1.2.1. Dân số, dân tộc và lao động
1.2.1.1 Dân số (Error! Reference source not found.)
Tính đến hết năm 2005 dân số tỉnh Quảng Trị có 632 840 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm 50,1%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,31% và có xu thế giảm dần qua các năm (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2005). Dân số Quảng Trị phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, tỷ lệ dân số ở vùng nông thôn chiếm 75,61% (năm 2004). Do các đô thị ở Quảng Trị phát triển chậm tốc độ đô thị hoá chưa cao nên cơ cấu dân số giữa nông thôn và thành thị qua các năm không có sự biến đổi lớn lắm. Mặt khác do chưa có các khu công nghiệp tập trung, quá trình hình thành các khu công nghiệp, khu vực kinh tế trọng điểm mới bắt đầu nên hiện tượng di dân chưa xảy ra. Các khu dân cư tập trung trong tỉnh chủ yếu là các thị xã, thị trấn.
1.2.1.2 Dân tộc (Error! Reference source not found.)
Tỉnh Quảng Trị bao gồm cộng đồng các dân tộc: Kinh, Vân Kiều, Pa Cô... Dân tộc Kinh chiếm 91,4%, Vân Kiều 6,7%, Pa Kô 1,8%, các dân tộc khác 0,1%. Trong đó đồng bào các dân tộc ít người tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi (Hướng Hoá, Đakrông) và một số xã thuộc miền núi của huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ.
1.2.1.3 Lao động:
Tổng số lao động hiện có trong toàn Tỉnh là 314.771 người, trong đó lao động nữ 158.480 người chiếm tỷ lệ 50,35 % lực lượng lao động. Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm gần 80% lực lượng lao động hiện nay. Lực lượng lao động trong khu vực Nhà nước trên lĩnh vực nông - lâm nghiệp là 1.524 người.
Lực lượng lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân phân bố không đều giữa các vùng, vùng đồng bằng chiếm khoảng 60%, vùng trung du - miền núi chiếm 31% và vùng ven biển chiếm 9%. Giữa các vùng có sự chênh lệch về qui mô và chất lượng lao động, vùng đồng bằng là địa bàn có lực lượng lao động tập trung đông nhất và số lao động có trình độ thâm canh sản xuất chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt là sản xuất nông sản theo hướng hàng hoá.
1.2.2. Kinh tế
1.2.2.1 Nông nghiệp
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất đem lại kết quả, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tiếp tục phát triển, ngành trồng trọt từng bước đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2005 tăng 1,2% so với năm 2004, trong đó trồng trọt tăng 1,3%, chăn nuôi tăng 1,0%, dịch vụ nông nghiệp tăng 0,3%. Tổng sản phẩm ngành nông lâm nghiệp theo giá trị hiện hành là 1.444 tỷ đồng, tăng 91 tỷ so với năm 2004.
Diện tích trồng trọt tăng đều qua các năm, diện tích trồng trọt toàn tỉnh năm 2001 là 87.646,2ha tăng lên 92.543,6 ha năm 2004, dự kiến năm 2005 là 96.024 ha; bình quân tăng 1,8% hằng năm. Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đến năm 2004 là 49.300 ha, trong đó lúa 47.000 ha tăng 2,4% so với năm 2001; ngô: 2.613,5 ha, tăng 37,9% so với năm 2001. Sản lượng lúa tăng từ 184.800 tấn năm 2001 lên 214.300 tấn năm 2004, năng suất lúa năm 2001 đạt 39,4 tạ/ha đã tăng lên 46,6 tạ/ha năm 2004; sản lượng ngô 2.857,3 tấn năm 2001 tăng lên 5.523 tấn năm 2004. Cây công nghiệp dài ngày ở Quảng Trị có bước phát triển vững chắc và đã khẳng định được vị trí chủ lực của nó:
Cây cao su: diện tích 9.158,4 ha năm 2001 tăng lên 10.366,1 ha năm 2004; sản
lượng năm 2001 là 4510,5 tấn thì đến năm 2004 là 6425 tấn; cây cao su trồng tập trung chủ yếu ở 3 huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ.
Cây cà phê: diện tích năm 2001 3.329,4 ha tăng lên 3704,3 ha năm 2004; sản lượng
năm 2001 là 3.551 tấn tăng lên 5079,9 tấn năm 2004; hai huyện có sản lượng cà phê lớn nhất tỉnh là Đăkrong và Hướng Hoá.
