Mô tả các vùng bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 130 - 135)

Tỉnh Quảng Trị được quy hoạch thành 4 vùng bảo vệ môi trường (Hình 4.1) nhìn từ góc độ đồng nhất về lãnh thổ: vùng núi và gò đồi, vùng đồng bằng, vùng ven biển và hải đảo, vùng đô thị. Đối với từng vùng được nhìn nhận dưới góc độ tính trội. Từ đó thể hiện những nội dung cần được bảo vệ cũng như những giải pháp giảm thiểu những tác hại đến môi trường

4.2.4.1 Vùng núi và gò đồi (Hình 4.1)

Đối với vùng núi và gò đồi với các định hướng phát triển kinh tế - xã hội như công tác phục hồi, bảo vệ, phát triển du lịch và du lịch sinh thái. Mặt khác xây dựng hành lang kinh tế đường 9, xây dựng khu thương mại Lao Bảo.

Để phục vụ các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng, phát triển một cách bền vững với các giải pháp, nội dung bảo vệ môi trường của vùng này như sau: Rừng với chức năng môi trường là giữ nguồn nước ở thượng nguồn, là tài nguyên thiên nhiên của ngành kinh tế. Các vườn Quốc gia như Đakrông ngoài chức năng môi trường giữ nguồn nước, còn là chức năng môi trường giữ gìn tính đa dạng sinh học, giữ gìn ngân hàng gen. Rừng đầu nguồn là bảo vệ cho thủy điện Rào Quán. Từ đó nội dung bảo vệ môi trường là phục hồi, phát triển và bảo vệ rừng. Ngăn cấm triệt để việc phá hoại rừng hoặc khai thác rừng không có quy hoạch.

Vùng núi và gò đồi với tài nguyên khoáng sản thuộc tài nguyên không tái tạo, vì vậy việc khai thác để phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai cũng gây nên những tác hại tới môi trường như môi trường không khí, môi trường nước. Đối với môi trường nước không chỉ đối với vùng núi và gò đồi mà còn ảnh hưởng tới các vùng khác. Do đó biện pháp bảo vệ môi trường đối với các điểm khai thác, chế biến đá xây dựng,…cần được đánh giá tác động môi trường, đặc biệt đối với nguồn nước thải.

Đối với môi trường đất tại vùng núi và gò đồi còn nhiều diện tích hoang hoá với chủ trương trồng rừng, cải tạo đất như phát triển cây công nghiệp dài ngày, phát triển lâm nghiệp và cây ăn quả. Để phục vụ chủ trương đó cần có quy hoạch phát triển một mạng lưới hồ chứa nước nhỏ phục vụ nguồn nước tưới và giữ ẩm cô cây trồng vào mùa khô, tạo thêm các cảnh quan sinh thái,…

Đối với các mô hình phát triển kinh tế như mô hình trang trại, mô hình kinh tế nông – lâm nghiệp, mô hình vườn đồi, mô hình ứng dụng khoa học công nghệ thích hợp phát triển kinh tế - xã hội tại vùng núi và gò đồi, đã, đang và sẽ được phát triển ở đây cần được đánh giá một cách nghiêm túc về mặt tích cực cũng như tiêu cực đối với môi trường. Trong quá trình xây dựng các mô hình đều liên quan tới môi trường đất như phát quang, chặt cây, mở rộng diện tích, xây dựng cơ sở hạ tầng đều có những tác động tới môi trường. Vì vậy việc giao đất cho các chủ trang trại cần được tính toán tới vị trí giao đất, tới những ảnh hưởng tới môi trường. Do đó cần có quy hoạch cụ thể, cần kiểm tra kịp thời ngăn chặn những tác hại tới môi trường.

Đối với tài nguyên du lịch của vùng, khi phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch lịch sử, du lịch cảnh quan, hình thành các tuyến du lịch…việc xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch cũng tác động tới môi trường. Để phát triển du lịch bền vững, vấn đề môi trường du lịch cần có những chế tài, những quy chế nhằm hạn chế tác động xấu tới môi trường.

Việc phát triển hành lang kinh tế đường 9 và trung tâm thương mại dịch vụ Lao Bảo với việc phát triển cơ sở hạ tầng mở rộng diện tích khu thương mại dịch vụ sẽ tác động tới môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất, môi trường đô thị, môi trường kinh tế - xã hội (các tệ nạn xã hội),…Vì vậy cần có quy hoạch cụ thể, bước đi cụ thể. Mặt khác phải thường xuyên theo dõi kiểm tra nhằm hạn chế những tác động xấu tới môi trường.

Đối với vùng núi và gò đồi thường xảy ra những tai biến địa chất, thiên tai tác hại không nhỏ tới môi trường sống của người dân. Vì vậy việc khoanh vùng thường xảy ra các dạng tai biến địa chất cũng như các vùng chịu tác hại của các thiên tai, cần có biện pháp cảnh bảo hoặc tổ chức di dân.

Cư dân sống ở vùng này gồm nhiều dân tộc, với phong tục, phương thức canh tác, trình độ dân trí về môi trường khác nhau. Từ đó cần có biện pháp giáo dục về môi trường nhằm nâng cao dân trí của cư dân, cung với nhà nước, với các đoàn thể, với các doanh nghiệp, với các chủ trang trại trong việc bảo vệ môi trường. Mặt khác khi phát triển các cơ sở hạ tầng cần có sự đồng thuận của người dân.

