Hiện trạng cấp thoát nước tại đô thị

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 41 - 44)

2.1.3.1 Hiện trạng cấp nước

Theo số liệu thống kê hàng năm của công ty cấp thoát nước Quảng Trị: các thi xã, thị trấn đã có hệ thống cấp nước riêng hoặc sử dụng hệ thống cấp nước của các đô thị lân cận. Riêng thị xã Đông Hà và thị xã Quảng Trị là nơi có hệ thống cấp nước khá quy mô, ổn định và củng là nơi có số hộ sử dụng nước máy cao nhất trong tỉnh: Thị xã Quảng Trị: nước cấp cho sinh hoạt được lấy từ nhà máy nước Quảng trị được xây dựng với công suất thiết kế 3000m3/ ngày-đêm và đã lắp đặt được hệ thống đường ống dẫn chính khoảng 25km.

Thị xã Đông Hà: nước cấp cho sinh hoạt do hai nhà máy nước cung cấp: nhà máy nước sông Vĩnh Phước với công suất 15.0000m/ ngày-đêm và nhà máy nước ngầm Gio Linh với công suất thiết kế là 15.000m/ ngày-đêm.

Trong những năm gần đây, được sự đầu tư của vốn bên ngoài, Công ty cấp thoát nước Quảng Trị sẽ đầu tư xây dựng thêm nhiều trạm công suất vừa và lớn ở Gio Linh, Lao Bảo, Khe Sanh, đủ để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho các khu vực đô thị và vùng ven đô.

2.1.3.2 Chất lượng nước sinh hoạt

Nước sinh hoạt cho các khu đô thị Quảng Trị được lấy từ nguồn nước mặt. Được các nhà máy cấp nước xử lý sau đó cung cấp cho người sử dụng. Theo số liệu quan trắc của Sở TN&MT Quảng Trị (Bảng 2.2) cho thấy nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt tại các khu đô thị tỉnh quảng Trị đã có dấu hiệu ô nhiễm Coliform; có địa điểm như Sông Hiếu: 8000 MPN/100ml vượt 1,5 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Các chỉ tiêu còn lại biến động nhiều song vẫn còn nằm trong TCCP, ngoại trừ COD ở đầu nguồn sông Hiếu (COD 47,2 mg/l) vượt quá TCCP. Tuy vậy để cung cấp đến người tiêu dùng, các nhà máy cung cấp nước đã phải xử lý làm sạch nguồn nước này.

Bảng 2.2. Chất lượng nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt tại các khu đô thị

STT Địa điểm pH Coliform

(MPN/100ml) BOD5 (mg/l) DO (mg/l) COD (mg/l) 1 Đầu nguồn Sông

Hiếu 6,9 80000 16,1 7,1 47,2 2 Sông Hiếu P2 7,6 60000 15,5 7,6 20,96 3 Hồ các P2 7,7 5 12,5 6,4 14,12 4 Hồ Khe Mây 7,9 3 20,1 7,9 2,4 5 Sông Vĩnh Phước 7,2 1500 3,0 6,0 10,2 6 Mương thoát hồ Khe Mây 6,1 19 - - 6,8 7 Sông Bến Hải 7,00 2500 2,45 - 5,8 TCVN 5942: A 6-8,5 5000 <4(20ºC) ≥6 <10 TCVN 5942: B 5,5-9 10000 <25(20ºC) ≥2 <35

Nguồn: Báo cáo tổng hợp: Nghiên cứu các vấn đề KT-XH-MT vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình - Quảng Trị.

Theo kết quả phân tích của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị (Bảng 2.3) cho thấy: chất lượng nước cung cấp cho sinh hoạt trong tỉnh chưa bị ô nhiễm, các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn tiêu chẩn cho phép.

Bảng 2.3. Chất lượng nước sinh hoạt STT Vị Trí PH Chất hưu cơ CaC03 Cl-- NO2- Fe Tsố NH4 + SO42- mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l 1 Mẩu nước giếng

khoan tại Lao Bảo

7,7 1,2 186 7,09 - 0,05 - -

2 Mẩu nước sinh hoạt tại đảo Cồn Cỏ

6,5 1,04 200 92,19 - <0,05 - (+) 3 Mẩu nước giếng

tại 109 Hàm Nghi - Đông Hà

4,8 1,12 28,00 55,31 0,01 <0,05 (-) (+) 4 Mẩu nước giếng

tại cơ sở sản xuất Huỳnh Kế - VL

6,6 1,36 3,5 6,03 (-) 0,05 kpt kpt

5 Mẩu nước giếng tại trạm bơm 3 - Gio Linh

7,91 1,28 7,5 6,37 (-) <0,05 kpt kpt

Nguồn: Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Trị 2005. 2.1.3.3 Hiện trạng thoát nước

Hệ thống thoát nước của các thị trấn hầu như chưa có, hoặc có thì chỉ là cá kênh mương thoát nước tự xây của các hộ dân. Riêng ở thị xã Đông Hà và thị xã Quảng Trị đã xây dựng hệ thống thoát nước ở một số địa điểm, cụ thể:

Ở thị xã Quảng Trị chỉ có 3/23 trục đường có hệ thống thoát nước, trong đó ống thoát nước kín ( ống Ø60cm) có chiều dài là 3,3 km còn lại là rãnh hở.

Ở thị xã Đông Hà, hệ thống thoát nước thải đang dùng chung với hệ thống thoát nước mưa của Thị xã, có tổng chiều dài là 13,7 km.

Hệ thống thoát nước của các đô thị tỉnh Quảng Trị còn rất sơ sài. Nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn, nước thải từ các bệnh viện, nước thải công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp...chưa có trạm xử lý tập trung chảy trực tiếp xuống sông, suối gây ô

nhiễm nước mặt, gây mùi cho môi trường không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân. .

2.1.3.4 Ô nhiễm nước thải sinh hoạt

Mật độ dân cư các đô thị Quảng trị không cao so với bình quân các đô thị trong nước nhưng hiện tượng ô nhiễm do nước sinh hoạt vẫn xảy ra ở đây đó là do hệ thống thoát nước đô thị còn yếu kém hiện tượng ứ động nước thải, nước thải chảy tràn thường xuyên xảy ra gây ô nhiễm cục bộ ở một số khu vực.Theo số liệu gián

sát của sở TN&MT nước thải đo ở khu dân cư PI- Đông Hà nồng độ BOD lên đến 129mg/l vượt quá TCCP, nồng độ COD 11, 72mg/l cao hơn TCCP.

Mặt khác nước thải sinh hoạt trong các đô thị theo hệ thống cống rãnh đổ thẳng ra các ao hồ, sông suối tự nhiên trong khu vực. Theo số liệu gián sát của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị ở một số điểm có nước thải sinh hoạt đổ vào trên địa phận thị xã Đông Hà cho thấy cá ao hồ này bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm.

Ngoài các khu vực trên, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt về mùa mưa ở các chợ, các cụm thương mại đông dân như Hồ Xá, Khe Sanh - Lao Bảo, Diên Sanh, Mỹ Chánh đều ở mức báo động. Đây là hồi chuông báo động cho các ban ngành chức trách của Quảng Trị cần phải có quy hoạch, quản lý phù hợp để hạn chế tình trạng ô nhiễm trên.

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)