MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 46)

2.2.1. Chất lượng môi trường không khí

Hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh ở Quảng Trị phần lớn từ quá trình khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng. Bảng 2.5 cho thấy tình trạng ô nhiễm bụi, ồn vẫn còn xảy ra tại các cơ sở sản xuất công nghiệp.

Độ ồn đo được tại cuối hướng gió cách nguồn ồn 100m dao động từ 58,8 đến 77,0 dBA, đặc biệt là Công ty cổ phần Thiên Tân 77,0dBA, vượt quá TCCP.

Nồng độ bụi đo được tại cuối hướng gió cách nguồn phát sinh bụi 100m dao động từ 0,12 – 0,25 mg/m3. Công ty cổ phần Thiên Tân không những gây ô nhiễm trong công ty mà còn gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh ( cách 100 m nông độ bụi vẫn còn 0,25mg/l).

Nồng độ các chất độc còn lại đều trong giới hạn TCCP.

Bảng 2.5. Kết quả đo chất lượng không khí tại một số nhà máy, xí nghiệp Chỉ tiêu

Công ty

Độ ồn Bụi CO S02 NO2

dB Mg/m3 Mg/m3 Mg/m3 Mg/m3 Công ty Cổ phần thiên tân (Cách

nhà máy 100m-cuối hướng gió 77,0 0,25 7 0,06 0,08 Nhà máy xi măng Đông Hà (Cách

nhà máy 100m-cuối hướng gió) 58,8-69,4 0,12 0,98 0,07 0,07

TCVN - 0,2 5 0,3 0,1

Nguồn: Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Trị 2005

Các cơ sở sản xuất có sử dụng nhiên liệu hoá thạch trên địa bàn cũng phát thải ra một lượng khí. Các cơ sở sản xuất tư nhân nằm rải rác trên các trục lộ, các cơ sở sản xuất gạch ngói xây dựng cũng thải ra một lượng khí thải độc hại không nhỏ vào môi trường. Hiện nay trên địa bàn có 05 nhà máy sản xuất gạch với công suất khoảng 20 triệu viên gạch/năm.

Với tốc độ phát triển công nghiệp ngày càng tăng, việc xây dựng và đưa vào vận hành 7 khu công nghiệp lớn của tỉnh, cộng với các nhà máy, xí nghiệp đã có chắc chắn sẽ là vấn đề môi trường lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, sức khoẻ người dân Quảng Trị nếu như chúng ta không có những giải pháp bảo vệ, khắc phục ngay từ bây giờ.

2.2.2. Chất lượng nước thải

Nước thải của các công ty, nhà máy, xí nghiệp trong tỉnh Quảng Trị được được đổ trực tiếp hoặc qua hệ thống xử lý vào các sông. Hầu hết các cơ sở công nghiệp này đều có hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên quá trình xử lý chưa triệt để dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường nước của các khu vực xung quanh. Theo giám sát của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị (Bảng 2.6), chất lượng nước thải tại một số nhà máy trong tỉnh đã có dẫu hiệu ô nhiễm.

Hàm lượng BOD dao động từ 95 đến 1564 mg/l vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 5 đến 78 lần, COD dao động từ 280 đến 4960 mg/l vượt quá TCCP từ 6 đến 99 lần, chất rắn lơ lửng dao động từ 71 đến 940 mg/l vượt quá TCCP từ 2 đến 18 lần. Đáng chú ý là Công ty ĐT – DV đường 9 (chế biến cà phê) là ô nhiễm nặng nề nhất (BOD: 1564mg/l, COD: 4960mg/l, SS: 940mg/l) (Bảng 2.6).

