2.7.1. Diễn biến môi trường đô thị.
Định hướng phát triển không gian:
Nâng cấp thị xã Đông Hà lên thành phố vào năm 2007. Thị xã Đông Hà sẽ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh, là đầu mối kinh tế quan trọng của hành lang kinh tế Đông Tây trong hệ thống đường Xuyên Á. Dự kiến quy mô dân số đến năm 2010 khoảng 9 đến 10 vạn dân.
Đầu tư phát triển và mở rộng thị xã Quảng Trị và một số thị trấn như Khe Sanh, Lao Bảo (Hướng Hoá) với quy mô mỗi thị trấn khoảng 10 nghìn dân; Các thị trấn Diên Sanh (Hải Lăng), Gio Linh, Hồ Xá (Vĩnh Linh), Cam Lộ, Đakrông…có các cơ sở hạ tầng ban đầu của một đô thị nhằm hình thành và phát triển thành những đô thị trung tâm của các tiểu vùng
Hình thành và xây dựng một số đô thị mới, tạo những hạt nhân động lực kinh tế cho một số địa bàn trọng điểm phát triển của tỉnh trong thời gian tới như thị trấn Cửa Việt (Gio Linh), Cửa Tùng ( Vĩnh Linh)
Đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp và hình thành một số thị tứ, trung tâm kinh tế-xã hội cụm xã nông thôn để trở thành những hạt nhân đô thị vệ tinh, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội ở nông thôn, miền núi, vùng ven biển
Dự báo về môi trường nước:
+ Nhu cầu cấp nước ở Đông Hà: Đến năm 2010 bình quân mỗi người trong 1 ngày đêm là 30 lít và có khoảng 85% dân số đô thị dùng nước máy, tổng nhu cầu là 25700 m3/ngày đêm. Xây dựng hồ chứa nước ở thượng nguồn sông Vĩnh Phước, tiếp tục sử dụng nguồn nước mặt sông Vĩnh Phước. Xây dựng nhà máy nước Đông Hà 1500 m3/ngày đêm, lấy từ nguồn nước ngầm Gio Linh. Như vậy đến năm 2010 cả 2 nguồn nước trên đảm bảo đủ cung cấp cho nhu cầu của thị xã Đông Hà.
+ Xử lý nước thải: Đến năm 2010 lượng nước thải sinh hoạt của thị xã sẽ tăng do dân số tăng cùng với nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao. Các chỉ tiêu chất lượng nước sẽ có chiều hướng tăng. Do đó cần được xử lý cục bộ trước khi đưa vào hệ thống thoát nước chung. Đối với nước thải công nghiệp do phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thị xã phát triển mạnh dẫn đến lưu lượng nước thải ngày càng tăng cao. Cần có các biện pháp xử lý nước thải hữu hiệu, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm của nguồn nước thải công nghiệp trước khi thải vào môi trường. Nước thải bệnh viện cũng sẽ tăng cần có cách quản lý và biện pháp xử lý hữu hiệu nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.
Dự báo về môi trường không khí.
Khi công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển, môi trường không khí tại các khu công nghiệp tập trung là đáng quan tâm và lo ngại nhất do các chỉ tiêu độc hại tăng lên một cách đáng kể. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực dân cư sống xung quanh.
Ô nhiễm không khí do giao thông, phần lớn các trục đường chính ở thị xã Đông Hà đều bị ô nhiễm, sẽ vượt tiêu chuẩn cho phép. Mặt khác đến những năm sau 2010 sẽ xảy ra tắc nghẽn giao thông ở các trục phố chính, các nút giao thông quan trọng nếu
không có cải tạo giao thông ngay từ bây giờ. Tắc nghẽn giao thông thì nồng độ khí CO, NO3-, SO2 sẽ vượt tiêu chuẩn cho phép. Giao thông ở Đông Hà về độ ồn cũng sẽ tăng lên.
Chất thải rắn ở Đông Hà.
Đến năm 2010 dân số ở Đông Hà sẽ là 95000 người, tăng 1,22 lần. Đồng thời đời sống của nhân dân sẽ được cải thiện. Điều đó dẫn đến tổng lượng chất thải rắn sẽ tăng lên một cách đáng kể, không chỉ có chất thải rắn sinh hoạt mà còn chất thải rắn công nghiệp cũng sẽ rất lớn.
