* Nguyên nhân khách quan
Các nguồn lực đảm bảo cho công tác quản lý và ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ của trường mầm non B xã Đông Mỹ chưa đảm bảo đầy đủ, chưa đáp ứng được hiệu quả các nhu cầu trong quá trình giáo dục của nhà trường.
Quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ chưa đi vào hệ thống, chưa trở thành hoạt động mang tính chất thường niên, chưa phân công giáo viên chuyên trách chịu trách nhiệm trước nhà trường về công tác quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ ở trường mầm non B xã Đông Mỹ.
Nhận thức về đổi mới phương pháp giáo dục mầm non nói chung cũng như công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non B xã Đông Mỹ chưa thống nhất và thực hiện chưa đồng bộ;
* Nguyên nhân chủ quan
Một số giáo viên còn chưa chủ động trong việc thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ, chủ yếu vẫn dạy học theo lối mòn truyền thống (đặc biệt những giáo viên nhiều tuổi).
Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non B xã Đông Mỹ cũng như đối với từng giáo viên, tại các thời điểm khác nhau chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
Việc bố trí sắp xếp để CBQL, GV được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng CNTT do ngành giáo dục tổ chức còn nhiều bất cập. Việc tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ tin học, vận động giáo viên tự giác học tin học, trao đổi kinh nghiệm và kĩ năng sử dụng tin học còn mang tính hình thức.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương này, tác giả tập trung phân tích thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ ở trường mầm non B xã Đông Mỹ. Trên cơ sở nghiên cứu các báo cáo tổng kết, phân tích kết quả khảo sát phiếu hỏi, tác giả đã đánh giá về tình hình cơ sở vật chất, tình trạng đội ngũ giáo viên, thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ của nhà trường.
Trường mầm non B xã Đông Mỹ có điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng khá tốt cho các hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường. Đội ngũ GV, NV có trình độ chuyên môn, phẩm chất, trình độ tin học phù hợp để ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ. Kết quả đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT tại trường cho thấy: đa số các hoạt động ứng dụng CNTT đều thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, cần chú trọng hơn nữa hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ để nâng cao chất lượng của nhà trường.
Tác giả đã phân tích thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ ở trường mầm non B xã Đông Mỹ. Đồng thời, tác giả cũng đã đi vào tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng để rút ra những điểm đạt được, những điểm còn hạn chế trong công tác quản lý hoạt động ứng dụng CNTT tại trường. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để tác giả đề ra những biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ tại trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội trong chương 3.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC TRẺ TẠI TRƢỜNG MẦM NON B
XÃ ĐÔNG MỸ, THANH TRÌ, HÀ NỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Mỗi biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ tại trường mầm non B xã Đông Mỹ được coi là một thành tố của hệ thống biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT tại trường. Vì vậy, sự vận hành của mỗi thành tố đó phải đảm bảo trong mối tương tác qua lại hữu cơ, gắn bó với nhau sao cho hiệu quả của mỗi biện pháp phối hợp lại sẽ đem lại sự phát triển tối ưu của hệ thống. Hay nói cách khác, khi đưa ra các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ tại trường mầm non B xã Đông Mỹ thì BGH nhà trường phải quan tâm đến mọi khía cạnh của hoạt động ứng dụng CNTT tại trường trong mối quan hệ qua lại với nhau và đảm bảo phát huy tối đa mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng khi triển khai các biện pháp để đảm bảo ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục trẻ đạt được hiệu quả cao.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Các biện pháp đề xuất trên cơ sở được xem xét, kế thừa những thành tựu đã đạt được trong thực tiễn; một số biện pháp có được trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, hệ thống lại trong một khung lý luận chung của đề tài về những ý tưởng sáng tạo đã được nhiều trường mầm non áp dụng.
Nguyên tắc này thể hiện ở sự kế thừa các kết quả của nghiên cứu đã có, đặc biệt là khoa học quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục mầm non nói chung.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ tại trường mầm non B xã Đông Mỹ phải dựa trên điều kiện cụ thể, hoàn cảnh, môi trường khách quan, chủ quan của nhà trường hiện tại và tương lai. Trên cơ sở điều kiện vật chất, khả năng tài chính, nguồn nhân lực hiện có, khả năng, trình độ chuyên môn, trình độ tin học của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, nhà trường sẽ tiến hành thực hiện từng biện pháp một cách tối ưu
nhất. Các biện pháp đề xuất phải là những biện pháp phù hợp với nhu cầu thật sự để giải quyết được những khó khăn trở ngại của nhà trường trong việc ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ của trường.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp đưa ra phải được sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của địa phương, đặc biệt là sự đồng thuận của tập thể CBQL, GV, NV trong trường. Các biện pháp đề xuất phải thực hiện được trong điều kiện và nguồn lực của trường mầm non B xã Đông Mỹ (đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động ứng dụng CNTT, điều kiện về tài chính…), có nghĩa là có khả năng tạo nên hiệu quả quản lý trong thực tế quản lý hoạt động ứng dụng CNTT tại trường mầm non B xã Đông Mỹ.
