Tai biến trượt lở

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 72 - 73)

Các tai biến liên quan với trọng lực gồm hiện tượng trượt lở đất, lở đá, sụt lún mặt đất. Hiện tại chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.

Hiện tượng trượt lở đất xảy ra mạnh mẽ dọc các tuyến đường giao thông, đặc biệt là các tuyến đường trong vùng đồi núi như: đường Hồ Chí Minh, các đoạn đường liên huyện. Các tuyến đường này thường được xây dựng dọc theo các đới đứt gãy kiến tạo với vỏ phong hoá dày nên khá thuận lợi cho quá trình trượt lở đất. Kết quả điều tra chi tiết ở 13 đoạn dọc đường Hồ Chí Minh và 4 đoạn dọc Quốc lộ 1 vừa được Cục Địa chất khoáng sản hoàn thành cho thấy: Ở Quản Trị có hai đoạn đường sau thường xuyên xảy ra hiện tượng trượt lở khi có mưa lớn kéo dài: Đoạn đèo Cổng Trời dài 31km (Hướng Lập, Hương Hoá, Quảng Trị) ghi nhận 15 điểm trượt quy mô vừa đến lớn. Đoạn đèo Sa Mùi dài 22km (Hướng Phùng, Hương Hoá, Quảng Trị) ghi nhận 13 điểm trượt quy mô nhỏ và vừa, 03 điểm trượt quy mô lớn đến rất lớn. Tại các điểm này còn có nguy cơ xảy ra hai khối trượt quy mô 60.000 - 80.000m3 và 35.000 - 45.000m3.

Hiện tượng trượt lở liên quan với thành vật chất, cấu tạo của đất đá, với địa hình (đặc biệt là với các taluy đường quá dốc, quá cao và cắt vào tầng đất nhạy cảm với trượt lở); trượt lở đất xảy ra chủ yếu vào mùa mưa đã khẳng định vai trò của nước mặt và nước ngầm với hiện tượng này. Ở Quảng Trị vùng có nguy cơ trượt lở cao là huyện Hướng Hoá và Đăkrong.

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 72 - 73)