Môi trường lao động công nghiệp ở Đông Hà đến năm 2010 với đầu tư xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới có thể dự báo xu thế chung là ô nhiễm môi trường lao động ở khu vực Đông Hà sẽ ngày càng tăng.
Tóm lại từ hiện trạng môi trường và dự báo diễn biến môi trường thị xã Đông Hà đã được các cấp lãnh đạo, các ban ngành của tỉnh đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường thị xã Đông Hà trong giai đoạn đô thị hoá và công nghiệp hoá đến năm 2010. Mặt khác cũng đã có những kiến nghị chương trình quan trắc môi trường ở thị xã Đông Hà nhằm giúp cho việc điều chỉnh các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu môi trường một cách thích hợp.
2.7.2. Diễn biến môi trường công nghiệp
Đến năm 2010, cùng với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp ở Quảng Trị sẽ phát triển mạnh; 7 khu công nghiệp đưa vào vận hành hết công suất dẫn đến lưu lượng nước thải ngày càng tăng cao. Các chỉ tiêu chất rắn lơ lững (SS), nhu cầu ôxy sinh hoá (B0D5), nhu cầu ôxy hoá học (COD), các chất độc hại... cũng tăng lên, do đó nếu không có cơ chế quản lý và biện pháp xử lý hữu hiệu sẽ dẫn đến ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Vấn đề chất thải rắn công nghiệp sẽ ngày càng tăng. Ô nhiễm không khí do hoạt động của các khu công nghiệp gia tăng. Đây là những vấn đề tỉnh Quảng Trị sẽ phải đương đầu trong thời gian tới.
2.7.3. Diễn biến môi trường nông thôn
2.7.3.1 Vùng miền núi và gò đồi
Cùng với chính sách hỗ trợ, ưu đã, kinh tế xã hội vùng nông thôn miền núi và gò đồi ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao cả về vật chất và tinh thần nhờ phát triển các mô hình trang trại và phát triển hành lang kinh tế đường 9. Các chính sách khuyến nông, khuyến lâm, giao đất, giao rừng… đang có những hiệu quả đáng trân trọng. Độ che phủ thực vật tăng ngày càng tăng, phủ xanh đất trống đồi núi chọc ngày càng tăng. Bên cạnh đó việc quản lý và bảo vệ rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn và các khu bảo tồn tự nhiên ngày càng được nâng cao. Diện tích sử dụng đất cho nông nghiệp và lâm nghiệp trong tương lai sẽ giảm dần để nhường chỗ cho các mô hình phát triển kinh tế khác hiệu quả hơn.
Vấn đề tai biến tự nhiên ở vùng núi và gò đồi xảy ra thường xuyên. Đó là tai biến trượt lở đất, sạt lở bờ sông, xói mòi đất….. những tai biến này là bất khả kháng và tỉnh Quảng trị đã làm tốt công việc hạn chết các rủi ro do thiên tai gây ra bằng việc phủ xanh đất trống đối núi trọc. Bên cạnh đó nguy cơ cháy rừng sẽ tăng lên vào mùa khô. Hiện tượng phá rừng đâu nguồn tuy chưa xảy ra tại Quảng trị, nhưng đã xảy ra tại nhiều tỉnh trong cả nước. Do đó tỉnh Quảng Trị cũng cần phải tăng cường quản lý rừng, bảo vệ rừng trong những năm tới.
Cùng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế cả tỉnh, nhu cầu sử dụng khoáng sản ngày càng tăng. Do vậy khái thác khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế là điều tất yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản sẽ ngày càng tăng.
2.7.3.2 Vùng đồng bằng
Vấn đề mở rộng các khu đô thị, phát triển các khu công nghiệp và đất chuyên dùng ngày càng tăng tất yếu sẽ làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Xu hướng ô nhiễm nước mặt, rác thải do nước thải đô thi, nước thải công nghiệp ngày càng tăng.
Vệ sinh môi trường nông thôn hiện tại vẫn còn chưa tốt. Do đó ô nhiễm nước sinh hoạt, chất thải rắn có nguy cơ tăng. Ô nhiễm làng nghề có xu hướng tăng, nêu không có quy hoạch và kế hoạch thu gom và xử lý chất thải hợp lý.
Vấn đề tai biến tự nhiên, điển hình là lũ lụt, sạt lở bờ sông có nguy cơ ngày càng trầm trọng.
