NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 83 - 85)

Các các yếu tố dưới đây được nhìn nhận dưới góc độ chức năng môi trường + Vị trí địa lý

+ Địa chất, địa hình địa mạo, kiến trúc sơn văn + Khí hậu - thuỷ văn, địa chất thuỷ văn

+ Thảm phủ thực vật và các quần xã động vật + Đất - thổ nhưỡng

+ Tai biến

+ Các cảnh quan sinh thái

Các cảnh quan sinh thái là những tổng thể tự nhiên lãnh thổ có cấu trúc chức năng xác định, được cấu thành từ các thành phần tự nhiên (trong đó con người cũng là thực thể trong tự nhiên), những tác động nhân tác vừa có tính thành tạo vừa có tính phân hoá hệ thống. Dấu hiệu hay chỉ tiêu phân loại cảnh quan sinh thái chung ở Việt Nam, là nền tảng nhiệt đới trong hoạt động có quy luật của hoàn lưu gió mùa. Trong đó tỉnh Quảng Trị thuộc phụ hệ cảnh quan sinh thái nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, chỉ tiêu phân hoá lớn nhất là ưu thế của hai quá trình bóc mòn ở miền núi và tích tụ ở đồng bằng ven biển. Trên nền tảng kiểu sinh - khí hậu, các phụ lớp cảnh quan sinh thái có hai kiểu cảnh quan sinh thái tương đồng tiếp tục phân hoá thành các cảnh quan sinh thái thuộc cấp thấp hơn - các loại cảnh quan sinh thái, chỉ tiêu phân loại là mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa các lớp đất phát sinh và các quần xã thực vật hiện tại phản ánh sự thống nhất chu trình trao đổi vật chất và năng lượng

trong loại cảnh quan sinh thái và phân biệt với các loại cảnh quan sinh thái khác. Trong cùng các cảnh quan sinh thái cấp loại, có những đặc trưng chung, bên cạnh có những đặc trưng riêng, phản ánh sự phân hoá sâu sắc hơn, nổi trội nhất là các quá trình ngoại sinh, chế độ thuỷ chế khác nhau thông qua chỉ tiêu hình thái các sườn, bề mặt địa hình, được gọi là các dạng cảnh quan sinh thái và đây cũng là đơn vị hoạ đồ thể hiện trên bản đồ tỉnh Quảng Trị, tỷ lệ 1: 50.000.

Tỉnh Quảng Trị là vùng sinh thái đặc thù về địa hình, nền địa chất, chế độ khí hậu thuỷ văn, thảm thực vật, lớp phủ thổ nhưỡng và sự hình thành các lưu vực sông, đặc thù về sinh thái và lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế - xã hội. Vùng sinh thái đặc thù tỉnh Quảng Trị là dải đất hẹp nhất của lãnh thổ nước ta, vừa có núi, đồi, đồng bằng và ven biển tạo nên cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh rất đặc thù và đa dạng. Vị trí của tỉnh là nơi trung chuyển Bắc - Nam, Đông - Tây, nền kinh tế của vùng vừa có thuận lợi, vừa có nhiều thách thức, trở ngại trong quá trình phát triển.

Phân vùng chức năng tài nguyên - môi trường dựa trên cơ sở phân vùng địa lý tự nhiên. Trong phân vùng địa lý tự nhiên hiện nay có nhiều nguyên tắc phân vùng như: Nguyên tắc Minkop F.N. (1946), nguyên tắc Prokaev (1967), Nguyễn Đức Chính (1963),…Các nhà địa lý Việt Nam đã sử dụng 5 nguyên tắc: cùng chung lãnh thổ, phát sinh, tổng hợp, đồng nhất tương đối và khách quan. .

Trong quá trình tổng hợp tư liệu và khảo sát thực tế tại tỉnh Quảng Trị tập thể tác giả sử dụng nguyên tắc tổng hợp, có nghĩa là đối với 1 khu tự nhiên không chỉ xem xét một yếu tố riêng lẻ nào mà phải xem xét đều tất cả các hợp phần cấu thành nên lớp vỏ địa lý, có nghĩa là cùng chung lãnh thổ, cùng với quá trình biến đổi của nó để có cấu trúc như hiện tại. Những quá trình biến đổi trong lịch sử phụ thuộc vào tính địa đới, tính miền, tính phi địa đới, tính phân hoá theo đai cao, đặc điểm sử dụng khai thác lãnh thổ. Ngoài nguyên tắc tổng hợp, đối với tỉnh Quảng Trị còn sử dụng nguyên tắc yếu tố chủ đạo hay là nguyên tắc tính trội.

Các tiêu chí phân vùng chức năng tài nguyên môi trường cho một lãnh thổ nói chung và cho tỉnh Quảng Trị nói riêng: Đặc điểm khí hậu, đặc điểm thuỷ văn, hiện trạng khai thác và sử dụng nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật, đánh giá đa dạng tài nguyên sinh học, các làng nghề truyền thống, tài nguyên du lịch, tài nguyên khoáng sản, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường, đánh giá chức năng nông - lâm nghiệp, đánh giá chức năng nuôi trồng thuỷ sản, đánh giá chức năng phát triển du lịch, đánh giá chức năng phát triển công nghiệp, những lợi thế đối với phát triển kinh tế - xã hội, những thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá các chức năng phát triển kinh tế tổng hợp, các giải pháp phát triển, đánh giá chức năng phát triển chăn nuôi, đánh giá chức năng

giao thông vận tải, hoạch định các chức năng phát triển kinh tế - xã hội và thiên tai - tai biến.

Dựa theo nguyên tắc tổng hợp với phương pháp sử dụng yếu tố trội tỉnh Quảng Trị được phân thành 2 nhóm dạng địa hình phát sinh:

Nhóm dạng địa hình có nguồn gốc bóc mòn - xâm thực, chúng tạo nên vùng núi và bán sơn địa thuộc các huyện Hướng Hoá, Đakrong, một phần của huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ. Các dạng địa hình ở đây có cấu tạo karst, các bề mặt đồi núi bóc mòn rửa trôi và cánh đồng ngoại vi với các thung lũng xâm thực rửa lũa, tích tụ.

Nhóm địa hình có nguồn gốc tích tụ bởi dòng chảy sông, nguồn gốc biển và hỗn hợp 2 nguồn gốc trên. Chúng tạo nên vùng đồng bằng thuộc huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và thị xã Đông Hà. Với hệ thống sông Bến Hải, sông Quảng Trị. Trong nhóm này được chia thành các tiểu khu: Tiểu khu đồng bằng và tiểu khu cồn cát ven biển.

Đối với tỉnh Quảng Trị nhìn từ nguyên tắc phát sinh và hình thái địa hình với phương pháp xem xét tính trội cũng như chức năng tài nguyên môi trường của từng nhóm địa hình nêu trên, có thể phân thành các khu chức năng môi trường như sau:

+ Chức năng môi trường vùng núi và gò đồi, + Chức năng môi trường vùng đồng bằng,

+ Chức năng môi trường vùng cồn cát ven biển và hải đảo, + Chức năng môi trường vùng đô thị.

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 83 - 85)