3.2.1. Chức năng môi trường vùng núi và gò đồi
Diện tích của vùng khoảng 399 500ha chiếm 85% diện tích toàn tỉnh.
3.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới tương đối điển hình với gió tây nam vào mùa hè, gió đông bắc vào mùa đông. Chức năng môi trường của vùng núi và gò đồi thuộc tiểu vùng khí hậu trung du miền núi. Nhiệt độ phân bố theo độ cao với đông Trường Sơn và tây Trường Sơn tạo nên tính đa dạng của chế độ khí hậu. Lãnh thổ tỉnh Quảng Trị có chiều ngang hẹp ở bậc nhất nước ta, chịu ảnh hưởng đáng kể của biển, kết hợp với các nguyên tố phi địa đới và địa đới tạo nên những nét đặc thù của đặc điểm khí hậu mang tính chuyển tiếp giữa khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh ở phía bắc và nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh ở phía nam.
Chế độ bức xạ, nắng, mây: Số giờ nắng trung bình năm đạt 1700-1890giờ/năm.
Phân bố của bức xạ và số giờ nắng trong năm không điều hoà, thể hiện ở những tháng nóng nhiều thì số giờ nắng có thể gấp 3-4 lần những tháng ít nắng. Thời kỳ nhiều nắng nhất vào tháng V -VII, số giờ nắng đạt sấp xỉ 200-260giờ/tháng. Thời kỳ ít nắng nhất vào tháng I và II, tổng số giờ nắng khoảng 60-80 giờ nắng/tháng.
Lượng mây trung bình năm vào khoảng 7,4-8,5/10 bầu trời, ở thung lũng Khe Sanh là 8,6/10 vào tháng VIII.
Chế độ nhiệt: Hàng năm vào mùa đông không khí lạnh khi có điều kiện xâm nhập
vào khu vực này đã biến tính đi nhiều. Các ngày có nhiệt độ trung bình xuống dưới 180C chỉ quan sát thấy ở vùng núi phía tây như ở Khe Sanh. Nhiệt độ trung bình năm theo hướng đông tây từ biển vào đất liền, từ vùng đồng bằng lên vùng núi nhiệt độ giảm dần từ 250C giảm xuống 22,40C tại thung lũng Khe Sanh. Biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm tại vùng này tăng lên đến 7,20C.
Độ ẩm tương đối: Vùng núi và gò đồi thuộc loại có nhiều tháng ẩm, quá nửa số tháng trong năm có độ ẩm không khí trung bình lớn hơn 85%, đặc biệt ở vùng Khe Sanh hàng năm có tới 6-7 tháng liên tục độ ẩm không khí trung bình tháng đạt 89- 91% thường rơi vào thời kỳ tháng VIII-IX đến hết tháng II và III năm sau. Thời gian độ ẩm không khí đạt mức thấp nhất thường rơi vào các ngày trong tháng VII, các trị số độ ẩm không khí thấp này thường có liên quan với hoạt động của gió Tây khô nóng - gió Lào. Ở Khe Sanh trong thời kỳ ẩm ướt có thể hạ xuống đến mức thấp kỷ lục vào tháng II và III.
Chế độ bốc hơi: Tại vùng này lượng bốc hơi thấp hơn 874-1031mm/năm. Lượng bốc hơi lớn nhất thường diễn ra trong tháng VII hàng năm, là tháng có độ ẩm thấp, với sự xuất hiện thường xuyên của gió Tây nóng và khô.
Chế độ mưa: Ở khu vực đồi núi phía tây như Khe Sanh mùa mưa liên tục hơn, cũng
bắt đầu từ tháng V kéo dài 7 tháng tới tháng XI mới chấm dứt. Ở tỉnh Quảng Trị nói chung và vùng núi gò đồi có tổng lượng mưa năm rồi rào khoảng 2000- 2700mm/năm. Số ngày mưa ở đây khoảng trên dưới 150ngày/năm. Lượng mưa ngày cực đại khoảng 450mm/ngày. Các giá trị cực đại này thường xảy ra vào giữa mùa mưa bão và hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh.
Chế độ gió: Vào mùa đông, gió mùa đông bắc mang khí lạnh vận chuyển theo hướng bắc - nam và đông - bắc, duy trì từ tháng XI đến tháng III. Vào mùa hạ, gió mùa hạ thổi theo hướng tây nam vượt qua Trường Sơn vào Quảng Trị gây ra thời tiết khô nóng - gió Lào. Các hiện tượng bão và áp thấp nhiệt đới là loại hình nhiễu động thời tiết có gió mạnh nhất trong khu vực.
