2.3.1. Môi trường đất
2.3.1.1 Biến động sử dụng đất
thái: Núi cao, gò đồi trung du, đồng bằng, vùng cát và dải ven bờ. Trong đó diện tích của vùng đồi núi chiếm trên 81%.
Theo số liệu thống kê diện tích đất tự nhiên hiện có đến 2003 của tỉnh Quảng Trị là474.573,57ha so với số liệu cũ 465.134 (năm1998) tăng 9439,37ha.
Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Trị thay đổi qua các năm. Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng đều tăng. Các yếu tố quyết định tăng diện tích đất là do phát triển trên các mặt nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở.
Quỹ đất chưa sử dụng giảm chậm ở các năm, năm 2002 lại tăng lên. Quảng Trị là một tỉnh có diện tích dân số vào loại trung bình trong cả nước. Lực lượng lao động dồi dào có điều kiện để phát triển kinh tế xã hội.Tài nguyên đất là một trong những thế mạnh của tỉnh cần phải có những chính sách đầu tư, khai thác có hiệu quả góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển của tỉnh.
Đến nam2004 đất đai của tỉnh mới chỉ sử dụng hơn 47,2%, còn lại gần 52,8% là đất chưa sử dụng. Đất chưa sử dụng chủ yếu là đất trồng, đồi núi trọc (Chiếm gần 83% tổng số đất chưa sử dụng). Trong đó còn có một số diện tích đất bị thoái hóa, diện tích đất bị xói mòn. Ngoài ra chế độ canh tác cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đất. Vùng cát ven biển Quảng Trị với diện tích 28.630ha, trong đó có đến 17.453ha đất cồn cát di động. Phần lớn diện tích đất cát ven biển mới được sử dụng cho mục đích lâm nghiệp, đất sử dụng cho nông nghiệp còn hạn chế khoảng 15,5% diện tích đất cát. Chính vì vậy cần phải ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tạo và sử dụng hiệu quả đất cát phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế. Quỹ đất hiện trạng sử dụng đất của tỉnh được kiểm kê đánh giá (Bảng 2.8):
Bảng 2.8. Quỹ đất, hiện trạng sử dụng đất của t?nh Quảng Trị. STT Hiện trạng sử dụng đất 2000 2001 2002 2003 1 Tổng diện tích tự nhiên 474573,57 474573,57 474573,57 474573,57 2 Đất lâm nghiệp, đất có rừng 101467,76 101518,14 101352,75 101646,88 Rừng tự nhiên 101467,76 101518,14 101352,75 101646,88 Rừng trồng 48333,50 51124,05 55819,34 58587,32 Đất ươm cây giống 11,71 18,31 34,66 37,66 3 Đất nông nghiệp 68928,94 69438.96 70766,69 73484,60
Trồng cây hàng 40898,69 40922,94 41051,01 42589,58 Trồng cây lâu năm 18037,54 18346,65 18814,05 19491,58 Đất cỏ dùng chăn nuôi 32,73 101 107,59 Đất mặt nước 669,31 821,30 1030,16 1525,12 4 Đất chuyên dùng 18255,79 18255,93 18908,02 18348,30 Đất xây dựng 1464,52 1532,73 1562,29 1584,65 Giao thông 5824,51 5927,17 6013,84 6006,98 Thuỷ lợi 5434,30 5482,82 5805,62 5155,00 Đất SX gạch 196,32 193,86 190,83 197,57 Đất làm muối 15,0 12 12 12 Đất Nghĩa địa 3660,51 3612,59 3572,94 3605,01 Chuyên dùng khác 330,36 400,31 378,67 371,52 5 Đất khu dân cư 3590,15 3605,67 3486,20 3591,76 6 Đất chưa sử dụng 233985,53 230336,51 224205,91
2.3.1.2 Ô nhiễm và suy thoái đất
Ô nhiễm và suy thoái đất ở Quảng Trị do các nguyên nhân sau: + Quá trình xói mòn và rửa trôi:
Do đặc điểm của địa hình đồi núi có độ dóc lớn cộng với đặc điểm khí hậu mưa nhiều tập trung vào một số tháng nhất định nên hiện tượng xói mòn, rửa trôi do nước xảy ra khá mạnh mẽ hàng năm. Trong những năm vừa qua Quảng Trị đã có nhiều chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc nâng độ che phủ từ 28,7%(năm2000) lên đến 36,9% năm 2003 đã góp phần rất lớn vào việc hạn chế suy thoái đất do rửa trôi và xói mòn.
