Thực trạng tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ ở

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ tại ở trường mầm non b xã đông mỹ, thanh trì, hà nội (Trang 66 - 68)

đối tốt ở hai nội dung xây dựng kế hoạch đầu tư thiết bị có ứng dụng CNTT và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về CNTT. Còn hai nội dung xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai, quản lý ứng dụng và kế hoạch đánh giá hiệu quả ứng dụng được thực hiện ở mức độ còn có những hạn chế nhất định, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giáo dục của trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội.

2.4.2. Thực trạng tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ ở trường mầm non trường mầm non

Trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội đã tạo chuyển biến tích cực về ứng dụng CNTT trong toàn trường trên cơ s ở tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị CNTT; nâng cao trình độ, kỹ năng CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

Trường đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, kiến tập, hướng dẫn cụ thể cho giáo viên việc tích hợp, lồng ghép ứng dụng CNTT vào các môn học bằng việc sử dụng các công cụ CNTT để tăng cường hiệu quả trong công tác giáo dục trẻ như: Các phương tiện nghe nhìn sẽ kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tăng cường khả năng tự học, tự tìm tòi của giáo viên.

Giáo viên trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội đã tự tìm hiểu tham khảo và sử dụng các phần mềm ứng dụng tích hợp vào các môn học, tìm hiểu trên Internet để cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học tập. Tích cực tham khảo mẫu giáo án đã có trên mạng giáo dục và học hỏi đồng nghiệp của các trường bạn qua các buổi kiến tập, hội thi CNTT.

Trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên và cài đặt phần mềm mã nguồn mở vào các máy tính sử dụng trong nhà trường

Từ phiếu trưng cầu ý kiến đối với CBQL, giáo viên trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội, kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.6.Thực trạng tổ chức ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ ở trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội

ST T NỘI DUNG Rất tốt Tốt Không tốt Số lượng % Số lượng % Số lượng %

1 Soạn giáo án và thực hiện bài

giảng có ứng dụng CNTT 6 28,6 12 57,1 3 14,3 2 Tổ chức bồi dưỡng về CNTT 5 23,8 9 42,9 7 33,3

3 Tổ chức, triển khai, quản lý

ứng dụng 7 33,3 10 47,7 4 19,0

4

Ứng dụng CNTT trong việc đánh giá sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ

10 47,7 9 42,9 2 9,4

5 Hướng dẫn trẻ học tập với các

Website và phần mềm học tập 4 19,0 8 38,1 9 42,9 6

Khai thác dữ liệu, thông tin qua mạng Internet để phục vụ dạy học

9 42,9 10 47,7 2 9,4

Kết quả khảo sát cho thấy, công tác tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ ở trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội đã được quan tâm, nhận được sự đánh giá tích cực từ phía giáo viên trong nhà trường với những mức độ khác nhau. Trong đó:

- Việc soạn giáo án và thực hiện bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin được giáo viên đánh giá cao: có 85,7% ý kiến đánh giá tốt và rất tốt

- Tổ chức bồi dưỡng về CNTT: Hàng năm, Trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội đã tiến hành bồi dưỡng về CNTT cho đội ngũ GV trong toàn trường dưới những hình thức khác nhau như tự bồi dưỡng trong nhà trường, mời giảng viên của Sở giáo dục về giảng các phần mềm ứng dụng CNTT, cử CBQL, GV theo học các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày và dài hạn về CNTT

do Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Theo đánh giá của đội ngũ giáo viên nhà trường, việc tổ chức bồi dưỡng đã được triển khai thực hiện, song vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên hiệu quả công tác này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Có tới 33.3% cho rằng công tác này thực hiện không tốt, 66.7% ý kiến đánh giá hiệu quả thực hiện nội dung này ở mức độ tốt và rất tốt. Những đánh giá của giáo viên trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội còn có sự chênh lệch, do việc học tập, bồi dưỡng thường chỉ dành cho những giáo viên cốt cán và sau khi cử giáo viên học bồi dưỡng về CNTT của các cấp nhà trường chưa chú trọng để tổ chức các buổi ứng dụng và học nhân rộng đại trà tại trường.

- Hoạt động Ứng dụng CNTT trong việc đánh giá sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ được đánh giá cao với trên 90,6 % ý kiến đánh giá rất tốt và tốt.

- Về kết quả thực hiện ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ, hai hoạt động: Khai thác dữ liệu, thông tin qua mạng Internet để phục vụ dạy học; Ứng dụng CNTT trong việc đánh giá sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ được CBQL, GV đánh giá cao với hơn 90,6% ý kiến đánh giá ở mức rất tốt và tốt bởi hai hoạt động này được CBQL, GV thực hiện thường xuyên nhất trong các hoạt động.

- Hướng dẫn trẻ học tập với các Website và phần mềm học tập được đánh giá khá cao, tuy nhiên vẫn còn 42.9% đánh giá ở mức không tốt. Bởi còn một bộ phận giáo viên còn ngại ứng dụng CNTT trong dạy học mà thường áp dụng những bài học truyền thống để giảng dạy trẻ bởi việc chuẩn bị các bài học này thường mất ít thời gian hơn so với các bài giảng có ứng dụng CNTT. Thêm vào đó, việc hướng dẫn trẻ học với các Website và phần mềm học tập cũng chưa được thực hiện tốt bởi số lượng trẻ mỗi lớp còn khá đông (khoảng trên 45 - 48 trẻ/ lớp mẫu giáo nhỡ, lớn) nên trẻ ít cơ hội được trải nghiệm với các phần mềm học tập khi ở trên lớp. Trong hoạt động tại phòng Kidsmart chỉ có 1 giáo viên phụ trách hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi trên phần mềm, số lượng máy tính ít, thường chung 3 trẻ/1 máy nên hiệu quả thực hiện ứng dụng CNTTT cũng chưa cao.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ tại ở trường mầm non b xã đông mỹ, thanh trì, hà nội (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)