Gió khô nóng ( gió Lào) là loại hình gió đặc thù của khu vực trong đó có Quảng Trị thường xuất hiện vào mùa hạ, đặc biệt là vào đầu hạ, số ngày thịnh hành hàng năm đạt khoảng 50-60 ngày. Gió Lào mạnh nhất vào các tháng V-VII làm cho nhiệt độ không khí trong ngày có gió Lào có thể đạt tới 37-400C, độ ẩm không khí giảm xuống 45%.
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt mang tính thiên tai như: Bão, lụt, hạn hán, gió khô
nóng, mưa đá. Hiện tượng mưa đá ở Khe Sanh cứ 10 năm thì có 2 năm gặp mưa đá. Những hiện tượng này thường mang lại những hậu quả hết sức nặng nề không chỉ trong sản xuất nông - lâm nghiệp nói riêng, trong hoạt động kinh tế nói chung mà cả đến tài sản, sức khoẻ, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
3.2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên – Tài nguyên môi trường
+ Tài nguyên nước mặt, nước dưới đất
Tiềm năng nước mặt: Vùng núi và gò đồi tỉnh Quảng Trị có 2 hệ thống sông chính:
Hệ thống sông Thạch Hãn (còn gọi là sông Quảng Trị) có 37 con sông gồm 17 sông nhánh cấp 1 với 3 nhánh tiêu biểu là Vĩnh Phước, Rào Quán và Cam Lộ, 13 sông nhánh cấp 2, 6 sông nhánh cấp 3. Diện tích toàn lưu vực là 2660km2, độ dài sông chính là 156km, độ cao bình quân lưu vực là 301m, độ dốc bình quân lưu vực là 20,1‰, độ rộng trung bình lưu vực là 36,8km, mật độ lưới sông là 0,92; Hệ số uốn khúc là 3,5.
Hệ thống sông Bến Hải có diện tích lưu vực là 809km2, dài 64,5km, độ cao bình quân lưu vực 115m, độ dốc bình quân lưu vực là 15,7‰, mật độ lưới sông là 1,15, hệ số uốn khúc là 1,43.
Hai hệ thống sông trên có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Ngoài ra, còn có hệ thống đầm phá ven biển, hồ và hồ chứa, hang động karst tạo nên mạng lưới thuỷ văn đa dạng. Ở sườn Tây Trường Sơn của tỉnh Quảng Trị còn có một số sông suối có lưu vực nhỏ thuộc lưu vực của hệ thống sông Mê Kông. Phần thượng và trung lưu của 2 hệ thống sông này chảy trên các huyện Hướng Hoá, Cam Lộ và Đakrông.
Theo ước tính tài nguyên nước mặt của tỉnh Quảng Trị khoảng 10.000m3/người, cao so với bình quân cả nước (4750m3 /người), tuy nhiên do dòng chảy phân bố không đều theo không gian và thời gian nên khai thác sử dụng nước gặp nhiều khó khăn. Chất lượng nước mặt tốt, sạch đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh đạt tiêu chuẩn nước dùng, độ khoáng hoá thấp, hàm lượng oxy hoà tan cao, hàm lượng chất hữu cơ, kim loại nặng thấp.
Vùng cân bằng nước của các hệ thống sông ở Quảng Trị được chia ra 3 khu vực tưới chính là Thượng Bến Trấm, Bắc Thạch Hãn và Nam Thạch Hãn. Đối với vùng
núi và gò đồi vùng tưới chính là Thượng Bến Trấm và Bắc Thạch Hãn. . + Nước dưới đất
Đối với vùng núi và gò đồi của Quảng Trị nước dưới đất chủ yếu là nước khe nứt và khe nứt karst tồn tại trên một diện tích rất rộng, chiếm tới 4/5 tổng diện tích của tỉnh, nằm trong đới nứt nẻ phong hoá và các đới phá huỷ kiến tạo trong các đất đá có tuổi từ Proterozoi đến Neogen. Thành phần bao gồm các trầm tích lục nguyên, trầm tích carbonat, các đá biến chất, các đá phun trào,…
Chất lượng nước khe nứt thuộc loại siêu nhạt (M<0,1g/l) và lợ nhạt (M = 0,1- 0,5g/l), khá phù hợp với tiêu chuẩn nước uống. Nước khe nứt phân bố tại các địa hình tương đối dốc, lớp phong hoá có tính thấm yếu nên khả năng tự bảo vệ, chống ô nhiễm của các tầng chứa nước là khá cao.
Theo độ giàu nước và tính thấm, các tầng chứa nước khe nứt được chia thành 2 nhóm:
Các tầng chứa giàu nước: Thuộc về nhóm này là đất đá có tuổi K mg, J1hn, J2 hc. Chất lượng nước thuộc loại nhạt, tổng khoáng hoá từ 0,16-0,76g/l. Nước thuộc loại bicacbonat - natri, canxi, bicacbonat - canxi. Nước sạch, có thể sử dụng trong ăn uống sinh hoạt nhưng cần lưu ý sử lý hàm lượng Ca++ trước khi dùng. Đây là tầng giàu nước nhưng diện phân bố hẹp nên việc bố trí khai thác nước có thể hạn chế.
Các tầng chứa nghèo nước không thể khai thác liên tục: Đất đá chứa tầng nước này
thuộc các tuổi C-P bs, C1 lk, D2; P2 cl, D1 tl, S2-D1 dg, O3-S1 ld, ε2 av. Chất lượng nước thuộc loại nhạt, tổng khoáng hoá từ 0,05 - 0,33g/l. Nước thuộc loại hình hoá học bicacbonat - natri và bicacbonat - colorua - natri - canxi. Nước sạch đảm bảo các tiêu chuẩn để sử dụng trong cấp nước đô thị và trong công nghiệp. Động thái của các tầng chứa nước này, mực nước ngầm dao động theo mùa với biên độ lớn 2,1-3,4m.
Tóm lại: Đối với miền núi và gò đồi phía tây, tây nam như ở Cam Lộ có thể khai thác tập trung trong phạm vi tầng chứa nước tuổi D2-3 cb với lưu lượng không đổi
khoảng 1500m3/ngày. Ngoài ra có thể khai thác tầng chứa nước này với năng suất tương tự ở vùng núi Da Ban, vùng phía tây Động Sa Riêng.
Trong miền núi và gò đồi chỉ có thể khai thác nước dưới đất bằng các công trình đơn lẻ, biệt lập, năng suất khai thác ở mỗi công trình đó vào khoảng từ 0,5-10m3/h và không nên khai thác liên tục, mỗi ngày cần ngừng khai thác trong một số thời gian thích hợp để mực nước tĩnh hồi phục.
Tiềm năng nước dưới đất thuộc loại nhạt của tỉnh Quảng Trị tuy không lớn, nhưng có thể khai thác đưa vào sử dụng đáp ứng những nhu cầu nước sinh hoạt của một số
tụ điểm dân cư của vùng nông thôn và miền núi. + Tài nguyên đất
Đặc điểm thổ nhưỡng của tỉnh Quảng Trị nói chung và vùng núi gò đồi nói riêng
khá đa dạng, liên quan đến sự phức tạp trong cấu trúc địa hình.Đối với vùng núi và gò đồi thường phân bố các loại đất chính sau: đất đỏ vàng trên đá phiến sét và đá biến chất, đất vàng đỏ trên đá magma axit, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất đen trên carbonat,…
+ Đất phù sa: có tầng loang lổ đỏ vàng được hình thành trên các bậc thềm tích tụ
dọc theo các thung lũng sông. Sự suy thoái của loại đất này do hiện tượng rửa trôi bề mặt cả về thành phần cation và các keo sắt gắn kết có trong đất. Đất có độ chứa nước không đều trong năm, mùa mưa bị ngập nước, mùa khô lại thiếu nước nghiêm trọng, các quá trình Oxy hoá và khử diễn ra đồng thời. Chính màu đỏ vàng loang lổ của đất là do quá trình Oxy hoá Fe2+ thành Fe3+.
+ Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm đất này có diện tích lớn nhất vùng 706.176 ha, chiếm
52,3% diện tích đất tự nhiên, phân bố tập trung chủ yếu ở vùng núi phía tây, ở độ cao tuyệt đối từ 25m-900m, hình thành trên sản phẩm phong hoá của nhiều loại đá mẹ khác nhau. Nhóm đất này chua, độ no bazơ thấp, khoáng sét phổ biến là kaolin, tích luỹ Fe và Al trong đất tương đối cao.
Đất đỏ nâu trên đá magma bazơ và trung tính (Fk), có diện tích 9850 ha. Đất đỏ nâu thường nằm ở địa hình đồi hoặc đồi lượn sóng, khả năng giữ nước gần gấp 2 lần so với đất phát triển trên đá phiến thạch.