Cây tiêu: diện tích năm 2004 là 2484 ha, sản lượng đạt 2112,6 tấn; cây tiêu được trồng phổ biến ở Quảng Trị, huyện có sản lượng tiêu lớn nhất là Cam Lộ (922,8 tấn).
Về chăn nuôi trong những năm qua Quảng Trị đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng đàn. Năm 2004 đàn lợn 242353 con, tăng 11,6% so với năm 2001; gia cầm 2,1 triệu con tăng gần 13% so với năm 2001. Giá trị sản xuất của chăn nuôi năm 2004 đạt 293,9 tỷ đồng (năm 2001: 263,9 tỷ).
1.2.2.2 Lâm nghiệp
Đến năm 2005 diện tích đất lâm nghiệp có rừng ở Quảng Trị là 181.758 ha, độ che phủ đạt 39,5%, độ che phủ rùng tăng bình quân 1%/năm. Toàn tỉnh có 110.356 ha rừng tự nhiên và 71.393 ha rừng trồng các loại. Giai đoạn 2001-2005 đã trồng được
27.500 ha rừng tập trung, trong đó có 19000 ha rừng phòng hộ, 8500 ha rừng sản xuất. Giao khoán bảo vệ rừng bình quân 16.500 ha/ năm.
1.2.2.3 Thuỷ sản
Ngành thuỷ sản của Quảng Trị trong một vài năm trở lại đây đã có bước phát triển trên nhiều lĩnh vực, từng bước khẳng định là ngành kinh tế quan trọng.
Sản lượng khai thác thuỷ sản tăng từ 12.500 tấn năm 2001 lên đến 16.620 tấn năm 2004. Dự kiến năm 2005 đạt 16800 - 17.000 tấn. Tăng bình quân mỗi năm 7-7,2%, trong đó sản lượng khai thác biển tăng 3,8% /năm, nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh 46% /năm.
Nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển mạnh cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2004, diện tích nuôi trồng toàn tỉnh 1830 ha, tăng gần 2 lần so với năm 2001; năng suất bình quân đạt 1,47 tấn/ha/năm.
Chế biến thuỷ sản tiếp tục được phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh. Năm 2004 giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,5 triệu USD.
1.2.2.4 Công nghiệp
Tỉnh Quảng Trị hiện có 5.981 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có 05 cơ sở nhà nước quản lý, 01 cơ sở trung ương quản lý, 5914 cơ sở tư nhân, có 02 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Sản phẩm công nghiệp đa dạng chủ yếu là cao su, thuỷ sản đông lạnh, quần áo may sẵn, giấy, đồ tôn sắt, …. .
Hiện nay, khu công nghiệp Nam Đông Hà có một số dự án đã được đầu tư với mức vốn khá lớn như: Nhà máy gỗ ván ép MDF vốn đầu tư 450 tỷ đồng, công suất 60.000 m3/năm. Nhà máy nghiền Clinker 25 vạn tấn/năm. Thời gian tới hoàn thành xây dựng nhà máy xi măng 35 vạn tấn/năm tại Cam Lộ.
Để đáp ứng kịp nhịp độ phát triển kinh tế, từ năm 2001 đến nay Quảng Trị đã quy hoạch và xây dựng nhiều khu công nghiệp mới hầu hết đều ở quy mô vừa và nhỏ. Nhìn chung, công nghiệp ở Quảng Trị đã có những bước phát triển khá ổn định, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Bảng 1.6. Các khu công nghiệp, thương mại tỉnh Quảng Trị
Stt Tên khu/cụm công nghiệp Vị trí Năm
TLập 1 Khu công nghiệp Nam Đông Hà Phường Đông Lương - Thị xã
Đông Hà 2004
2 Khu Công Nghiệp Quán Ngang Huyện Gio Linh 2004
3 Khu Thương mại tự do Lao Bảo Thị trấn Lao Bảo-Huyện Hướng
Hoá 2001
4 Cụm công nghiệp Đông Lễ Phường Đông Lễ - Thị xã Đông
Hà 2004
5 Cụm công nghiệp phường 3 Phường 3 - Thị xã Đông Hà 2004 6 Cụm Công nghiệp - TT CN Phường I - Thị xã Quảng Trị 2003 7 Cụm tiểu thủ công nghiệp và làng
nghề Diên Sanh
Thị trấn Diên Sanh - Huyện Hải
Lăng 2004
1.2.3. Giao thông
Toàn Tỉnh hiện có khoảng 3.313 km đường ô tô, trong đó có 368 km quốc lộ và 414 km tỉnh lộ, có 132/138 xã phường có đường ô tô tới trung tâm, trong đó có 64 xã phường có đường nhựa, đường bê tông còn lại là đường đá, cấp phối và 6 xã chỉ có đường đất. Riêng 4 xã (Ba Lòng, Hải Phúc, Ba Nang, A Vao) của huyện Đakrông chưa có đường ô tô tới trung tâm (hiện đang tiến hành đầu tư xây dựng).