4.2.4.2 Vùng đồng bằng(Hình 4.1)

Đối với vùng đồng bằng trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội là trồng lúa, nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, xây dựng hành lang kinh tế quốc lộ 1A. Ngoài ra tỉnh chủ trương khôi phục các làng nghề truyền thống.

trường nông thôn với việc phát triển nông nghiệp nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm buộc người dân sử dụng các hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật,…gây nên sự ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước. Từ hiện trạng môi trường nông thôn, môi trường đất bị ô nhiễm bởi phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật, do tình trạng lạm dụng quá mức, kém hiểu biết của người dân dẫn đến tình trạng suy thoái đất nông nghiệp. Ô nhiễm suy thoái đất còn do các hoạt động công nghiệp trong vùng. Mặt khác môi trường đất ở đây còn chịu ảnh hưởng của biển gây nên đất bị mặn hoá và đất chua phèn hoá.

Môi trường nước tại vùng đồng bằng, nơi các đoạn sông chảy qua trực tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa được xử lý từ vùng núi và gò đồi, vùng đô thị làm cho chất lượng nước mặt ở vùng này bị ô nhiễm. Mặt khác môi trường nước kể cả nước mặt và nước dưới đất do lối sống và tập quán canh tác của người dân dẫn đến môi trường nước kém chất lượng.

Đối với các vùng nuôi trồng thuỷ sản do phát triển khá mạnh, nước thải của các cơ sở này đều không có hệ thống xử lý, nước thải đổ thẳng ra môi trường gây nhiễm mặn cho các vùng đất lân cận.

Tại các làng nghề ở vùng nông thôn, mặc dù quy mô còn nhỏ, chất thải còn ít song cũng gây ô nhiễm môi trường có tính cục bộ tại các làng nghề.

Nước sạch sinh hoạt cho cư dân vùng đồng bằng mặc dù đã có những công trình cấp nước sạch chủ yếu tại các thị trấn, huyện, đối với cư dân vùng nông thôn còn hạn chế, nước sinh hoạt cho cư dân vùng nông thôn còn rất thấp chủ yếu sử dụng nước mặt.

Đối với vệ sinh môi trường nông thôn còn phức tạp do ý thức của người dân. Chất thải rắn ở vùng đồng bằng, đặc biệt sau các vụ thu hoạch như phân gia súc, các phần dư thừa của cây trồng. Song việc thu gom phân rác của các gia đình đường làng ngõ xóm chưa được quan tâm đúng mức.

Đối với môi trường nông thôn tại vùng đồng bằng nơi thường chịu những thiên tai như bão, lũ lụt,…hậu quả của những trận bão, lũ lụt ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường nước, môi trường đất cũng như môi trường sống của cư dân nơi đây. Vấn đề thiên tai bão, lũ lụt…với những kinh nghiệm trong những năm qua, để hạn chế tác động xấu tới môi trường với phương châm 4 tại chỗ. Để thực hiện phương châm này một cách hiệu quả cần cụ thể hoá và tiến hành chuẩn bị nhằm hạn chế những thiệt hại về người và của cũng như việc xử lý môi trường sau tai biến.

4.2.4.3 Vùng ven biển và hải đảo

ngơi và bãi tắm, du lịch sinh thái đảo (đảo Cồn Cỏ) và vị trí chiến lược bảo vệ quốc phòng.

Đối với những hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua phát triển mạnh góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Nhiều nơi trong vùng đào ao, nuôi tôm của các hộ dân. Hoạt động đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu bằng phương pháp huỷ diệt như bằng chất nổ, bằng lưới có mắt lưới quá nhỏ gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường vùng biển và vùng ven biển.

Hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản bằng đào ao nuôi tôm ồ ạt dọc theo các cửa sông, vùng cát ven biển gây nên sự xáo trộn, biến đổi địa hình của vùng này. Nước thải của hoạt động nuôi tôm không chỉ có nguy cơ mà thực tế đã gây nhiễm mặn, nhiễm bẩn các chất hữu cơ và hoá chất tới môi trường nước, môi trường đất.

Hoạt động xây dựng và khai thác khoáng sản như xây dựng cảng Cửa Việt, cảng Cửa Tùng

4.2.4.4 Vùng đô thị(Hình 4.1)

Thị xã Đông Hà trong những năm tới phát triển cả về không gian và cả về các ngành kinh tế của một thị xã, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, nâng cấp thành thành phố cấp 3. Từ hiện trạng môi trường được trình bày ở chương 2, những vấn đề bất cập về môi trường của thị xã như: Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí (có tính cục bộ), cây xanh trong đô thị, chất thải rắn và bãi chôn cất, chất thải y tế, vệ sinh môi trường,…Vì vậy việc thể hiện trên bản đồ với các ký hiệu như ô nhiễm môi trường công nghiệp, ô nhiễm môi trường đô thị. Việc đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác hại của việc ô nhiễm môi trường đô thị bao gồm nhiều biện pháp như: Xử lý nguồn nước bị ô nhiễm, đảm bảo chất lượng nước cho sinh hoạt, nước cho công nghiệp, tăng cường việc trồng cây xanh trong đô thị nhằm cải thiện môi trường không khí,…

CHƯƠNG 5 . XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2010 TẦM NHÌN

ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 130 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)