Khảo sát bằng bảng hỏi.
Phỏng vấn sâu các CBQL, các giáo vi ên, nhân viên trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội để tìm hiểu thêm về vấn đề nghiên cứu.
2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ tại trƣờng mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, NV về vai trò của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ CNTT trong giáo dục trẻ
Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ đã không còn xa lạ đối với đội ngũ CBQL, GV, NV ở các trường mầm non. Tuy nhiên nhận thức về vai trò của
CNTT đặc biệt là các hình thức ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ vẫn còn có những ý kiến khác nhau. Do vậy trong quá trình làm đề tài tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức các vấn đề này trên 3 đối tượng (khách thể điều tra):
1. 2 Cán bộ quản lý (1 Hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng) của trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội là những người trực tiếp quản lý, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ của nhà trường.
2. 19 giáo viên trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội là chủ thể trong quá trình ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ.
3. 3 nhân viên (1 kế toán, 1 y tế, 1 thủ quỹ) của trường trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội
Kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.1
Bảng 2.1. Nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV về các hình thức ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ tại trường mầm non B
xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội
T T Các hình thức ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ Số khách thể Kết quả Thường xuyên Không thường xuyên Không sử dụng SL TL % SL TL% SL TL% 1 Sử dụng khai thác thông tin qua mạng Internet 24 16 66,7 7 29,2 1 4,1 2 Thiết kế bảng trình chiếu PowerPoint 24 5 20,8 14 58,4 5 20,8 3 Sử dụng các phần mềm dạy học 24 12 50,0 6 25,0 6 25,0
4 Thiết kế bài giảng E-
Nhận xét: Qua bảng tổng hợp trên cho thấy cho thấy đa số CBQL, GV, NV
đã có những nhận thức tích cực về các hình thức ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ. CBQL, GV, NV đã sử dụng hình thức ứng dụng CNTT là sử dụng khai thác thông tin qua mạng Internet (66,7% sử dụng thường xuyên 29,2% có sử dụng nhưng không thường xuyên, và 4,1% CBQL, GV, NV không sử dụng hình thức ứng dụng này). Trong khi đó, đối với hình thức Thiết kế bảng trình chiếu PowerPoint nhận được kết quả phản hồi từ các CBQL, GV, NV là: có 20,8 % GV thường xuyên sử dụng: 58,4% CBQL, GV, NV sử dụng không thường xuyên, có tới 20,8% GV không sử dụng hình thức này bao giờ.
Từ kết quả khảo sát cho thấy, việc GV truy cập trên mạng để sưu tầm tài liệu, để tự học nâng cao kiến thức, năng lực CNTT vẫn còn những hạn chế nhất định. Việc sử dụng các phần mềm và thiết kế bài giảng E - Learning của nhà trường còn chưa được các CBQL, GV, NV quan tâm. Qua tìm hiểu, nguyên nhân là do trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội chưa quan tâm xây dựng được thư viện bài giảng riêng và không được cập nhật thường xuyên nên dữ liệu cũ, không có tính giá trị sử dụng. Mặt khác nhận thức này có nguyên nhân từ thực tế là bản thân GV, NV ít có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với các phần mềm dạy học cũng như tìm hiểu tình hình phát triển phần mềm giáo dục hiện nay.
2.3.2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong việc sử dụng phòng máy tính (Phòng học Kidsmart) (Phòng học Kidsmart)
Trong những năm gần đây, trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội đã được đầu tư và trang bị Tivi, đầu Video, xây dựng phòng Kidsmart với hệ thống máy tính các lớp và máy chiếu ở các phòng ban, kết nối mạng Internet 100% các máy tính. Nhà trường trang bị thêm máy quay phim, chụp ảnh,...giúp cho giáo viên có thể ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động giáo dục trẻ. Qua đó, giáo viên không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của thời đại CNTT.
Thống kê mức độ sử dụng phòng máy tính của giáo viên trường mầm non B xã Đông Mỹ trong năm 2015 - 2016 được thể hiện qua bảng 2.2:
Bảng 2.2. Thống kê mức độ sử dụng phòng máy tính của CBQL, GV Đối tƣợng khảo sát Số lƣợng Kết quả
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
SL TL% SL TL% SL TL%
CBQL 2 2 100 0 0 0 0
Giáo viên 19 14 73,6 4 21,1 1 5,3
Cộng 21 16 76,2 4 19,0 1 4,8
Nhận xét: Qua bảng thống kê 2.2 có thể thấy đa số CBQL, GV đã rất quan tâm và sử dụng phòng máy tính thường xuyên để xây dựng kế hoạch, soạn bài, tìm kiếm tài liệu...Điều này, chứng tỏ CBQL, GV đã nâng cao được nhận thức trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ. Tuy nhiên khảo sát các mức độ ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ của giáo viên trường mầm non B xã Đông Mỹ thu được kết quả ở bảng 2.3:
Bảng 2.3: Thống kê mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ của giáo viên
Đối tƣợng khảo sát
Số lƣợng
Kết quả
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
SL TL% SL TL% SL TL%
Giáo viên khối
Mẫu giáo lớn 6 4 66,7 2 33,3 0 0
Giáo viên khối
Mẫu giáo nhỡ 6 2 33,3 3 50,0 1 16,7
Giáo viên khối
Mẫu giáo bé 5 3 60,0 1 20,0 1 20,0
Giáo viên khối
Nhà trẻ 2 1 50,0 1 50,0 0 0
Cộng 19 10 52,6 7 36,8 2 10,6
Nhận xét: Qua bản thống kê 2.3 có thể thấy mức độ ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ ở mức độ tương đối và chỉ tập trung ở một số giáo viên của
các khối lớp và đa số tập trung vào GV trẻ ở một số hoạt động giáo dục như: Hoạt động khám phá, làm quen với toán, Giáo dục Âm nhạc còn các hoạt động khác như hoạt động tạo hình, thể dục, Làm quen chữ cái,Văn học giáo viên chưa thực hiện thường xuyên. Có 2 giáo viên đã nhiều tuổi của khối mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ không biết sử dụng máy tính nên không ứng dụng được CNTT trong giáo dục trẻ. Từ đó cho thấy giáo viên chưa thực sự tích cực tự học, tự nghiên cứu để có thể ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ, thậm chí nhiều giáo vẫn không mạnh dạn tổ chức các hoạt động giáo dục tại phòng học máy hoặc họ chỉ sử dụng phòng học máy khi tham gia hội giảng, thi giáo viên giỏi hay do yêu cầu bắt buộc của nhà trường.
2.3.3. Thực trạng sử dụng phần mềm dạy học
Khi tác giả tiến hành điều tra về các giờ dạy của giáo viên có sử dụng bài giảng điện tử thì đa số giáo viên soạn giảng bằng phần mềm MS.PowerPoint. Trong quá trình soạn giảng bằng phần mềm MS.PowerPoint, có 50,3% GV có khai thác thêm một số phần mềm ứng dụng như Photoshop, Adobe presenter, Macromedia Flash, Proshow, AutoPlay Media Studio 8 Persona, Kispix, Kidsmart,...59,7% số giáo viên còn lại mới chỉ dừng lại ở việc thay vì trước đồ dùng trực quan thì nay chiếu lên màn chiếu để học sinh nhận biết qua các câu hỏi của giáo viên.
Khi thực hiện khảo sát dự giờ của một số giáo viên khối mẫu giáo nhỡ, lớn tổ chức các hoạt động giáo dục tại phòng học Kidsmart tác giả nhận thấy nhiều hoạt động giáo dục giáo viên chỉ đơn thuần cho trẻ chơi các trò chơi ứng dụng của các phần mềm đã cài đặt, có nhiều trò chơi khác nhau, bản thân giáo viên chưa chú trọng nghiên cứu các phần mềm này để tổ chức các hoạt động ứng dụng cho trẻ thực hành, trải nghiệm sau khi chơi vì vậy chưa khai thác hết tiện ích mà các trò chơi trong các phần mềm ứng dụng. Sau giờ hoạt động tại phòng máy môn làm quen với toán, tác giả đã tiến hành trò chuyện, đặt các câu hỏi đối với 38 học sinh của lớp mẫu giáo lớn A2 và thu đươc kết quả như sau:
96,4% học sinh thích và mong muốn được tham gia các hoạt động giáo dục tại phòng học Kidsmart
76,3% học sinh thích được chơi ở phần mềm Kidsmart, bút chì thông minh, bé học vẽ.
23,7% học sinh không biết sử dụng chuột và cách vào phần mềm nên rất nhanh chán.
Với thực trạng trên chứng tỏ giáo viên chưa chú trọng đầu tư thời gian và công sức khi tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ có ứng dụng CNTT tại lớp và tại phòng máy, việc giáo viên sử dụng các phần mềm dạy học để thiết kế tư liệu điện tử tích hợp vào các hoạt động giáo dục trẻ còn hạn chế. Trong quá trình soạn giáo án, giáo viên quá chú trọng đến các hiệu ứng, âm thanh, hình ảnh mà chưa chú trọng tạo được về nội dung kiến thức trọng tâm của bài dạy.
2.3.4. Thực trạng ứng dụng CNTT trong thực hiện các chủ đề giáo dục
Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ có ứng dụng CNTT trong chương trình giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ. Những nội dung, tư liệu bài giảng được xây dựng để giáo dục trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử, trẻ được làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể được tiếp xúc trong thực tế.
Qua tìm hiểu cho thấy trong thực tiễn hiện nay các hình thức phổ biến của ứng dụng CNTT trong các chủ đề giáo dục trẻ ở trường mầm non B xã Đông Mỹ thực hiện bao gồm: Ứng dụng CNTT chủ yếu để soạn thảo văn bản, giáo án; tìm các hình ảnh minh họa, đoạn video; ứng dụng phần mềm MS.PowerPoint để phục vụ cho bài giảng điện tử khi tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề và các môn học, hoạt động:
- Ứng dụng CNTT trong hoạt động khám phá:
Đối với những hoạt động khám phá có nội dung khó có thể cung cấp kiến thức cho trẻ theo cách truyền thống thì giáo viên đã sử dụng các băng, đĩa tư liệu, cắt phim, tìm hình ảnh, phim trên mạng để tạo thành giáo án điện tử để dạy cho trẻ như:
+ Lồng ghép âm thanh, hình ảnh đang hoạt động để tạo hứng thú
+ Vẽ, can, cắt ghép, tạo ra các quy trình phát triển của con vật, sự vật, hiện tượng… để giải thích cho trẻ hiểu.
+ Chơi các trò chơi trong chương trình Kidsmart: Phân loại, sắp xếp theo quy tắc, tạo chuỗi logic…
Ví dụ 1: Trò chơi tương tác trong bài giảng “Sự phát triển của cây từ hạt”. Trên màn hình sẽ xuất hiện những bức tranh về các giai đoạn phát triển của cây. Nhiệm vụ của các bé là khi bức tranh nào xuất hiện, bé phải nói xem đó là giai đoạn nào trong quá trình phát triển của cây từ hạt. Hoặc trò chơi cho trẻ di chuyển chuột để sắp xếp các bức tranh theo thứ tự quá trình phát triển của cây từ hạt.
Ví dụ 2: Trong tiết học “Khám phá phương tiện giao thông”, cô thiết kế trò chơi “Ai nhanh nhất”: Trên màn hình sẽ xuất hiện hình ảnh các hình ảnh phương tiện giao thông khác nhau: ô tô, xe máy, xe đạp, máy bay, tàu hỏa, tàu thủy….Yêu cầu trẻ kích chuột để tìm đúng phương tiện giao thông đường bộ. Khi trẻ tìm đúng thì mặt cười xuất hiện cùng với tiếng vỗ tay. Nếu trẻ tìm sai thì sẽ hiện lên hình ảnh con mèo khóc.
- Ứng dụng CNTT trong hoạt động làm quen với toán:
Trong các tiết lập số, tạo nhóm số lượng tương ứng với chữ số, so sánh các nhóm đồ dùng…Giáo viên đã sử dụng các hình ảnh sưu tầm được theo chủ đề trên máy tính và tạo các hiệu ứng xuất hiện, âm thanh để tạo sự chú ý và gây hứng thú cho trẻ.
Giáo viên đã sử dụng các trò chơi ứng dụng: Sắp xếp các nhóm số lượng, thêm bớt, cộng trừ, chia nhóm:
Ví dụ 1: Trong giờ học “Chia 9 đối tượng thành 2 phần”, giáo viên đã thiết kế trò chơi “Hái hoa tặng bà và mẹ” trên màn hình sẽ xuất hiện vườn hoa có 9 bông và trẻ sẽ lần lượt bấm chuột di chuyển số hoa chia vào 2 giỏ hoa.
Ví dụ 2: Trong giờ học “Tách gộp nhóm có 8 đối tượng”, giáo viên đã thiết kế trò chơi: Nối hình ảnh các loại quả ở cột A với cột B, sao cho gộp các loại quả lại có số lượng là 8.
Ví dụ 3: Cho trẻ làm quen với số lượng 4, nhận biết số 4, thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4 (chủ đề: Động vât).
Nhấp bút vào thư viện tài nguyên (biểu tượng quyển sách), chọn động vật, kéo thỏ lên màn hình chính, nhấp đúp bút vào bảng - chọn Duplicate
Tương tự kéo và nhân 2, 3 củ cà rốt. Sau đó cho trẻ đếm, so sánh số lượng 2 nhóm, thêm bớt (nhấp đúp bút vào bảng chọn biểu tượng thùng rác, nhấp bút vào con vật cần bớt rồi nhấp vào thùng rác, con vật sẽ biến mất) để tạo sự bằng nhau giữa 2 nhóm là 4. Cho trẻ viết số 4.
- Ứng dụng CNTT qua hoạt động làm quen chữ cái:
Giáo viên đã sử dụng các hình ảnh, các từ có chứa các chữ cái đã và sẽ học xuất hiện dưới các hình ảnh để cho trẻ phát âm và tìm chữ cái trong từ, sau đó xuất hiện chữ cái sẽ học và trẻ nhận dạng đặc điểm chữ qua các hiệu ứng cắt các nét chữ, tạo chữ cái giúp trẻ tri giác tốt cấu tạo các chữ cái. Ngoài ra, giáo viên đã tạo các ô chữ cho trẻ chơi lật ô chữ, tìm chữ cái theo phát âm, tả đặc điểm chữ:
Ví dụ 1: Trong tiết học “Làm quen chữ cái h, k”, cô đưa bài thơ “Cây đào” lên màn hình, trẻ tìm trong bài thơ có những chữ cái “h”. Khi giới thiệu cấu tạo của chữ “k”, trên màn hình sẽ lần lượt hiện lên 2 nét sổ thẳng và nét xiên trái, xiên phải để trẻ dễ dàng hình dung cấu tạo của chữ.
Ví dụ 2: Trong giờ học “Làm quen với chữ cái b,d,đ”, cô cho trẻ chơi trò chơi “Nhìn hình đoán tên con vật”: Trên màn hình là hình ảnh các con vật và tên của chúng được viết bên dưới mỗi con vật đó. Trẻ nghe đọc câu đố và đoán tên các con vật, sau đó kích chuột vào chọn đáp án đúng.
- Ứng dụng CNTT trong hoạt động làm quen với văn học:
Với những bài thơ truyện trong chương trình, chủ đề, giáo viên đã sưu tầm hình ảnh trên mạng thể hiện nội dung để dạy cho trẻ. Giáo viên đã scan hình ảnh, tạo hiệu ứng cho các nhân vật, lồng ghép âm thanh cho câu chuyện, tạo ra các câu hỏi tương tác để đàm thoại với trẻ, giúp trẻ hiểu rõ hơn nội dung của bài thơ, câu chuyện đang học. Giáo viên đã lồng ghép sử dụng các câu chuyện có sẵn trong các phim hoạt hình trên mạng để trẻ xem ở lần kể thứ 3 để tạo hứng thú, giúp trẻ nhớ lâu, tập trung hơn.
- Ứng dụng CNTT hoạt động giáo dục âm nhạc:
Giáo viên đã sưu tầm các băng đĩa cắt những đoạn phim, đoạn nhạc cần minh họa cho nội dung bài hát. Tạo các hình ảnh, scan nột dung bài hát hoặc âm thanh các nhạc cụ… Chép các bài nhạc bằng phần mềm Encore, mở cho trẻ nghe, tập hát. Giáo viên ứng dụng phần mềm để tổ chức các trò chơi âm nhạc như:
Ví dụ: Trò chơi Ô cửa bí mật: Cô thiết kế những ô cửa đánh số thứ tự, trẻ lên chơi kích chuột vào ô nào, ô đó mở ra và phát một bản nhạc, trẻ nghe và đoán tên bài hát và hát lại bài hát đó. Qua dự giờ, trẻ đã rất hứng thú với trò chơi này vì trẻ được khám phá tìm hiểu, đó là một trong những đặc điểm của trẻ lứa