2.7.4. Diễn biến môi trường ven biển
Vấn đề cát bay cát chảy hiện tại ở Quảng Trị rất đáng báo động. Tuy nhiên. vấn đề này sẽ giảm tai do hoạt động phát triển các mô hình kinh tế vùng đồi cát.
Hoạt động du lịch ngày phát triển, nhất là các bãi tắm Cửa Tùng, Cửa Việt vào mùa hè; phát triển nuôi trồng thuỷ sản, … làm cho ô nhiễm nước mặt, rác thải ngày càng tăng. Hoạt động đánh bắt thuỷ sản tăng, dẫn đến phải sử dụng nhiều phương tiện đánh bắt thuỷ sản, do đó nguy cơ ô nhiễm dầu tại các vùng biển ven bờ là có khả năng xảy ra và nguồn tài nguyên biển sẽ ngày càng cạn kiệt nếu không có biện pháp phục hồi hay các quy định về mắt lưới trong đánh bắt.
Vẫn đề khai thác sa khoáng vùng ven biển đang diễn ra phức tạp và thải vào môi trường nhiều chất độc hại. Xu hướng này sẽ tăng lên nếu không có quy hoạch khai thác, biện pháp xử lý trong khai thác chế biến khoáng sản triệt để.
2. 8. NHẬN ĐỊNH CHUNG
Môi trường tỉnh Quảng Trị hiện đang có dấu hiệu ô nhiễm ở khu vực công nghiệp và thủ công nghiệp, các khu vực khác mức độ ô nhiễm nhẹ hơn ở một số chỉ tiêu như ô nhiễm vi sinh ở nước sinh hoạt, ô nhiễm chất rắn lơ lửng, COD, vi sinh trong nước sông, có dấu hiệu ô nhiễm dư lượng TBVTV trong đất canh tác. Tình trạng khai thác khoáng sản, quản lý và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt ở khu vực đô thị trong tỉnh hiện đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết của các cấp chính quyền và toàn xã hội. Các nguồn tài nguyên đặc biệt là hệ sinh thái động thực vật có dấu hiệu bị suy giảm trong những năm gần đây, sự gia tăng dân số đang gây sức ép lên môi trường và công tác bảo vệ môi trường của tỉnh.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả bước đầu rất cơ bản và quan trọng, nhưng nhìn chung việc triển khai Luật bảo vệ môi trường chưa được sâu rộng và triệt để. Nhận thức của cộng đồng chưa đồng đều; ý thức tự giác ở một bộ phận nhân dân còn hạn chế; nhiều tập quán sinh hoạt tác động xấu đến môi trường vẫn còn tồn tại (vứt rác bừa bãi, chặt phá cây xanh lấy đất canh tác, lấy gỗ, ăn uống thiếu vệ sinh,…). Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường, cũng như việc chấp hành luật bảo vệ môi trường của một số cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ chưa cao.
Thiếu nhân lực quản lý không thể đáp ứng được nhu cầu công tác đặt ra. Bên cạnh đó trong công tác cũng gặp nhiều khó khăn như cán bộ cấp huyện đều là cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu trang thiết bị quan trắc cần thiết để đo nhanh các chỉ tiêu môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục đầu tư mua sắm các thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác.
Những tồn tại nêu trên có rất nhiều nguyên nhân, song các nguyên nhân chủ quan là chính. Công tác chiến lược và quy hoạch phát triển còn thiếu sự gắn bó với môi trường và phát triển bền vững. Công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho toàn Đảng, toàn dân còn hạn chế, cần tiếp tục chỉ đạo thường xuyên, lâu dài phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các phong trào quần chúng về bảo vệ môi trường.
CHƯƠNG 3 . PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG PHÙ HỢP VỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Dựa trên hiện trạng môi trường , xem xét đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để phân vùng chức năng môi trường. Trước hết các tiêu chí để phân vùng chức năng môi trường dựa
vào hiện trạng môi trường và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể: Tình hình sử dụng đất, hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, công nghiệp, giao
thông, thương mại, dịch vụ, các cộng đồng dân cư, sự gia tăng mật độ dân số,… Tình hình phát sinh chất thải và khả năng chịu tải, các tác động tiêu cực tới môi trường, các thiệt hại về tai biến môi trường,…tại các vùng đô thị, công nghiệp, nông thôn, biển ven bờ và hải đảo,…
3. 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG
Các các yếu tố dưới đây được nhìn nhận dưới góc độ chức năng môi trường + Vị trí địa lý
+ Địa chất, địa hình địa mạo, kiến trúc sơn văn + Khí hậu - thuỷ văn, địa chất thuỷ văn
+ Thảm phủ thực vật và các quần xã động vật + Đất - thổ nhưỡng
+ Tai biến
+ Các cảnh quan sinh thái
Các cảnh quan sinh thái là những tổng thể tự nhiên lãnh thổ có cấu trúc chức năng xác định, được cấu thành từ các thành phần tự nhiên (trong đó con người cũng là thực thể trong tự nhiên), những tác động nhân tác vừa có tính thành tạo vừa có tính phân hoá hệ thống. Dấu hiệu hay chỉ tiêu phân loại cảnh quan sinh thái chung ở Việt Nam, là nền tảng nhiệt đới trong hoạt động có quy luật của hoàn lưu gió mùa. Trong đó tỉnh Quảng Trị thuộc phụ hệ cảnh quan sinh thái nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, chỉ tiêu phân hoá lớn nhất là ưu thế của hai quá trình bóc mòn ở miền núi và tích tụ ở đồng bằng ven biển. Trên nền tảng kiểu sinh - khí hậu, các phụ lớp cảnh quan sinh thái có hai kiểu cảnh quan sinh thái tương đồng tiếp tục phân hoá thành các cảnh quan sinh thái thuộc cấp thấp hơn - các loại cảnh quan sinh thái, chỉ tiêu phân loại là mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa các lớp đất phát sinh và các quần xã thực vật hiện tại phản ánh sự thống nhất chu trình trao đổi vật chất và năng lượng
trong loại cảnh quan sinh thái và phân biệt với các loại cảnh quan sinh thái khác. Trong cùng các cảnh quan sinh thái cấp loại, có những đặc trưng chung, bên cạnh có những đặc trưng riêng, phản ánh sự phân hoá sâu sắc hơn, nổi trội nhất là các quá trình ngoại sinh, chế độ thuỷ chế khác nhau thông qua chỉ tiêu hình thái các sườn, bề mặt địa hình, được gọi là các dạng cảnh quan sinh thái và đây cũng là đơn vị hoạ đồ thể hiện trên bản đồ tỉnh Quảng Trị, tỷ lệ 1: 50.000.
Tỉnh Quảng Trị là vùng sinh thái đặc thù về địa hình, nền địa chất, chế độ khí hậu thuỷ văn, thảm thực vật, lớp phủ thổ nhưỡng và sự hình thành các lưu vực sông, đặc thù về sinh thái và lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế - xã hội. Vùng sinh thái đặc thù tỉnh Quảng Trị là dải đất hẹp nhất của lãnh thổ nước ta, vừa có núi, đồi, đồng bằng và ven biển tạo nên cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh rất đặc thù và đa dạng. Vị trí của tỉnh là nơi trung chuyển Bắc - Nam, Đông - Tây, nền kinh tế của vùng vừa có thuận lợi, vừa có nhiều thách thức, trở ngại trong quá trình phát triển.
Phân vùng chức năng tài nguyên - môi trường dựa trên cơ sở phân vùng địa lý tự nhiên. Trong phân vùng địa lý tự nhiên hiện nay có nhiều nguyên tắc phân vùng như: Nguyên tắc Minkop F.N. (1946), nguyên tắc Prokaev (1967), Nguyễn Đức Chính (1963),…Các nhà địa lý Việt Nam đã sử dụng 5 nguyên tắc: cùng chung lãnh thổ, phát sinh, tổng hợp, đồng nhất tương đối và khách quan. .
Trong quá trình tổng hợp tư liệu và khảo sát thực tế tại tỉnh Quảng Trị tập thể tác giả sử dụng nguyên tắc tổng hợp, có nghĩa là đối với 1 khu tự nhiên không chỉ xem xét một yếu tố riêng lẻ nào mà phải xem xét đều tất cả các hợp phần cấu thành nên lớp vỏ địa lý, có nghĩa là cùng chung lãnh thổ, cùng với quá trình biến đổi của nó để có cấu trúc như hiện tại. Những quá trình biến đổi trong lịch sử phụ thuộc vào tính địa đới, tính miền, tính phi địa đới, tính phân hoá theo đai cao, đặc điểm sử dụng