Bảng 2.6. Chất lượng nước thải của một số cơ sở sản xuất tỉnh Quảng Trị Cơ sở SS (mg/l) BOD (mg/l) COD (mg/l)

Nhà máy chế biến mủ cao su- Gio Linh 120 320 1040

Công ty thương mại Thái Hoà (chế biến cà phê) 81 120 408

Công ty ĐT-DV cà phê đường 9 (chế biến cà

phê) 940 1564 4960

Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hải Lăng 96 112 320

Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hoá 71 95 280

Nhà máy giấy Bắc Trung Bộ 294 393 1440

Nhà máy gỗ ván ép MDF 200 689 2480

Nhà máy chế biến mư cao su 80,5 272 1190

TCVN 5945 – 1995 A 50 20 50

Nguồn: Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Trị 2005.

Tháng 4 năm 2006, Đề tài lấy và phân tích 3 mẫu nước thải. Kết quả phân tích cho thấy nước thải tại các nhà máy đã bị ô nhiễm nặng BOD, COD, SS, coniform. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vị trí lấy mẫu:

NT1: Nước thải Nhà máy Giấy Vĩnh Linh tại sông Sa Lung NT2: Nước thải tại Nhà máy Cao Su – Vĩnh Linh

NT3: Hồ xử lý nước thải nuôi tôm – Vĩnh Thành – Vĩnh Linh

Bảng 2.7. Chất lượng nước thải công nghiệp (5/2006)

Chỉ tiêu Kí hiệu mẫu TCVN(B)

NT1 NT2 NT3 pH 6,5 6,9 7,0 6,5-9 BOD 120 68 35 <25 COD 750 345 18 <35 SS 940 165 53 80 DO 3,3 4,5 4,2 >2 NH4 0,84 0,65 0,78 Độ đục 12,5 11,5 8,5 Coliform 15850 12350 325 10000 Fe 0,95 1,5 1,4 2 Mn 0,32 0,09 0,25 0,8 Cd - - - 0,02

As - 0,005 - 0,1 Pb 0,001 0,001 - 0,1 Hg - - - 0,02 Cu 0,05 0,08 0,4 1 Zn 0,3 0,6 0,09 2 Cr (VI) 0,005 0,01 0,008 0,05

Như vậy nước thải từ các khu công nghiệp đã thải ra môi trường qua hệ thống sông rạch, trực tiếp ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng cây trồng nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản ở vùng nông thôn. Do vậy cần thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy, xí nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải; nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đã có. Tăng cường công tác kiểm soát môi trường và cần có chế tài cụ thể với các hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường.

2.2.3. Rác thải công nghiệp

Chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn chủ yếu phát sinh từ hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, cơ sở chế biến nông sản:

Đối với cơ sở khai thác khoáng sản: Hoạt động khai thác titan chưa triệt để dẫn đến một lượng lớn chất thải rắn chứa phóng xạ thải ra môi trường. Hiện nay lượng chất thải rắn chứa phóng xạ chỉ được các cơ sở khai thác đem chôn lấp tạm thời.

Đối với các cơ sở khai thác vật liệu xây dựng: hoạt động khai thác đá xây dựng để lại một lượng đá (các loại đá này không đạt tiêu chuẩn về chất lượng độ lớn) ngổn ngang và các cơ sở không có biện pháp xử lý đối với loại đá này.

Đối với các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng: Điển hình về chất thải rắn là các cơ sở chế biến gạch ngói. Lượng gạch ngói vụn một phần được các hộ dân tận dụng, phần còn lại chưa có biện pháp tập kết, chôn lấp.

Một số cơ sở chế biến cà phê và tinh bột sắn đã tận dụng được chất thải rắn làm thứ ăn gia súc và ủ làm phân bón.

Đối với các cơ sở sản xuất khác hợp đồng với Công ty vệ sinh môi trường thu gom. Các Công ty vệ sinh môi trường năng lực bị hạn chế không đáp ứng đầy đủ yêu cầu thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn nên nhiều nơi chất thải rắn vẫn còn ứ đọng ở nhiều nơi.

2. 3. MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN 2.3.1. Môi trường đất 2.3.1. Môi trường đất

2.3.1.1 Biến động sử dụng đất

thái: Núi cao, gò đồi trung du, đồng bằng, vùng cát và dải ven bờ. Trong đó diện tích của vùng đồi núi chiếm trên 81%.

Theo số liệu thống kê diện tích đất tự nhiên hiện có đến 2003 của tỉnh Quảng Trị là474.573,57ha so với số liệu cũ 465.134 (năm1998) tăng 9439,37ha.

Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Trị thay đổi qua các năm. Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng đều tăng. Các yếu tố quyết định tăng diện tích đất là do phát triển trên các mặt nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở.

Quỹ đất chưa sử dụng giảm chậm ở các năm, năm 2002 lại tăng lên. Quảng Trị là một tỉnh có diện tích dân số vào loại trung bình trong cả nước. Lực lượng lao động dồi dào có điều kiện để phát triển kinh tế xã hội.Tài nguyên đất là một trong những thế mạnh của tỉnh cần phải có những chính sách đầu tư, khai thác có hiệu quả góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển của tỉnh.

Đến nam2004 đất đai của tỉnh mới chỉ sử dụng hơn 47,2%, còn lại gần 52,8% là đất chưa sử dụng. Đất chưa sử dụng chủ yếu là đất trồng, đồi núi trọc (Chiếm gần 83% tổng số đất chưa sử dụng). Trong đó còn có một số diện tích đất bị thoái hóa, diện tích đất bị xói mòn. Ngoài ra chế độ canh tác cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đất. Vùng cát ven biển Quảng Trị với diện tích 28.630ha, trong đó có đến 17.453ha đất cồn cát di động. Phần lớn diện tích đất cát ven biển mới được sử dụng cho mục đích lâm nghiệp, đất sử dụng cho nông nghiệp còn hạn chế khoảng 15,5% diện tích đất cát. Chính vì vậy cần phải ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tạo và sử dụng hiệu quả đất cát phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế. Quỹ đất hiện trạng sử dụng đất của tỉnh được kiểm kê đánh giá (Bảng 2.8):

Bảng 2.8. Quỹ đất, hiện trạng sử dụng đất của t?nh Quảng Trị. STT Hiện trạng sử dụng đất 2000 2001 2002 2003 1 Tổng diện tích tự nhiên 474573,57 474573,57 474573,57 474573,57 2 Đất lâm nghiệp, đất có rừng 101467,76 101518,14 101352,75 101646,88 Rừng tự nhiên 101467,76 101518,14 101352,75 101646,88 Rừng trồng 48333,50 51124,05 55819,34 58587,32 Đất ươm cây giống 11,71 18,31 34,66 37,66 3 Đất nông nghiệp 68928,94 69438.96 70766,69 73484,60

Trồng cây hàng 40898,69 40922,94 41051,01 42589,58 Trồng cây lâu năm 18037,54 18346,65 18814,05 19491,58 Đất cỏ dùng chăn nuôi 32,73 101 107,59 Đất mặt nước 669,31 821,30 1030,16 1525,12 4 Đất chuyên dùng 18255,79 18255,93 18908,02 18348,30 Đất xây dựng 1464,52 1532,73 1562,29 1584,65 Giao thông 5824,51 5927,17 6013,84 6006,98 Thuỷ lợi 5434,30 5482,82 5805,62 5155,00 Đất SX gạch 196,32 193,86 190,83 197,57 Đất làm muối 15,0 12 12 12 Đất Nghĩa địa 3660,51 3612,59 3572,94 3605,01 Chuyên dùng khác 330,36 400,31 378,67 371,52 5 Đất khu dân cư 3590,15 3605,67 3486,20 3591,76 6 Đất chưa sử dụng 233985,53 230336,51 224205,91

2.3.1.2 Ô nhiễm và suy thoái đất

Ô nhiễm và suy thoái đất ở Quảng Trị do các nguyên nhân sau: + Quá trình xói mòn và rửa trôi:

Do đặc điểm của địa hình đồi núi có độ dóc lớn cộng với đặc điểm khí hậu mưa nhiều tập trung vào một số tháng nhất định nên hiện tượng xói mòn, rửa trôi do nước xảy ra khá mạnh mẽ hàng năm. Trong những năm vừa qua Quảng Trị đã có nhiều chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc nâng độ che phủ từ 28,7%(năm2000) lên đến 36,9% năm 2003 đã góp phần rất lớn vào việc hạn chế suy thoái đất do rửa trôi và xói mòn.

+ Xói mòn và di chuyển cát do gió:

Quảng Trị là tỉnh có diện tích đất cát tương đối lớn khoảng 12.000ha. Do đặc điểm của khí hậu có gió Tây Nam lớn, thường hay có bão, lũ lụt… cộng thêm tính chất của đất cát (thành phần cơ giới nhẹ, độ kết dính thấp) nên hiện tượng cát bay, cát chảy dẫn đến lấp đồng ruộng, làm mất diện tích đất sản xuất, đồng thời những nguyên tố có nhiều trong đất cát rửa trôi xuống vùng đất lân cận làm cho đất bị mặn hoá.

+ Quá trình feralit hoá kết đá ong: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phổ biến ở vùng đồi tiếp giáp với đồng bằng. Quá trình này xảy ra do đặc điểm của quá trình thành tạo đất (đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ thường xuất hiện kết vón đá ong) và dưới tác động của khí hậu. Quá trình này làm đất trở nên xương xẩu, nghèo dinh dưỡng.

Đất mặn hoá và đất chua phèn hoá: quá trình này tập trung ở các vùng đất ven biển và các cửa sông lớn như Cửa Tùng, Cửa Việt…

+ Quá trình ô nhiễm đất do phân bón và thuốc bảo vệ thực vật:

Phân bón hoa học, thuốc bảo vệ thực vật đã góp phần rất lớn vào việc cải thiện năng suất cây trồng, song do tình trạng lạm dụng quá mức, kém hiểu biết của người dân trong việc sử dụng phân bón hoá học đã dẫn đến tình trạng suy thoái đất nông nghiệp. Mặt khác trên địa bàn tỉnh còn tồn đọng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật trong thời kỳ trước (bao gồm các loại thuốc nguy hại cho môi trường như DDT,666, quá trình rò rỉ thuốc ra môi trường đất, gây ô nhiễm đất là không tránh khỏi.

+ Ô nhiễm đất do chất độc hoá học trong chiến tranh để lại:

da cam, là vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất CĐHH. Nên đất nông nghiệp và rừng Quảng Trị sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng của các loại CĐHH này.

+ Ô nhiễm suy thoái đất do hoạt động công nghiệp:

Khác với giai đoạn từ năm 1995 đến năm 1999 từ năm 2000 đến nay hoạt công nghiệp trên địa bàn có những bước phát triển rõ rệt nhưng đồng thời cũng gây nên những áp lực không nhỏ đến môi trường đất, trong đó phải kể đến:

+ Hoạt động khai thác khoáng sản:

Quá trình khai thác đá xây dựng khai thác Ti tan, khai thác vàng trên địa bàn gây ảnh hưởng lớn đến môi trường đất. Các quá trình này làm biến động địa hình đồng thời đưa vào môi trường đất những chất gây ô nhiễm. Đặc biệt là quá trình khai thác và tinh tuyển Titan đã làm giải phóng hàm lượng phóng xạ lớn vào môi trường đất. + Hoạt động nuôi tôm:

hiện nay phong trào nuôi tôm ở Quảng Trị phát triển khá mạnh, đã có những mô hình nuôi tôm với quy mô khá lớn. Quá trình chuyển đổi tự do từ đất ruộng sang đất nuôi tôm của các hộ dân làm mất diện tích đất nông nghiệp đồng thời có nguy cơ gây nhiễm mặn cho vùng đất nông nghiệp gần khu vực nuôi tôm.

Bảng 2.9. Diện tích đất bị thoái hóa - xói mòn (đơn vị: ha)

Đất ngập nước Đất mặn Đất xói mòn Đất chua phèn Đất cát

6.140 4.700 366.793 1.400 34.000

Tóm lại: Quá trình ô nhiễm và suy thoái đất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị diễn ra khá

phức tạp do sự kết hợp giữa cả yếu tố tự nhiên lẫn yếu tố nhân sinh. Những biểu hiện của quá trình suy thoái này tốc độ suy thoái và diện tích đất bị suy thoái không phải là nhỏ. Điều đáng chú ý ngoài những yếu tố tự nhiên, nhân sinh tác động đến môi trường nông nghiệp như trước kia thì hiện nay hoạt công nghiệp trên địa bàn bắt đầu có những dấu hiệu ảnh hưởng đến môi trường đất.

Tháng 4 năm 2006, Để tài đã lấy và phân tích 10 mẫu đất. Kết quả phân tích cho thấy: chất lượng đất ở Quảng Trị nhìn chung là tốt, các chỉ tiêu kim loại nặng đều nằm trong giới hạn cho phép của TC FAO. Các chỉ tiêu N, P, K tại mẫu Đ02, Đ04, Đ7, Đ9, Mùn là thấp, do đây là đất đồi thường xuyên chịu ảnh hưởng quả quá trình xói mòi, rửa trôi.

Vị trí lấy mẫu:

Đ01. Đất ruộng lúa - xã Hải Sơn - huyện Hải Lăng Đ02. Đất đồi trồng sắn - xã Hải Lâm - huyện Hải Lăng

Đ03. Đất ruộng lúa - cạnh đầm tôm phía bắc cầu Hải Lăng Đ04. Đất đồi- xã Tân liên - huyện Hương Hoá

Đ05. Đất ruộng lúa – TT Ái Tử - huyện Triệu Phong Đ06. Đất ruộng lúa - xã Triệu An - huyện Triệu Phong Đ07. Đất đồi trồng sắn - Cạnh nhà máy Giấy – Vĩnh Linh Đ08. Đất ruộng lúa - xã Vĩnh Thành - Huyện Vĩnh Linh Đ09. Đất đồi trồng lạc - xã Cam Tuyền – huyện Cam Lộ Đ10. Đất ruộng lúa – xã Gio Mỹ - huyện Gio Linh.

Bảng 2.10. Kết quả phân tích đất ở Quảng Trị

Chỉ tiêu Đơn vị Vị trí lấy mẫu Đ01 Đ02 Đ03 Đ04 Đ05 Đ06 Đ07 Đ08 Đ09 Đ10 Σ N % 0,08 0,12 0,14 0,15 0,22 0,25 0,08 0,34 0,14 0,32 Σ P % 0,15 0,19 0,21 0,22 0,12 0,18 0,12 0,17 0,11 0,25 Σ K % 1,49 0,93 2,05 1,87 1,31 1,05 1,24 1,98 1,32 0,23 Mùn % 1,28 1,24 2,66 1,91 2,95 3,26 1,38 3,52 1,50 2,65 Fe % 3,131 3,811 3,947 4,492 1,633 2,34 3,92 1,65 3,42 1,78 Cu % 0,325 0,235 0,215 0,32 0,295 0,314 0,28 0,205 0,11 0,25 Mn % 0,11 0,048 0,094 0,057 0,058 0,14 0,26 0,086 0,43 0,14 Pb mg/kg 12 10 <10 <10 <10 11 <10 < 10 <10 <10 Cd mg/kg 0,53 <0,5 <0,5 5 7 <0,5 <0,5 <0,5 <0,5 <0,5

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 46)