tin trong giáo dục trẻ ở trường mầm non
Kiểm tra đánh giá là hoạt động quan trọng trong công tác quản lý, CBQL của trường đã đề ra việc kiểm tra ngay từ khâu lập kế hoạch và tổ chức thực hiện qua các giờ tổ chức hoạt động giáo dục. Tuy nhiên việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, lại chưa được thực hiện nghiêm túc, chủ yếu vẫn là phát động rồi lên kế hoạch tổ chức triển khai.
Giáo án là hồ sơ yêu cầu bắt buộc mỗi giáo viên cần phải có và được duyệt trước khi lên lớp. Việc kiểm tra hồ sơ, đặc biệt là giáo án của giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đội ngũ CBQL nhà trường. Thực tế ở trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội cho thấy, CBQL cùng tổ trưởng chuyên môn kiểm tra thường quan tâm đến số lượng giáo án, có soạn theo đúng kế hoạch không, nội dung, phương pháp và việc xác định mực tiêu của bài dạy. Tuy nhiên, CBQL trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội không bắt buộc giáo viên phải soạn giáo án có ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ do vậy chưa có kế hoạch cụ thể triển khai việc ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ cho giáo viên. Kết quả thu được khi tiến hành điều tra về vấn đề này cho thấy 100% số CBQL của các trường cho rằng muốn nâng cao chất lượng của các giờ dạy thì cần phải quản lý chặt chẽ việc thiết kế và sử dụng giáo án của giáo viên thế nhưng đây là một công việc khó có thể thực hiện được vì số lượng trường chỉ có 1 hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, soạn bài duyệt theo tuần, số lượng giáo án cần duyệt nhiều. Bên cạnh đó việc áp dụng cho toàn bộ đội ngũ giáo viên nhà trường soạn giảng giáo án có ứng dụng CNTT là không thể thực hiện được do thời gian của giáo viên ít chủ yếu là phải chăm sóc trẻ, thời gian quan tâm chăm sóc trẻ cần rất nhiều. Trong số những giáo viên của trường được điều tra về vấn đề này có 66,7% giáo viên cho rằng nhà trường chưa có sự hướng dẫn cụ thể về quy trình soạn giáo án có ứng dụng CNTT. Từ kết quả điều tra này cho thấy quản lý việc ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ vẫn chưa được đội ngũ CBQL của trường thực sự quan tâm.
Với 24 phiếu trưng cầu ý kiến về thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non B xã Đông
Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội thể hiện các nội dung: Đánh giá về phạm vi ứng dụng; đánh giá về mức độ ứng dụng; đánh giá về nội dung ứng dụng; đáng giá về hiệu quả ứng dụng CNTT. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng như sau:
Bảng 2.8. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ tại trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội
STT NỘI DUNG Rất tốt Tốt Không tốt Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợn g %
1 Kiểm tra, đánh giá về
phạm vi ứng dụng 9 37,5 10 41,7 5 20,8
2 Kiểm tra, đánh giá về mức
độ ứng dụng 13 54,2 8 33,3 3 12,5
3 Kiểm tra, đánh giá về nội
dung ứng dụng 10 41,7 10 41,7 4 16,6
4 Kiểm tra, đánh giá về hiệu
quả ứng dụng 12 50,0 5 20,8 7 29,2
Qua bảng cho thấy: công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội đã được quan tâm ở mức độ nhất định. Trong đó: nội dung kiểm tra, đánh giá về mức độ về ứng dụng và nội dung ứng dụng đã được thực hiện tương đối tốt (có số ý kiến kiểm tra, đánh giá ở mức độ rất tốt lần lượt là 54,2% và 47.1%, số ý kiến đánh giá ở mức độ không tốt là 12,5 và 16.6%); nội dung kiểm tra, đánh giá về phạm vi ứng dụng, kiểm tra đánh giá hiệu quả ứng dụng được thực hiện ở mức độ tương đương so với hai nội dung trước (tỷ lệ giáo viên đánh giá thực hiện rất tốt mới đạt 41,7% và 50%, trong khi tỷ lệ giáo viên đánh giá thực hiện ở mức độ không tốt lần lượt là 16,6% và 29,2%). Như vậy, trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội cần tập trung quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác này, vì có kiểm tra, đánh giá đúng được hiệu quả ứng dụng, kết quả đạt được thì mới thực hiện quy trình quản lý, khép kín và đem lại hiệu quả giáo dục
mầm non. Đồng thời, trường mầm non B xã Đông Mỹ cũng cần phối hợp giữa kiểm tra, đánh giá thường xuyên và kiểm tra, đánh giá định kì, giữa kiểm tra đánh giá của nhà trường và tự kiểm tra, đánh giá của GV có như vậy mới nâng cao được hiệu quả của công tác kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT.