BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Quan điểm và mục tiêu của quy hoạch môi trường nhằm sắp xếp tổ chức không gian và sử dụng các thành phần môi trường, yếu tố tài nguyên phù hợp với chức năng môi trường và các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng nhằm phát triển bền vững.
Xây dựng chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Trị đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 để thực hiện nội dung quy hoạch môi trường, phát triển bền vững. Lựa chọn các chương trình dự án phù hợp với từng vùng, khu vực kinh tế trọng điểm.
Đề xuất các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường:
+ Đề xuất các dự án môi trường mang tính trọng điểm và sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện.
+ Biện pháp tổ chức, phối hợp thực hiện giữa các cơ quan, ban ngành chức năng trong tỉnh.
+ Lập tiến độ thực hiện các chương trình kế hoạch
5. 2. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2010 TẦM NHÌN 2020
Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. (Chương trình
hành động số 17-CTHĐ/TU ngày 26 tháng 7 năm 2006 về BVMT trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá của Tỉnh uỷ tỉnh Quảng Trị)
Phấn đấu đến năm 2010, có 100% các cơ sở sản xuất mới được xây dựng áp dụng cộng nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thảI đạt tiêu chuẩn môi trường .
+ 70% cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ của hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường -ISO 14001.
+ Khôi phục 50% rừng đầu nguồn, 50% các khu vực khai thác khoáng sản và 40% các hệ sinh thái bị suy thoái.
+ 40% các khu nội thị, 70% các khu công nghiệp, khu kinh tế-thương mại, làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. 90% chất thải rắn sinh hoạt, dịch vụ công nghiệp được thu gom, xử lý trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện.
+ 40% các thị xã, thị trấn có hệ thống tiêu thoát nước theo đúng tiêu chuẩn quy định.
+ 90% các tuyến đường nội thị có cây xanh, tăng diện tích đất công viên ở các đô thị.
+ 95% dân số đô thị, 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
+ 30% hộ gia đình và 70% doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh phân loại rác thải tại nguồn, 80% khu vực công cộng có thùng thu gom rác thải.
+ 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phải được đưa vào các khu quy hoạch công nghiệp và làng nghề.
+ 90% số hộ ở đô thị, 80% số hộ ở nông thôn cam kết tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường , tự quản vệ sinh môi trường các đường phố các khu dân cư.
Phấn đấu năm 2020 xây dựng được ít nhất một nhà máy tái chế chất thải trên địa bàn của tỉnh, để tái sử dụng, phấn đấu 30% chất thải thu gom được tái chế.
+ 100% dân số đô thị, 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
+ 90% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ của hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường .
+ Nâng độ che phủ rừng lên 47%.
Để thực hiện mục tiêu trên cần xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở dự báo những biến động môi trường trong quan hệ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; Đưa ra các giải pháp để thực hiện quy hoạch môi trường, các định hướng cải thiện chất lượng môi trường, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đề xuất các dự án ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của tỉnh trong giai đoạn 2006-
2010 và định hướng đến năm 2020; Điều phối quan hệ giữa các cơ quan đầu tư sản xuất và phát triển kinh tế (doanh nghiệp trong và ngoài nước) với các cơ quan quản lý môi trường; Tổ chức quản lý môi trường theo vùng quy hoạch, tạo cơ sở cho việc lựa chọn địa điểm phù hợp nhất về môi trường cho các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, các cửa khẩu và các khu du lịch vui chơi giải trí. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với từng đơn vị không gian, chức năng môi trường (khu vực cung cấp tài nguyên, tổ chức sản xuất, tổ chức dân cư và chứa thải); Đảm bảo các điều kiện thực hiện quy hoạch môi trường như trình độ năng lực đội ngũ cán bộ môi trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị đầu tư,… Đề xuất các chương trình, nội dung chính về bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Trị:
Chương trình hành động 1:
Tiến hành điều tra, giám sát các nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh.
Thống kê các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có của tỉnh và Trung ương Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng nguồn tài nguyên này dưới góc độ giữa
môi trường kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên. Đánh giá các phương thức quản lý của địa phương
Xem xét những quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường đối với nguồn tài nguyên này.
Đánh giá việc vận chuyển, buôn bán nguồn tài nguyên này trên địa bàn toàn tỉnh, với các vùng lân cận, với Quốc tế qua các cửa khẩu và cảng.
Chương trình hành động 2:
Chính sách và giải pháp
Đánh giá việc thực thi pháp luật, chính sách, thể chế của luật môi trường, đặc biệt luật môi trường 2005 của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp cũng như của người dân tỉnh Quảng Trị.
Đa dạng hoá các loại hình hoạt động bảo vệ môi trường, khuyến khích sự tham gia của các cá nhân, tổ chức và cộng đồng, đặc biệt đề cao trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh và dịch vụ.
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cá nhân đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ sạch. Khuyến khích các hoạt động đầu tư và đóng góp của nhân dân để xử lý các vấn đề môi trường.
bảo hạn chế tác động tới môi trường và không ngừng nâng cao năng suất lao động của các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp của tỉnh.
Đầu tư bảo vệ môi trường phải được lồng ghép với các chương trình, dự án trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Đảm bảo nguồn chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường. Tăng dần tỷ lệ chi ngân sách nhà nước hàng năm phù hợp hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Chương trình hành động 3:
Xây dựng hệ thống phòng chống thiên tai, tai biến
Xây dựng kế hoạch hoàn thiện những điều kiện phù hợp với phương châm 4 tại chỗ trong phòng chống thiên tai.
Xây dựng một hệ thống phòng chống cháy rừng bao gồm: các phương tiện, nhân lực và mô hình kỹ thuật giảm thiểu hậu quả cháy rừng nhằm đảm bảo được tài nguyên rừng, đa dạng sinh học của tỉnh.
Cần tăng cường nghiên cứu và phòng trừ sâu bệnh đối với rừng thông, rừng trồng của tỉnh.
Xây dựng một hệ thống thống nhất từ tỉnh tới địa phương khi xuất hiện các thiên tai, tai biến địa chất từ khâu phòng chống tới khâu xử lý hậu quả của tỉnh. Xây dựng mối quan hệ giữa tỉnh và Trung ương về phòng chống thiên tai, cứu hộ.
Chương trình hành động 4:
Giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
Xây dựng và thực hiện chiến dịch truyền thông về bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là công việc của toàn dân, của nhiều ngành song việc xác định các đối tượng ưu tiên, các phương pháp truyền bá và tiếp cận thích hợp.
Xây dựng các chương trình giao lưu nhằm nâng cao hiểu biết về luật bảo vệ môi trường cũng như những giá trị của các chức năng môi trường của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống, đối với chương trình xoá đói giảm nghèo, trong việc bảo vệ nền văn hoá địa phương.
Chú trọng xây dựng và thực hiện các hương ước, quy định, cam kết bảo vệ
môi trường, lồng ghép vào cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá ở
Phát triển mạnh phong trào xanh- sạch- đẹp, các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường. Đề cao trách nhiệm và sự tham gia có hiệu quả
của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức xã hội, các phương tiện truyền thông trong bảo vệ môi trường.
Phát triển các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường để khen thưởng, phổ biến và nhân rộng.L
Lồng ghép những nội dung của Luật bảo vệ môi trường vào các hệ thống giáo dục bao gồm xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp các tài liệu cho giáo viên.
Đối với các đối tượng khách du lịch, các nhà hàng dịch vụ, các thương nhân, các chủ trang trại, các xí nghiệp khai thác khoáng sản,... cần tuyên truyền về môi trường nói chung và Luật môi trường nói riêng nhằm nâng cao nhận thức về môi trường của họ, buộc họ có trách nhiệm thực hiện Luật môi trường.
Chương trình hành động 5:
Tăng cường năng lực cơ quan quản lý và giám sát môi trường
Xây dựng một kế hoạch cấp tỉnh về đào tạo kiến thức quản lý và bảo vệ môi trường không chỉ cho các cán bộ môi trường mà còn cho các cán bộ quản lý chính quyền, các ban ngành, các sở của tỉnh.
Tăng cường nhân lực có kiến thức, có năng lực liên quan tới việc thực hiện những chương trình hành động bảo vệ môi trường của tỉnh.
Chương trình hành động 6:
Đẩy mạnh hợp tác Quốc tế và thu hút sự tài trợ nhằm thực hiện các chương trình hành động bảo vệ môi trường.
Để kêu gọi đầu tư, hợp tác Quốc tế, tỉnh cần có những bộ tư liệu về tài nguyên thiên nhiên, về kinh tế - xã hội được công bố rộng rãi. Đặc biệt có thể xuất bản các tài liệu tham khảo như về đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông và các khu vực khác, nhằm quảng bá tiềm năng thu hút đầu tư của tỉnh.
Với tài nguyên vị thế của tỉnh có lợi thế thu hút tài trợ Quốc tế, sự trợ giúp của các nhà tài trợ, các nguồn vốn ODA, của các hợp tác Quốc tế song phương, đa phương,... cần có các chính sách ưu tiên, hấp dẫn của tỉnh để kêu gọi đầu tư. Tổ chức diễn đàn đối với các đối tác, các nhà tài trợ và tiến hành hoạt động
đề liên quan tới bảo vệ môi trường của tỉnh.