Nhiễm chất thải rắn

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 44 - 46)

2.1.4.1 Nguồn phát sinh rác thải

Rác thải trong các khu đô thị Quảng Trị chủ yếu từ các nguồn sau:

Rác thải sinh hoạt: chiếm tỷ trọng lớn nhất, được thải ra từ các hộ gia đình, các cơ quan, trường học các khu du lịch - dịch vụ, chợ, đường phố, bến xe... Các chất thải chủ yếu là rác thực phẩm, giấy loại, các loại phân bùn, cặn bã trong các công trình vệ sinh...

Rác thải công nghiệp: bao gồm các phế thải từ vật liệu, nhiên liệu sản xuất, các phế thải trong quá trình công nghệ và bao bì đóng góp sản phẩm. Các chất thải chủ yếu là rác thực phẩm, giây, vải, đồ nhựa, chất thải độc hại... Hiện tượng đổ rác thải bừa bãi ra các khu đất trống là rất phổ biến, tạo nên nguồn ô nhiễm cho môi trường đô thị. Rác thải xây dựng: quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị đã phát sinh ra nguồn rác thải từ vật liệu xây dựng do việc dỡ bỏ công trình xây dựng và đào móng cho đất đá, gạch gói, bê tông, cát sạn...

Rác thải bệnh viện: lượng rác này chứa nhiều chất thải độc hại, được thải ra trong quá trình khám bệnh, điều trị, phẫu thuật như các loại bông, băng, gạc, nẹp, kim

tiêm, dụng cụ thuỷ tinh, nhựa, các bệnh phẩm... Bên cạnh đó còn có rác thải sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà và cán bộ y tế, chủ yếu là rác thải thực phẩm, giấy nhựa dễ bị phân huỷ.

2.1.4.2 Tình hình thu gom chất thải rắn

Đến nay rác thải sinh hoạt các đô thị ở Quảng Trị hầu như đã có tổ chức thu gom rác thải. Rác thải sau khi được thu gom được được tập kết về các bãi rác hoặc chôn lấp. Tuy đã có đội ngũ thu gom rác nhưng hiện tượng rác thải nằm ngổn ngang trên đường phố, các khu công cộng và đặc biệt là ở các chợ, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Điển hình trong số này có chợ Khe Sanh, chợ Phiên (Cam Lộ), chợ Cầu (Gio Linh), gần trường học, các trung tâm y tế …hình thành nên các “bãi chôn lấp rác nhỏ” Chúng là những ổ dịch bệnh nguy hại dễ lan truyền qua không khí, nguồn nước mặt, nước ngầm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và môi trường sống của cư dân. Mặt khác trên địa bàn tỉnh chỉ có riêng thị xã Đông Hà và thị xã Quảng Trị là có quy hoạch, thiết kế bãi rác, các đô thị còn lại chỉ tập kết rác và đổ rác hoặc chôn lấp ở một vị trí nhất định nào đấy gây nên hiện tượng ứ động rác và ô nhiễm do nước rác theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên Môi trường số liệu rác thải và nước thải ứ động trên các đô thị là rất lớn.

Bảng 2.4. Khối lượng rác thải đô thị tỉnh Quảng Trị

STT Huyện, thị Khối lượng rác (kg)

1 Thị xã Đông Hà 39513

2 Thị xã Quảng Trị 8457,5

3 Huyện Vĩnh Linh 45743

4 Huyện Gio Linh 38408

5 Huyện Cam Lộ 23541

6 Huyện Triêu Phong 54520

7 Huyên Hải Lăng 51489

8 Huyên Hương Hoá 32185,5

9 Huyện Đakrong 16419,5

10 Huyện Đảo Cồn Cỏ 200

Tổng 310476,5

Nguồn: Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Trị 2005

Theo số liệu của phòng Môi trường thị xã Quảng Trị thì lượng rác thải ra mỗi ngày trong thị xã ước đạt 30m3/ngày đêm. Trong 3700 hộ dân mới chỉ có 1800 hộ có hệ thống thu gom chất thải rắn.

Rác thải công nghiệp - xây dựng trong các khu đô thị từ các nhà máy xí nghiệp nằm trong đô thị đang thải ra môi trường một lượng chất thải rắn khá lớn. Lượng rác thải này hầu như không được thu gom, và cũng chưa có nhà máy xí nghiệp nào có hình thức xử lý rác thải này. Lượng rác thải này vừa gây ô nhiễm môi trường vừa làm mất mỹ quan đô thị. Đây là một thách thức lớn đặt ra cho các nhà quản lý của tỉnh Quảng Trị trong tương lai.

2.1.4.3 Xử lý chất thải rắn

Hiện tại tất cả rác thải tại các khu đô thị đều được xử lý bằng phương pháp chôn lấp.

Thị xã Đông Hà có 1 bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh với diện tích 6,2 ha nằm ở Khe Lấp, Phường 3, phía Tây Nam thị xã. Bãi rác nằm cách khu dân cư gần nhất 2,6km, cách sông Vĩnh Phước 2,7km, cách sông Hiếu 3km, cách hồ Khe Mây, hồ Trung chỉ khoảng 2 - 3km, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Bãi chôn lấp được xây dựng để xử lý rác sinh hoạt và rác công nghiệp thông thường. Các loại rác độc hại và nguy hiểm được xử lý nghiêm ngặt tại ô chôn lấp đặc biệt. Bãi có thể tiếp nhận khoảng 50 tấn rác/ngày và có thể vận hành đến năm 2010.

Thị xã Quảng Trị đã có quy hoạch và thiết kế bãi rác; tuy nhiên bãi rác này đã xuống cấp, cách nhà máy nước Quảng Trị 100m; đây là bãi rác nổi không hợp vệ sinh, xử lý rác bằng phương pháp đốt là chủ yếu.

Các thị trấn của các huyện cũng lâm vào tình trạng tương tự; đều chưa có bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh. Các bãi rác mới chỉ là chỗ đổ rác tạm thời và xử lý bằng phương pháp thô sơ, đốt là chủ yếu. Đây là vấn đề thách thức lớn cho phát triển đô thị ở Quảng trị cho hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)