Bảng 1.7. Hiện trạng phân bố giao thông tỉnh Quảng Trị
Hạng mục Toàn tỉnh
(km)
Phân theo các vùng
Ven biển Đ.bằng M. núi
1. Đường quốc lộ 368 4 97 267
2. Đường tỉnh lộ 414 10 230 174
3. Đường nông thôn - Huyện lộ - Đường xã thôn 2.531 394 2.137 370 51 319 1.256 257 999 905 86 819 Tổng số 3.313 384 1.583 1.346 Mật độ (km/km2) 0,7 3,2 1,7 0,4
Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Trị năm 2005
Mạng lưới giao thông của Tỉnh trong những năm gần đây đã được chú trọng đầu tư phát triển. Các tuyến quốc lộ 9, quốc lộ 1A được nâng cấp. Tuyến đường Hồ Chí
Minh với 2 nhánh đi qua địa phận 5 huyện (Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hoá, Đakrông), có tổng độ dài 193 km chủ yếu trên địa bàn trung du - miền núi. Tuy đã tích cực đầu tư phát triển nhưng hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ nhiều hạn chế: Mật độ đường vùng trung du - miền núi còn quá thấp, nhiều tuyến đường chỉ lưu thông được trong mùa khô. .
Ngoài đường bộ, Quảng Trị còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có cảng Cửa Việt công suất thông hàng 200.000 tấn/năm (giai đoạn I) góp phần nâng cao khả năng lưu thông kinh tế - hàng hoá, đặc biệt trong lưu thông xuất nhập khẩu thuỷ - bộ từ Cửa Việt theo quốc lộ 9 với khu thương mại Lao Bảo, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan.
1.2.4. Du lịch
Quảng Trị là tỉnh nằm giữa Miền Trung Việt Nam, là vùng đất có bề dày văn hoá lịch sử, có tiềm năng du lịch phong phú và độc đáo. Quảng Trị có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Về biển, có các bãi tắm đẹp như Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thuỷ và tương lai gần Đảo Cồn Cỏ sẽ trở thành Đảo du lịch. Về rừng, có rừng nguyên sinh Rú Lịnh, khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, có suối nước nóng và hệ thống hang động, có các khu du lịch sinh thái Khe Gió, Trằm Trà Lộc, khu du lịch sinh thái nghỉ mát Khe Sanh, thuỷ lợi thuỷ điện Rào Quán… Quảng Trị có hệ thống di tích chiến tranh đồ sộ, độc đáo và nổi tiếng có giá trị phục vụ du lịch cao, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách trong và ngoài nước như: Thành Cổ Quảng Trị, Đôi bờ Hiền Lương, Địa đạo Vịnh Mốc, Hàng rào điện tử Mc. Namara, Khe Sanh, Làng Vây, Sân bay Tà Cơn, Nhà đày Lao Bảo, Đường Hồ Chí Minh huyền thoại… Ngoài ra còn có các lễ hội như: Lễ hội đâm trâu của đồng bào dân tộc Pa Cô, Lễ hội cướp cù ở Gio Linh, Lễ hội đua thuyền ở các huyện thị, Lễ hội Kiệu La Vang… Gần đây còn xuất hiện thêm loại hình lễ hội mới - Lễ hội Cách
mạng như: Lễ hội "Thống nhất non sông", Lễ hội "Thả hoa trên sông Thạch Hãn", 4 năm 1 lần tổ chức Lễ hội "Nhịp cầu xuyên Á".
Với tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, Quảng Trị ngày càng thu hút khách du lịch từ khắp mọi vùng trong nước và quốc tế. Nếu như năm 2002, các cơ sở du lịch của tỉnh đã đón 102.292 lượt khách tăng 15% so với năm 2001, thì đến năm 2003 số lượt khách đã lên tới 140.646 lượt, tăng 31,6% so với năm 2002 và đạt gần 102% so với kế hoạch đặt ra; năm 2004 số khách du lịch đến với Quảng Trị là 176.799 lượt khách. Trong đó, khách quốc tế là 41.556 lượt khách, khác nội địa là
197.274 lượt khách.
Bên cạnh những mặt đạt được này, thì vấn đề môi trường du lịch đã nảy sinh nhiều bức xúc, như chất thải sinh hoạt, dầu mỡ thải ra từ các tầu bè đánh cá, hạn chế
nguồn nước ngọt, nuôi trồng thuỷ sản phục vụ du lịch, hoạt động du lịch quá tải vào mùa hè,.... đặc biệt là bãi tăm Cửa Tùng do mới đang hình thành nên vấn đề môi trường ở đây chưa được quan tâm đúng mức. Hiện tượng lấn bờ biển làm hàng quán vẫn còn xảy ra, chưa có hệ thống thu gom chất thải sinh hoạt đồng bộ,.. Đây là vấn đề cần được quan tâm của các cấp chính quyền tỉnh Quảng Trị.
1.2.5. Giáo dục – Đào tạo
Hiện nay trên địa bàn có 292 trường học trong đó số trường công lập là 287 trường và 5 trường bán công. Tổng số lớp học là 4830 lớp và tổng số học sinh là 158138. Trong những năm qua sự nghiệp về giáo dục đã có nhiều tiến bộ đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đa dạng hoá được hình thức giáo dục.
Đối với giáo dục môi trường thì công tác nâng cao nhân thức về môi trường đặc biệt được quan tâm. Các hình thức tuyên truyền giáo dục rất phong phú như:mở các lớp tập huấn về môi trường, tham gia tuyên truyền cổ động hưởng ứng ngày môi trường thế giới,… Kết quả đạt được rất đáng khích lệ và cần phát huy.
1.2.6. Y tế
Hệ thống Y tế về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân được củng cố và ngày càng phát triển.
Về đội ngũ cán bộ: đến nay toàn tỉnh có 1.908 cán bộ y tế, trong đó cán bộ đại học 416 (riêng bác sĩ có 348 chiếm 18,3%).
Tuyến xã có 92 bác sĩ, đạt tỷ lệ 66,7% xã có bác sĩ. Bình quân có 5,75 bác sĩ /10.000 dân, 100% xã có nữ hộ sinh, 100% thôn bản có nhân viên y tế cộng đồng. Toàn tỉnh có 995 giường bệnh (tuyến tỉnh và huyện) đạt tỷ lệ 16giường/vạn dân. Tuyến xã phường có 134/138 Trạm Y tế xã được xây dựng mới hoặc nâng cấp. Trong những năm qua với phương châm: không để dịch lớn xảy ra, có dịch tập trung phòng chống dịch, tăng cường khâu kiểm tra, giám sát, vì vậy nhìn chung tình hình dịch bệnh tương đối ổn định.
Công tác khám chữa bệnh trong những năm qua cơ bản đã đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nhân dân, nhất là đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.
Môi trường sống ngày càng được cải thiện, tình trạng ngộ độc thực phẩm đã dần dần được ngăn chặn, ý thức người dân tự chăm lo và bảo vệ sức khoẻ của mình đã được nâng lên một bước. Công tác xã hội hoá y tế đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực.
Tóm lại, những thành tích ngành Y tế đã đạt được trong những năm qua là to lớn, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế tỉnh nhà và góp phần xây dựng 1 cơ chế bình đẵng trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
1.2.7. Đầu tư xây dựng cơ bản
Tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh năm 2004 là 1.049.740 triệu đồng (năm 2003 là 799.465 triệu đồng). Trong đó vốn đầu tư ngân sách 501.906 triệu đồng, vốn đầu tư trực tiếp từ ngước ngoài là 147.400 triệu đồng. (Theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2004).
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG, XU THẾ DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ
2. 1. MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
2.1.1. Phát triển dân số, xây dựng đô thị
Với đà tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng dân số thì việc phát triển đô thị là tất yếu và cần được quan tâm đặc biệt. Hiện nay Quảng Trị có 10 thi trấn và 2 thị xã vừa và nhỏ. Thị xã Đông Hà là trung tâm tỉnh lỵ, các thị xã, thị trấn còn lại đều là trung tâm huyện lỵ. Các Thị xã, thị trấn đều đã có quy hoạch và định hướng phát triển đến 2010. Ngoài ra, trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh đã có các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất ở Quảng Trị như :xây dựng khu công nghiệp Nam Đông Hà, xây dựng khu chế xuất Lao Bảo…các dự án này đang trong giai đoạn thi công. Bên cạnh đó quá trình đầu tư xây dựng và sửa sang nhiều công trình trọng điểm như chợ Đông Hà, Cảng Cửa Việt, nâng cấp đường 9…cũng được