Đất đỏ nâu trên đá vôi có diện tích 2700 ha, thường tập trung ở chân và các sườn khu vực núi và các thung lũng đá vôi. Sản phẩm phong hoá của đá vôi thuộc loại đất tốt, giàu mùn và đạm tổng số, nghèo lân, đất ít chua, độ no bazơ khá, đất có cấu tượng tốt, những nơi bằng phẳng thì có độ ẩm cao, đất có màu nâu thẫm, có cấu tượng chặt. Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng như ngô, đậu tương, bông, cây ăn quả,…Tuy nhiên đất có nhược điểm là thoát nước nhanh dễ gây hại cho cây trồng, đất phân bố không tập trung, mặt khác xuất hiện nhiều đá gốc.
Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs) chiếm diện tích tới 322.800 ha, phân bố rộng rãi ở vùng đồi núi phía tây của tỉnh, ở địa hình lượn sóng, vùng núi cao chia cắt, dốc nhiều. Đất có tầng từ trung bình đến dày. Canh tác nhiều đất bị rửa trôi xói mòn làm tầng đất mỏng đi có nhiều kết vón đá ong. Hiện nay thảm thực bì ở đây chủ yếu là rừng gỗ nghèo, cây bụi lau lách, một phần nhỏ được sử dụng trồng hoa màu. Loại đất này thích hợp với cây công nghiệp dài ngày như chè, trẩu, cây ăn quả cam, chanh tại những nơi có tầng đất dày. Nơi ít dốc có thể trồng hoa màu, lương
thực, cải tạo xây dựng các đồng cỏ chăn nuôi. Tầng đất mỏng trồng cây phục hồi rừng tự nhiên.
Đất đỏ vàng trên đá magma axit (Fa) có diện tích136.650 ha, phân bố trên địa hình dốc, có thành phần cơ giới hầu hết là các cát pha đến đất thịt nhẹ, trong thành phần đất có nhiều khoáng vật bền vững như thạch anh, đất chua, tầng đất mỏng, độ mùn từ nghèo đến trung bình (1%-5%), đạm tổng số từ nghèo tới trung bình (0,1-0,15%), lân tổng số nghèo. Khả năng sử dụng cho nông nghiệp trên loại đất này rất hạn chế. Đối với loại đất này nên khoanh nuôi hoặc trồng rừng để bảo vệ, chống xói mòn. Đối với các tầng đất dày phân bố ở những nơi ít dốc, đủ ẩm có thể sử dụng trồng hoa màu.
+ Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Trong vùng núi gò đồi đất mùn vàng đỏ trên đá
magma axit thường được phân bố ở độ cao 900-1900m, diện tích phân bố loại đất này không nhiều. Do điều kiện nhiệt độ giảm, độ ẩm cao, ít bị con người chặt phá nên thảm thực bì còn khá tốt. Song do địa hình dốc, chia cắt mạnh, thường xảy ra hiện tượng xói mòn đất, đất thường có tầng mỏng đến trung bình, mức độ phong hoá yếu, đất có phản ứng chua, độ no bazơ thấp, hàm lượng mùn trong đất thường giàu, mùn thường thô, vì ở độ cao nên mức độ phân giải hữu cơ chậm. Đối với loại đất này ngoài việc khai thác phát triển rừng còn có thể trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.
Tóm lại: Tài nguyên đất cũng như chức năng tài nguyên môi trường đối với vùng này thường bị các quá trình xói mòn đất vào mùa mưa, thổi mòn và khô hại vào mùa khô. Vì vậy thường nảy sinh và thúc đẩy hiện tượng hoang mạc hoá. Mặt khác phải lưu ý tới các quá trình như lũ ống, lũ quét,… cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới suy thoái đất.
+ Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học:
Tài nguyên thực vật
Tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ, đối với vùng núi và gò đồi do địa hình phức tạp, hiểm trở và có nhiều hang động karst như hang động ở Đakrong đã tạo nên các hệ sinh thái phong phú.
Các kiểu thảm thực vật trên đất địa đới gồm:
-Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi; -Kiểu rừng kín thường xanh cây lá rộng ở nhiệt đới núi thấp; -Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới vùng thấp;
-Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phục hồi sau nương rẫy;
-Rừng hỗn giao tre - nứa - gỗ phục hồi sau nương rẫy và khai thác cạn kiệt; -Trảng cỏ cây bụi thứ sinh nhân tác;
Hệ thực vật vùng Quảng Trị nói chung, vùng núi gò đồi nói riêng có 51 loài thực vật quý hiếm đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
Tài nguyên động vật có xương sống ở cạn:
Tài nguyên động vật có xương sống ở cạn ở khu vực núi và gò đồi đặc biệt ở khu vực Đakrông đa dạng về thành phần loài và chiếm 1 tỷ lệ khá lớn so với số loài đã