+ Xói mòn và di chuyển cát do gió:
Quảng Trị là tỉnh có diện tích đất cát tương đối lớn khoảng 12.000ha. Do đặc điểm của khí hậu có gió Tây Nam lớn, thường hay có bão, lũ lụt… cộng thêm tính chất của đất cát (thành phần cơ giới nhẹ, độ kết dính thấp) nên hiện tượng cát bay, cát chảy dẫn đến lấp đồng ruộng, làm mất diện tích đất sản xuất, đồng thời những nguyên tố có nhiều trong đất cát rửa trôi xuống vùng đất lân cận làm cho đất bị mặn hoá.
+ Quá trình feralit hoá kết đá ong:
Phổ biến ở vùng đồi tiếp giáp với đồng bằng. Quá trình này xảy ra do đặc điểm của quá trình thành tạo đất (đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ thường xuất hiện kết vón đá ong) và dưới tác động của khí hậu. Quá trình này làm đất trở nên xương xẩu, nghèo dinh dưỡng.
Đất mặn hoá và đất chua phèn hoá: quá trình này tập trung ở các vùng đất ven biển và các cửa sông lớn như Cửa Tùng, Cửa Việt…
+ Quá trình ô nhiễm đất do phân bón và thuốc bảo vệ thực vật:
Phân bón hoa học, thuốc bảo vệ thực vật đã góp phần rất lớn vào việc cải thiện năng suất cây trồng, song do tình trạng lạm dụng quá mức, kém hiểu biết của người dân trong việc sử dụng phân bón hoá học đã dẫn đến tình trạng suy thoái đất nông nghiệp. Mặt khác trên địa bàn tỉnh còn tồn đọng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật trong thời kỳ trước (bao gồm các loại thuốc nguy hại cho môi trường như DDT,666, quá trình rò rỉ thuốc ra môi trường đất, gây ô nhiễm đất là không tránh khỏi.
+ Ô nhiễm đất do chất độc hoá học trong chiến tranh để lại:
da cam, là vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất CĐHH. Nên đất nông nghiệp và rừng Quảng Trị sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng của các loại CĐHH này.
+ Ô nhiễm suy thoái đất do hoạt động công nghiệp:
Khác với giai đoạn từ năm 1995 đến năm 1999 từ năm 2000 đến nay hoạt công nghiệp trên địa bàn có những bước phát triển rõ rệt nhưng đồng thời cũng gây nên những áp lực không nhỏ đến môi trường đất, trong đó phải kể đến:
+ Hoạt động khai thác khoáng sản:
Quá trình khai thác đá xây dựng khai thác Ti tan, khai thác vàng trên địa bàn gây ảnh hưởng lớn đến môi trường đất. Các quá trình này làm biến động địa hình đồng thời đưa vào môi trường đất những chất gây ô nhiễm. Đặc biệt là quá trình khai thác và tinh tuyển Titan đã làm giải phóng hàm lượng phóng xạ lớn vào môi trường đất. + Hoạt động nuôi tôm:
hiện nay phong trào nuôi tôm ở Quảng Trị phát triển khá mạnh, đã có những mô hình nuôi tôm với quy mô khá lớn. Quá trình chuyển đổi tự do từ đất ruộng sang đất nuôi tôm của các hộ dân làm mất diện tích đất nông nghiệp đồng thời có nguy cơ gây nhiễm mặn cho vùng đất nông nghiệp gần khu vực nuôi tôm.
Bảng 2.9. Diện tích đất bị thoái hóa - xói mòn (đơn vị: ha)
Đất ngập nước Đất mặn Đất xói mòn Đất chua phèn Đất cát
6.140 4.700 366.793 1.400 34.000
Tóm lại: Quá trình ô nhiễm và suy thoái đất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị diễn ra khá
phức tạp do sự kết hợp giữa cả yếu tố tự nhiên lẫn yếu tố nhân sinh. Những biểu hiện của quá trình suy thoái này tốc độ suy thoái và diện tích đất bị suy thoái không phải là nhỏ. Điều đáng chú ý ngoài những yếu tố tự nhiên, nhân sinh tác động đến môi trường nông nghiệp như trước kia thì hiện nay hoạt công nghiệp trên địa bàn bắt đầu có những dấu hiệu ảnh hưởng đến môi trường đất.
