Tác động của công nghệ thông tin đối với việc quản lý giáo dục trẻ ở các

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ tại ở trường mầm non b xã đông mỹ, thanh trì, hà nội (Trang 30 - 35)

trường mầm non

Hiện nay, trong lĩnh vực Giáo du ̣c m ầm non CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý , chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhiều trường mầm non đã đưa phần mềm Nutrikids vào quản lý dinh dưỡng , phần mềm Kidsmart vào các hoạt động trong ngày của trẻ , cho trẻ làm q uen với các bài giảng được trình chiếu trên PowerPoint.

Tác giả Ngô Quang Sơn đã quan niệm: “Giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT là kế hoạch bài học, là kịch bản sư phạm đã được giáo viên chuẩn bị chi tiết trước khi lên lớp, thể hiện được mối quan hệ sư phạm tương tác giữa GV và HS, HS và HS (Giáo án dạy học tích cực) và một số nội dung kiến thức, kỹ năng quan trọng cần hình thành cho HS trong quá trình dạy học lại quá trìu tượng đối với các em mà các loại hình TBDH truyền thống (tranh ảnh giáo khoa, bản đồ, biểu đồ, mô hình, mẫu vật, thí nghiệm thật... ) không thể hiện nổi thì sẽ được số hoá (ứng dụng CNTT) và trở thành các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, mô hình mô phỏng đơn giản hay các đoạn Video Clip...để trình chiếu trong một thời gian rất ngắn cho HS, đảm bảo phù hợp với nhu cầu nhận thức của HS, giúp cho HS tự mình chiếm lĩnh các kiến thức và kỹ năng mới”. [27, tr.18].

Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Thiết kế giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT, sử dụng các hình thức dạy học như dạy học tập thể lớp, dạy theo

nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của trẻ. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Công nghệ thông tin phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục mầm non cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà trẻ mầm non hứng thú tham gia bài học hơn trong môi trường học tập. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú của trẻ. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người. Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao trẻ được khuyến khích, tự rèn luyện bản thân mình. Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống là: Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh Video, Camera với âm thanh, văn bản, … được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan. Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của con người, thực hiện những công việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia lành nghề trên những lĩnh vực khác nhau; Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa

dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu. Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của trẻ và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới. Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Các giờ dạy của giáo viên được hỗ trợ bởi CNTT sẽ trở lên hấp dẫn hơn, truyền thụ kiến thức tới trẻ em hiệu quả hơn, các em có hứng thú lĩnh hội tri thức hơn. Đặc biệt, khi soạn giảng có ứng dụng công nghệ thông tin thì giáo viên có thể trình bày bài giảng một cách chủ động, minh hoạ được nhiều ví dụ của bài giảng gần gũi với thực tiễn mà các đồ dùng trực quan thông thường không thể làm được.

Trẻ mầm non thường hiếu động, thời gian tập trung vào bài giảng thường ngắn. Vì thế, khi bài giảng có sử dụng yếu tố CNTT giúp các em sẽ có hứng thú khám phá tri thức, tập trung tư duy, tích cực xây dựng bài, chủ động tìm hiểu kiến thức của giáo viên đưa ra, hay nói cách khác là các em có thể chủ động chiếm lĩnh tri thức từ bài giảng của giáo viên.

Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn: Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm

chí còn né tránh. Mặc khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó

Trên thực tế với những bài giảng nội dung kiến thức khó đòi hỏi phải có hình ảnh trực quan sinh động và chính xác, giáo viên lại không có điều kiện cho trẻ đi tham quan thực tế thì việc khai thác các tư liệu, phim ảnh trên Internet là một thành tựu có tính đột phá của nhân loại, là một công cụ vô cùng hiệu quả cho việc khai thác tư liệu hình ảnh, nội dung tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế. Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, sống động được chuyển tới trẻ một cách nhẹ nhàng góp phần hình thành cho trẻ nhận thức về cái đẹp trong cuộc sống và những kĩ năng sống cần thiết đối với trẻ lứa tuổi mầm non.

Hiện nay các trường mầm non đang từng bước đầu tư trang bị phòng máy, nối mạng Internet, thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình. Tuy nhiên việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó.

Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chính xác, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng

phương tiện chiếu, chụp … còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa thực hiện thường xuyên. Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện thường xuyên và chưa có chiều sâu. Công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng ở những trường như chúng tôi chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả.

Tuy nhiên so với nhu cầu thực tế hiê ̣n nay, viê ̣c ứng du ̣ng CNTT trong Giáo dục Mầm non còn rất hạn chế . Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lươ ̣ng chăm sóc giáo du ̣c , nghiê ̣p vu ̣ giảng da ̣y , nghiê ̣p vu ̣ quản lý , chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT đem la ̣i. Chúng ta cần biết cách tận dụng nh ững tiện ích mà CNTT mang lại, biến nó thành công cu ̣ hiê ̣u quả cho công việc của mình , mục đích của mình . Hơn nữa, đối với Giáo du ̣c mầm non, CNTT còn có tác du ̣ng ma ̣nh mẽ làm thay đổi nô ̣i dung , phương pháp dạy và học.

Với sự hỗ trợ của máy tính, mạng Internet, giáo viên có điều kiện tiếp xúc với các chương trình giảng dạy có hỗ trợ đa phương tiện: thí nghiệm mô phỏng, hình ảnh động, các Video trực quan...

CNTT có thể cải thiện việc đánh giá quá trình giáo dục mầm non bằng cách đưa ra những phân tích và phản hồi nhanh chóng và bằng cách hỗ trợ giáo viên sử dụng những phần mềm tin học dùng đánh giá trẻ em mầm non để cải tiến chương trình giáo dục trẻ mầm non. Những thông tin phản hồi tích cực được thiết kế cho các phản ứng riêng của trẻ, từ đó đưa ra các đánh giá chính xác về cách tiếp cận và vận dụng tri thức mới.

Tác động lớn nhất của CNTT đối với giáo viên được ghi nhận trong những trường hợp khi việc sử dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung giảng dạy và với việc đánh giá về kết quả dự kiến.

Từ yêu cầu cần phải đổi mới phương pháp giáo dục mầm non có ứng dụng CNTT đã thúc đẩy được sự quan tâm của nhà quản lý giáo dục trong việc có kế hoạch đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu của phương pháp mới có sử dụng CNTT. Giáo viên sẽ chủ động trong việc khai thác các thiết bị CNTT của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ tại ở trường mầm non b xã đông mỹ, thanh trì, hà nội (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)