Mỗi biện pháp quản lý đưa ra phải xác định rõ mục tiêu, chủ thể thực hiện, nội dung thực hiện, cách thức tiến hành thực hiện và các điều kiện để thực hiện biện pháp. Các biện pháp phải được kiểm chứng một cách khách quan và có khả năng thực hiện trong thời gian tới.
3.2. Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ tại trƣờng mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội trƣờng mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ cho CBQL, GV, NV và phụ huynh học sinh
3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp
Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ của nhà trường sẽ giúp CBQL, GV, NV và phụ huynh học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ tại trường mầm non B xã Đông Mỹ.
Làm cho CBQL, GV, NV và phụ huynh học sinh nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ tại trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
Ứng dụng CNTT vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ đã được quan tâm và phát triển trong những năm gần đây, tuy nhiên nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ, về thiết kế và sử dụng các bài dạy có ứng
dụng CNTT vẫn còn nhiều tranh luận. Vì thế, nhiệm vụ của các nhà quản lý giáo dục là phải làm thế nào để cho tập thể CBQL, GV, NV, PHHS, các ban ngành đoàn thể của trường và địa phương nhận thức rõ tầm quan trọng, tính cần thiết của việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào giáo dục trẻ. Muốn vậy, những nhà CBQL trường học cần phải tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên nhận thức sâu sắc, nắm vững các văn bản chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ, chuyển hóa những nội dung quy định của ngành thành trách nhiệm của mỗi cá nhân, yêu cầu mọi người có ý thức tự giác thực hiện.
CBQL, GV, NV của trường mầm non cần hiểu rõ bản chất của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ chính là tích hợp hiệu quả giữa các phương pháp dạy học với công nghệ dạy học mới - CNTT, từ đó xây dựng qui trình thiết kế và sử dụng hiệu quả các bài dạy có ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ. Để làm được điều này, CBQL cần có những việc làm cụ thể:
- CBQL cần thường xuyên tiếp cận, triển khai phổ biến, hướng dẫn đầy đủ các nội dung của Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp quy về chính sách giáo dục của Đảng, Chính phủ. Cần quán triệt và triển khai sâu rộng những nhiệm vụ ứng dụng CNTT của mỗi năm học do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đề ra trong các kế hoạch, hướng dẫn.
Những nội dung cần tập trung và thực hiện như sau:
+ Cần nhận thấy được vai trò, sự tác động của CNTT đối với giáo dục mầm non, quản lý giáo dục và đặc biệt là trong hoạt động giáo dục trẻ của nhà trường là xu thế tất yếu.
+ Khẳng định được CNTT là công cụ quan trọng, thiết thực và hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ bằng các biện pháp đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học.
- Cần chú trọng thực hiện đổi mới tư duy trong giáo dục mầm non, đổi mới phương pháp giáo dục và đổi mới nội dung, phương tiện, tổ chức thực hiện, đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong hoạt động giáo dục trẻ. Giúp giáo viên phát triển năng lực và phẩm chất, chủ động chiếm lĩnh tri thức, khắc phục triệt để phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều.
về ứng dụng CNTT trong trường mầm non từ các cấp đến toàn thể CBQL, GV, NV và phụ huynh học sinh của trường. Trong đó, cần có những thông tin cụ thể về vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục và đánh giá các hoạt động giáo dục trẻ mầm non, sự hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ của nhà trường. Công bố công khai cho toàn thể CBQL, GV, NV và phụ huynh học sinh biết về các chính sách đãi ngộ, nguồn kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT để toàn thể CBQL, GV, NV và phụ huynh học sinh được biết, để cùng tham gia thực hiện, từ đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả giáo dục cao nhất.
Toàn thể CBQL, GV, NV trong trường tự nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động ứng dụng CNTT trong các hoạt động của nhà trường. Đội ngũ CBQL, GV, NV của nhà trường phải hiểu được trách nhiệm, nhiệm vụ và vai trò của mình trong việc thực hiện ứng dụng CNTT trong các công việc được giao, phải coi CNTT là một công cụ, phương tiện hữu hiệu nhất để truyền tải các bài giảng hay cho trẻ, là một công cụ giúp cho việc quản lý được thuận lợi, dễ dàng, khoa học. Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, CBQL, GV, NV của trường sẽ cố gắng hoàn thiện kỹ năng ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ để phục vụ tốt nhất cho công việc được giao.
Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT chung cho GV, NV toàn trường. Trong đó, chú ý bồi dưỡng đối tượng là giáo viên trẻ và gaios viên lớn tuổi. Hướng dẫn cho giáo viên biết soạn giáo án khoa học; biết dạy học với bài giảng có ứng dụng CNTT; biết ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá trẻ; biết sử dụng internet để tìm kiếm thông tin dạy học và tự học nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân. Hướng dẫn cho nhân viên nhà trường biết ứng dụng CNTT trong quản lý các công việc được giao.
Hướng dẫn CBQL, GV, NV tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tin học khi tham gia vào các buổi kiến tập, các câu lạc bộ, hay tìm hiểu các trang web từ mạng Internet như: Violer.vn, giaovien.net, vnschool.net, hocmai.vn, Edu.net.vn, tailieu.vn ….
CBQL nhà trường xem xét, tuyển chọn ra những giáo viên, nhân viên nòng cốt có chuyên môn giáo dục mầm non, có trình độ tin học và khả năng ứng dụng CNTT trong công việc tốt để xây dựng trở thành lực lượng nòng cốt trong hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ tại trường. Tiến hành bồi dưỡng sâu cho đội ngũ này về những kỹ năng ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ cho phù hợp với thực tế công việc mà họ đang đảm nhiệm. Hình thức bồi dưỡng là cử những giáo viên, nhân viên nòng cốt tham qua các khóa bồi dưỡng về kỹ năng ứng dụng CNTT trong trường mầm non do Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức; hoặc CBQL có thể mời các chuyên gia về lĩnh vực ứng dụng CNTT trong trường mầm non về tập huấn ngắn hạn tại trường cho đội ngũ này và đội ngũ giáo viên trẻ trước để họ nắm được những kiến thức nâng cao trên cơ sở kiến thức tin học sơ đẳng đã có.Từ đó nhân rộng đến 100% CBQL, GV, NV trong nhà trường.
Nhà trường tổ chức các buổi báo cáo kinh nghiệm, kiến tập, họp chuyên môn, rút kinh nghiệm các trường khác, đồng thời xen kẽ trong các hội nghị, trong các cuộc họp giao ban, họp hội đồng để tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về CNTT cho toàn thể CBQL, GV, NV trong trường.
CBQL tăng cường chỉ đạo ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giáo dục trẻ. Giao kế hoạch có ứng dụng CNTT cho các tổ chuyên môn các khối. Chỉ đạo cho các tổ chuyên môn thường xuyên báo cáo kinh nghiệm về đổi mới phương pháp nhất là những báo cáo có ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ. Phát động phong trào dạy học có ứng dụng CNTT trong các kỳ hội thi giáo viên giỏi các cấp, hội giảng, chào mừng ngày 20/11, 8/3, ...
Thường xuyên CBQL giao cho các nhóm chuyên môn, cá nhân sưu tầm, tuyển chọn các tiết dạy hay có ứng dụng CNTT để giáo viên tham khảo, học tập.Tạo thói quen vào mạng, cập nhật thông tin, sưu tầm dữ liệu, phần mềm giáo dục, đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giáo dục trẻ.
3.2.1.4.Điều kiện thực hiện
Đội ngũ CBQL và GV phải có nhận thức đúng, đầy đủ về sự cần thiết và tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ. Cán bộ quản lý phải xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể trên cơ sở điều tra và thống kê được các điều
kiện thực tế CSVC của nhà trường và trình độ tin học của CBQL, giáo viên, nhân viên.
CBQL trường mầm non phải hiểu rõ xu thế phát triển tất yếu của thời đại đó là sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học - Công nghệ. Từ đó tạo sự nhất trí đồng thuận trong BGH nhà trường, trong chủ trương đường lối của ngành về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ; thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức về tin học, khả năng ứng dụng tin học trong công tác quản lý, điều hành, thường xuyên trau dồi kỹ năng sử dụng các thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý giáo dục trẻ.
Đội ngũ GV phải nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch của nhà trường, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là trình độ tin học. Giáo viên cần chủ động xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng