CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 140 - 143)

Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường

Phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và thực hiện chương trình nghị sự 21(hành động của thế kỷ 21) đòi hỏi phải kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ tỉnh đến huyện, thị xã và đến xã, phường. Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về môi trường phù hợp với chức năng nhiệm vụ của hệ thống tổ chức; Tăng cường nhân lực cho các hoạt động quản lý môi trường; Chú trọng đầu tư cho nghiên cứu chính sách và pháp luật; Kiểm soát ô nhiễm và chất thải; mở rộng và nâng cấp hệ thống quan trắc và phân tích môi trường; Đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường từ tỉnh đến cơ sở; Tăng cường các cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ tỉnh tới cơ sở. Mỗi xã, phường, thị trấn phải có 01 cán bộ chuyên trách về môi trường.

Đẩy mạnh giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, do đó một trong những biện pháp thực hiện tốt chiến lược là tăng cường công tác giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường cho mọi người dân, cộng đồng, các doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước, các nhà ra quyết định và cán bộ quản lý Nhà nước các cấp.

Tổ chức nâng cao nhận thức về môi trường, về hệ thống quản lý môi trường (EMS) cho cộng đồng, doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội thông qua việc phổ biến pháp luật (Luật bảo vệ môi trường), phổ cập hoá nhận thức môi trường bằng các phương tiện thông tin đại chúng như tập huấn, đào tạo. Thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, tổ chức quần chúng tham gia các phong trào: xanh- sạch - đẹp,… Cung cấp nước sạch vệ sinh môi trường, gia đình văn hoá mới. Thông qua các phong trào để giáo dục nhận thức về môi trường.

Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh đề án: “Đưa các nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” theo chương trình chung của Nhà nước.

Tăng cường vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước trong bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường và sự nghiệp của toàn dân, chỉ có thể thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường một cách thắng lợi với sự tham gia tự giác, tự nguyện của quần chúng. Xây dựng tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ môi trường là công tác trọng

tâm. Tích cực phát huy vai trò của các đoàn thể thanh thiếu niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh,…và các tổ chức phi chính phủ trong việc quyết định thực hiện xây dựng các vùng bảo vệ đa dạng sinh học. Nghiên cứu tổ chức tư nhân tham gia các dịch vụ vệ sinh môi trường đô thị, công nghiệp, nông thôn,…

Các phong trào được xây dựng, giáo dục trên cơ sở phát huy truyền thống tự cường tự lực, anh hùng trong bảo vệ tổ quốc, anh hùng trong phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng đạo đức bảo vệ môi trường của nhân dân tỉnh Quảng Trị. Làm cho tất cả các cấp các ngành, đoàn thể quần chúng, tổ chức chuyên môn nghề nghiệp đều xem việc đóng góp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng của mình.

Tăng cường và đa dạng hoá đầu tư bảo vệ môi trường

Đầu tư là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện thành công nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Đầu tư bảo vệ môi trường phải được xã hội hoá. Huy động nguồn lực trong và ngoài nước cho công tác bảo vệ môi trường. Thực hiện nguyên tắc: “Người gây ra ô nhiễm phải xử lý hoặc chi trả cho việc xử lý ô nhiễm ”. Hình thức xã hội hoá và nguyên tắc đầu tư này phải được quán triệt sâu rộng trong tất cả các cấp lãnh đạo của Đảng, chính quyền và các nhà quản lý đến từng người dân trong cộng đồng.

Đa dạng hoá nguồn lực thu hút từ nhiều nguồn: Ngân sách Nhà nước, các chính sách kinh tế về bảo vệ môi trường, từ các dự án phát triển, đóng góp của xã hội và nguồn viện trợ Quốc tế. Ổn định tỷ lệ ngân sách của tỉnh dành cho bảo vệ môi trường. Xây dựng “Quỹ bảo vệ môi trường” để hỗ trợ ngân sách của tỉnh bằng các hình thức lệ phí, đóng góp tự nguyện của nhân dân. Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài chính có được.

Mức đầu tư bảo vệ môi trường phải được tăng trưởng theo nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế địa phương . Đầu tư để bảo vệ môi trường không dưới 1%GDP, trong đó phấn đấu dành ít nhất 1,5% tổng chi cho ngân sách, dự kiến hàng năm tăng dần tổng chi ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường 5% so với năm trước. Các doanh nghiệp được tính vốn đầu tư bảo vệ môi trường trong giá thành chi phí sản xuất để huy động khoảng 1-2% tổng chi phí của doanh nghiệp.

Mở rộng hợp tác Quốc tế và thu hút sự tài trợ của nước ngoài

Tỉnh Quảng Trị cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước có nhiệm vụ tham gia tích cực vào việc thực hiện các công ước Quốc tế bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng ozôn, biến đổi khí hậu toàn cầu, bảo vệ các vùng đất ngập nước, kiểm soát chất độc hại, nguy hiểm,…mà Việt Nam đã ký kết tham gia. Trong nhiệm vụ hợp tác

Quốc tế cần tranh thủ sự giúp đỡ Quốc tế phục vụ nhiệm vụ phát triển bền vững của tỉnh. Tích cực chủ động tham gia các chương trình dự án về hoạt động hợp tác trong lĩnh vực môi trường và tài nguyên với các tỉnh lân cận và các nước trong khu vực.

Gắn kết chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia với chiến lược phát triển kinh tế xã hội

Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Trị đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 là một bộ phận không thể tách rời trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thời kỳ 2006 - 2010; là cơ sở để xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường của các ngành, địa phương. Nội dung chính là xây dựng và thực hiện kế hoạch môi trường của các vùng kinh tế và vùng đa dạng sinh học được ưu tiên cũng như các chương trình kiểm soát ô nhiễm; xây dựng năng lực và nâng cao kỹ năng quản lý môi trường. Gắn môi trường khi xây dựng quy hoạch của các ngành. Thực hiện các dự án ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường. Đóng cửa hoặc di chuyển địa điểm các cơ sở sản xuất đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; những cơ sở kỹ thuật lạc hậu và không có khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường. Thực hiện các dự án cải thiện môi trường, khắc phục và nâng cao chất lượng môi trường. Các mục tiêu và nội dung Quy hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Trị đến năm 2010 được cụ thể hoá trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh của các huyện thị, thị xã và các ngành.

Lựa chọn hành động ưu tiên

Việc lựa chọn hành động ưu tiên trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ BVMT luôn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng . Sự ưu tiên được lựa chọn theo nội dung, địa bàn và các mối quan hệ giữa chúng với thời gian. Các chương trình ưu tiên sẽ tập Trung vào: Bảo vệ môi trường nông thôn, đô thị (thị xã, thị trấn), công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; biển ven bờ; giáo dục đào tạo nâng cao nhận thức; phòng chống thiên tai và sự cố môi trường; tăng cường tiềm lực quản lý Nhà nước và bảo vệ đa dạng sinh học.

Phân công trách nhiệm các cơ quan thực hiện

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng các ngành, các cấp, các đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của tỉnh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, theo chức năng và nhiệm vụ chịu trách nhiệm lập kế hoạch, lồng ghép nội dung của quy hoạch BVMT trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2006 – 2010. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính có trách nhiệm trong việc phân bổ và tìm nguồn tài chính cần thiết để thực hiện nhiệm

vụ BVMT và kế hoạch hành động, đưa ra những biện pháp nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cá nhân, các tổ chức đầu tư cho lĩnh vực BVMT.

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã trong tỉnh căn cứ vào nội dung ghi trong nhiệm vụ BVMT có liên quan đến ngành hoặc địa phương mình tổ chức thực hiện.

Giám sát và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ BVMT

Hằng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các địa phương, đơn vị xem xét và đánh giá thực hiện nhiệm vụ BVMT trong tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Quảng Trị.

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020 (Trang 140 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)