Tháng 4 năm 2006, Để tài đã lấy và phân tích 10 mẫu đất. Kết quả phân tích cho thấy: chất lượng đất ở Quảng Trị nhìn chung là tốt, các chỉ tiêu kim loại nặng đều nằm trong giới hạn cho phép của TC FAO. Các chỉ tiêu N, P, K tại mẫu Đ02, Đ04, Đ7, Đ9, Mùn là thấp, do đây là đất đồi thường xuyên chịu ảnh hưởng quả quá trình xói mòi, rửa trôi.
Vị trí lấy mẫu:
Đ01. Đất ruộng lúa - xã Hải Sơn - huyện Hải Lăng Đ02. Đất đồi trồng sắn - xã Hải Lâm - huyện Hải Lăng
Đ03. Đất ruộng lúa - cạnh đầm tôm phía bắc cầu Hải Lăng Đ04. Đất đồi- xã Tân liên - huyện Hương Hoá
Đ05. Đất ruộng lúa – TT Ái Tử - huyện Triệu Phong Đ06. Đất ruộng lúa - xã Triệu An - huyện Triệu Phong Đ07. Đất đồi trồng sắn - Cạnh nhà máy Giấy – Vĩnh Linh Đ08. Đất ruộng lúa - xã Vĩnh Thành - Huyện Vĩnh Linh Đ09. Đất đồi trồng lạc - xã Cam Tuyền – huyện Cam Lộ Đ10. Đất ruộng lúa – xã Gio Mỹ - huyện Gio Linh.
Bảng 2.10. Kết quả phân tích đất ở Quảng Trị
Chỉ tiêu Đơn vị Vị trí lấy mẫu Đ01 Đ02 Đ03 Đ04 Đ05 Đ06 Đ07 Đ08 Đ09 Đ10 Σ N % 0,08 0,12 0,14 0,15 0,22 0,25 0,08 0,34 0,14 0,32 Σ P % 0,15 0,19 0,21 0,22 0,12 0,18 0,12 0,17 0,11 0,25 Σ K % 1,49 0,93 2,05 1,87 1,31 1,05 1,24 1,98 1,32 0,23 Mùn % 1,28 1,24 2,66 1,91 2,95 3,26 1,38 3,52 1,50 2,65 Fe % 3,131 3,811 3,947 4,492 1,633 2,34 3,92 1,65 3,42 1,78 Cu % 0,325 0,235 0,215 0,32 0,295 0,314 0,28 0,205 0,11 0,25 Mn % 0,11 0,048 0,094 0,057 0,058 0,14 0,26 0,086 0,43 0,14 Pb mg/kg 12 10 <10 <10 <10 11 <10 < 10 <10 <10 Cd mg/kg 0,53 <0,5 <0,5 5 7 <0,5 <0,5 <0,5 <0,5 <0,5 As mg/kg <0,5 <0,5 <0,5 <0,5 <0,5 <0,5 <0,5 <0,5 <0,5 <0,5 Zn mg/kg 225 150 87 284 95 12 42 17 60 12 Ni mg/kg 26 18 38 202 15 23 24 8 35 25
Tiêu chuẩn FAO:
Chỉ tiêu Na+ Mn2+ Cd2+ Pb2+ Cu2+ Zn2+ AS Ni Đơn vị (ppm) (ppm) (ppm) (ppm) (ppm) (ppm) (ppm) (ppm)
TC (FAO) 621 33 94 33 94 60
2.3.1.3 Tình hình sử dụng và ô nhiễm thuốc BVTV
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có khoảng 101 điểm, đại lý kinh doanh buôn bán thuốc BVTV. Trong đó có 10 điểm có chứng chỉ hành nghề, 15 điểm làm đại lý con cho 10 điểm kinh doanh trên. Còn lại 76 điểm kinh doanh buôn bán thuốc BVTV theo mùa vụ
Bảng 2.11. Số cửa hàng và điểm kinh doanh thuốc BVTV
STT Huyện - Thị Số điểm cửa hàng
Tổng số điểm Không CCHN Có CCHN
2 Triệu Phong 10 10 3 TX Quảng Trị 07 06 01 4 TX Đông Hà 06 04 02 5 GioLinh 26 25 01 6 Vĩnh Linh 15 14 01 7 Cam Lộ 11 09 02 8 Hướng Hoá 05 03 02 Tổng cộng 101 91 10
Nguồn: Chi cục BVTV Quảng Trị
Theo số liệu của Chi cục BVTV, lượng thuốc BVTV sử dụng trong giai đoạn từ năm 1999 đến nay đều gia tăng cả về chủng loại lẫn số lượng (năm 1998 lượng thuốc sử dụng trên địa bàn là 14.000kg, năm 2003 lượng thuốc sử dụng là 16.770kg).
Bảng 2.12. Lượng thuốc BVTV cung ứng trên địa bàn Quảng Trị Năm Tổng số (kg) Chủng loại Trừ sâu (kg) Trừ bệnh (kg) Trừ cỏ (kg) Trừ chuột (kg) 2000 18428,09 3957,15 2076,68 12196,26 198 2001 20250 2540 3400 14054 256 2002 12457,41 1337,41 2986,42 7890,69 248 2003 16770,10 1878,51 3562,69 19225,89 103,01 6-2004 404,88 1.106,88 5.959,07 9,82
Nguồn: Chi cục BVTV Quảng Trị.
Do nhận thức của nông dân về tác hại và những rủi ro do các dụng cụ chứa đựng thuốc BVTV gây ra còn hạn chế nên tình trạng quản lý và thu gom chúng chưa được quan tâm. Theo số liệu điều tra sơ bộ của trung tâm y tế dự phòng tỉnh thì vấn đề bảo quản thuốc bảo vệ thực vật chỉ có 3,8% được để trong kho, 26% để trong nhà nơi kín đáo, 54,2% để ngoài vườn, hiên, bán ở chợ, 16% dùng chưa hết hoặc để ở đâu chủ hộ không nhớ. Chỉ tính riêng vỏ chai thuỷ tinh nếu tính mỗi vỏ 220 gam, vỏ nhựa 40 gam thì thải lượng ra môi trường hàng năm đến 07 tấn, lượng bao bì này chiếm 45% thu gom chưa được xử lý, 59,5% còn vứt bừa bải trên đồng, ao hồ, sông ngòi, quanh vườn; Đáng sợ hơn là một số lượng bao bì lớn được đem
bán cho người thu gom phế liệu, tình trạng này là vấn đề nan giải trong quản lý vật tư bảo vệ thực vật.
Hiện nay Quảng Trị còn một số vùng thuốc trừ sâu đã ngấm vào đất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên một vùng rộng, hưởng đến đời sống dân sinh. Đặc biệt là hai địa bàn xã thôn Kim Đâu xã Cam An - huyện Cam Lộ và thôn Cầu Điện xã Vĩnh Long - huyện Vĩnh linh. Hiện nay Sở Tài nguyên và Môi trường đã lập phương án xử lý hai khu vực ô nhiễm trên, riêng đối với khu đất bị nhiễm thuốc BVTV ở thôn Kim Đâu sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Trung tâm công nghệ xử lý môi trường thuộc Bộ Tư lệnh Hoá học - Bộ Quốc phòng đã tiến hành điều tra, khảo sát để lấy mẩu đất và nước để đánh giá mức độ ô nhiễm các loại thuốc trừ sâu. Qua những khảo sát thực tế tại hiện trường đã xác định được phạm vi bị nhiễm cần xử lý khoảng 100m2 (10m x10m), chiều sâu bị nhiễm độc tối đa là 2m, tâm của khu đất nhiễm độc nặng cũng đã được xác định.
Bảng 2.13. Kết quả phân tích dư lượng TBVTV trong đất(6/2006) ST T Chỉ tiêu phân tích Phương pháp thử Đơn vị Kết quả Đ01 Đ02 Đ03 Đ04 1 Alfa-BCH EPA8081A μg/kg <0,1 <0,1 0,1 0,1 2 Gama-BCH EPA8081A μg/kg <0,1 <0,1 19,4 19,4 3 Beta-BCH EPA8081A μg/kg <0,1 <0,1 <0,1 <0,1 4 Delta -BCH EPA8081A μg/kg <0,1 <0,1 <0,1 <0,1 5 Hetachlor EPA8081A μg/kg 0,5 1,5 <0,1 <0,1 6 Aldrin EPA8081A μg/kg <0,1 <0,1 0,1 0,1 7 Hetachrorepoxide EPA8081A μg/kg <0,1 <0,1 <0,1 <0,1 8 4,4’-DDE EPA8081A μg/kg 0,6 0,9 1,1 1,3 9 Endosulfan 1 EPA8081A μg/kg <0,1 <0,1 <0,1 <0,1 10 Dieldrin EPA8081A μg/kg <0,1 <0,1 <0,1 <0,1 11 Endrine EPA8081A μg/kg 0,2 0,8 0,3 <0,1 12 4,4’-DDD EPA8081A μg/kg 0,8 0,3 1,5 2,5 13 Endosulfan 2 EPA8081A μg/kg <0,1 <0,1 0,3 0,6 14 4,4’-DDT EPA8081A μg/kg 0,4 0,6 0,7 0,9
15 Andrin aldehyde EPA8081A μg/kg <0,1 <0,1 <0,1 <0,1 16 Endosulfansulfate EPA8081A μg/kg <0,1 <0,1 <0,1 <0,1
Tổng hàm lượng HCBVTV μg/kg 4,1 24,8
Đ01: Mâũ đất lấy tại - Triệu phong
Đ02: Mẫu đất lấy tại Thôn Lưng Điền - Hải Sơn - Hải Lăng. Đ03: Mẫu đất lấy tại - Cam Lộ
Đ04: Mẫu đất lấy tại thôn Trường Phước - Hải Lâm - Hải Lăng.
Kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tháng 6 năm 2006 (Bảng 2.13) cho thấy: dư lượng TBVTV có tồn tại trong đất với hàm lượng khá cao, nhất là nhóm Hetachlor (1,5μg/kg mẫu Đ01); 4,4’-DDE (0,9 μg/kg mẫu Đ01, 1,3 μg/kg mẫu Đ02); 4,4’-DDT (0,6 μg/kg mẫu Đ01, 0,9 μg/kg mẫu Đ02) … Như vậy môi trường đất đã ở Quảng Trị vẫn tồn tại dư lượng thuốc bảo vệ thực trong đất.
2.3.2. Chất lượng nước mặt
2.3.2.1 Ô nhiễm nước mặt
Các đoạn sông chảy qua Quảng Trị đều là những thuỷ vực tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa được xử lý triệt để. Thải lượng BOD, COD, SS, Nts tổng số và Pts thải vào các thuỷ vực này là khá lớn, có thể khẳng định chất lượng nước ở đoạn sông, hồ nói trên kém hơn các đoạn sông khác. Ở Quảng Trị, hầu hết các đô thị đều nằm ở hạ lưu các con sông, do đó chất lượng nước khu vực hạ lưu nói chung kém và ngay ở thượng nguồn sông Hiếu nước cũng bị nhiễm khuẩn coliform (8000) vượt TCCP nhiều lần.
Bảng 2.14 cho thấy chất lượng nước mặt ở một số thủy vực đã bị ô nhiễm nhẹ, trừ chỉ tiêu Coliform vượt quá giới hạn, còn lại các chỉ tiêu khác đều nằm trong giới hạn cho phép.
Bảng 2.14. Chất lượng nước mặt của tỉnh Quảng Trị (năm 2002)
STT Địa điểm pH Coliform BOD5 DO COD
1 S.Hiếu trước Cty xi măng QT 7,5 500000 2,07 5,1 -
2 Đầu nguồn Sông Hiếu 6,9 80000 16,1 7,1 47,2
3 Sông Hiếu P2 7,6 60000 15,5 7,6 20,96
4 Hồ Trung Chí (điểm xả nước) 8,1 150000 7,6 5,5 11,72
6 Nhà máy nhiệt điện 5,6 17000 20 6,1 34
7 Sông Vĩnh Phước 7,2 1500 3,0 6,0 10,2