
Tài nguyên đất và khoáng sản: chức năng môi trường của tài nguyên đất với đất lâm phần phục vụ cho phát triển lâm nghiệp, đất nông nghiệp phục vụ cho phát triển nông nghiệp, đất phục vụ cho phát triển đô thị, đất phục vụ cho phát triển công nghiệp, đất phục vụ phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản, đất cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch. Tài nguyên khoáng sản với chức năng phục vụ phát triển kinh tế.
Tài nguyên du lịch: Những điểm du lịch (lịch sử, sinh thái, mạo hiểm, tắm biển,…) với chức năng môi trường phục vụ phát triển du lịch.
Tài nguyên vị thế của tỉnh với chức năng phục vụ phát triển kinh tế (thương mại, dịch vụ).