giáo viên, nhân viên để phục vụ ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ ở trường mầm non
3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về CNTT cho CBQL, GV, NV nhằm tạo nguồn nhân lực về CNTT để thực hiện các tốt các nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra về các lĩnh vực ứng dụng CNTT cho nhà trường.
Thực hiện những nhiệm vụ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết của Trung ương Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ.
Đa số giáo viên, nhân viên trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội biết sử dụng thành thạo máy vi tính, TBDH hiện đại, một số loại phần mềm dạy học, có kỹ năng trong việc khai thác, tìm kiếm các tư liệu trên mạng Internet, có thể tự thiết kế và sử dụng hiệu quả ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ.
3.2.2.2 Nội dung biện pháp
Trình độ tin học của giáo viên có một vai trò hết sức quan trọng đối với việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH vì chỉ khi giáo viên có trình độ tin học cơ bản thì mới có thể soạn giảng được những bài giảng có ứng dụng CNTT. Khi ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH, giáo viên cần phải biết chọn lựa những thông tin, kết hợp khéo léo những hiệu ứng, hình ảnh, âm thanh, mầu sắc...làm giờ dạy của mình trở nên sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú học tập và kích thích tư duy sáng tạo ở các em.
Bồi dưỡng, nâng cao trình độ CNTT cho đội ngũ giáo viên là biện pháp cần thiết. Không thể có giáo viên giỏi mà không am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ, không thành thạo về CNTT. Yêu cầu của ngành học luôn đòi hỏi giáo viên phải có năng lực chuyên môn nói chung mà còn phải có trình độ nhất định về tin học.
Đội ngũ giáo viên là người trực tiếp tạo ra sản phẩm, nếu không có giáo viên thì không thể nói đến quá trình giáo dục. Do đó phải chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, biết tự học để nâng cao trình độ tin học thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Bởi đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục trẻ tại trường mầm non.
Để xây dựng đội ngũ có trình độ, kỹ năng về tin học, biết ứng dụng CNTT vào giáo dục trẻ hiệu quả thì CBQL trường cần phải thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho giáo viên. Đây là công việc cần làm và phải làm thường xuyên hàng năm đối với mỗi nhà trường mầm non.
Đào tạo bồi dưỡng kiến thức tin học cho đội ngũ giáo viên (tạo nguồn nhân lực của CNTT) là khâu quan trọng quyết định thành công của chiến lược
phát triển và ứng dụng CNTT của trường mầm non nói riêng và của ngành GD&DT nói chung. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục cần phải có kế hoạch, chính sách đào tạo, kế hoạch sử dụng đội ngũ giáo viên một cách hợp lý, có hiệu quả. Kết quả của việc bồi dưỡng, đào tạo cho giáo viên phải trực tiếp tác động vào việc ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch dạy học; ứng dụng CNTT để tiến hành dạy học; ứng dụng CNTT trong quản lý để hỗ trợ và khuyến khích học tập; ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện
Để tạo được nguồn nhân lực về CNTT cho nhà trường và bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho CBQL, GV, NV nhà trường cần lưu ý:
- Xây dựng kế hoạch nâng cao trình độ tin học cho CBQL, GV, NV: Cử CBQL, GV, NV đi tập huấn về tin học theo chương trình bồi dưỡng của Phòng, Sở GD&ĐT. Tổ chức các lớp học bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho CBQL, GV, NV hướng dẫn giáo viên sử dụng các phần mềm dạy học, xây dựng kho học liệu điện tử, đặc biệt là hướng dẫn quy trình thiết kế và sử dụng bài giảng có ứng dụng CNTT.
- CBQL, công đoàn nhà trường cần phát động phong trào thi đua học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT thông qua các hội thi, hội giảng, kiến tập... Hưởng ứng nhiệt tình các hội thi liên quan đến ứng dụng CNTT do Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức như: thi soạn giáo án điện tử, thi thiết kế bài giảng E-Learning, xây dựng kho học liệu...
- Bồi dưỡng kiến thức về tin học cho CBQL, GV, NV có đủ trình độ để sử dụng, khai thác tốt các thiết bị CNTT trong quản lý nhà trường. Tin học hoá trong công tác quản lý: quản lý nhân sự, quản lý phổ cập,...
- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán trong việc ứng dụng CNTT và có trình độ tin học đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng nhằm nhân rộng điển hình góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chuyên môn nghiệp vụ.
- Thành lập ban chỉ đạo CNTT trong nhà trường do hiệu làm trưởng ban để theo dõi, hỗ trợ CBQL, GV, NV triển khai các hoạt động về ứng dụng CNTT, đưa việc ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ làm một trong những tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng.
- Lắp đặt máy tính về 100% các lớp, các phòng ban, kết nối mạng Lan, thường xuyên, định kỳ bảo trì, bảo dưỡng đảm bảo máy tính, mạng Internet hoạt động thông suốt, hỗ trợ giáo viên trong việc truy cập khai thác thông tin phục vụ công việc được giao.
- Duy trì và phát triển hoạt động của cổng thông tin điện tử (Website) của trường, cung cấp các thông tin hoạt động của nhà trường, hỗ trợ cho giáo viên, nhân viên tra cứu thông tin thuận lợi nhất ở mọi lúc, mọi nơi, tận dụng được những hữu ích mà CNTT mang lại.
Hình thức bồi dưỡng: Thực hiện bồi dưỡng theo một số hình thức như: Bồi dưỡng thường xuyên; bồi dưỡng định kỳ; bồi dưỡng nâng cao; bồi dưỡng theo nhiệm vụ; bồi dưỡng cấp tốc.
Bồi dưỡng cho giáo viên cần tập trung vào các nội dung:
- Kỹ năng tìm kiếm thông tin: Mạng Internet hiện nay đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên. Giáo viên có kỹ năng sử dụng Internet sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin, trao đổi trực tuyến…
- Kỹ năng diễn đạt ý tưởng bằng CNTT: Năng lực trình bày, diễn đạt... Trong thời kỳ hiện đại ngoài diễn đạt bằng lời nói thì còn có thể diễn đạt bằng âm thanh, hình ảnh, video, mô hình, mầu sắc để ý tưởng diễn đạt đến đối tượng tiếp nhận sẽ lôi cuốn và hấp dẫn hơn.
- Kỹ năng sử dụng phần mềm dạy học, phần mềm tự học, phần mềm thông dụng để áp dụng thiết kế bài giảng điện tử.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
CBQL trường mầm non phải thực sự quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học cho giáo viên. Cần phải coi việc thiếu hụt kiến thức về CNTT là một phần trách nhiệm của ngành giáo dục; của nhà trường và xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng trong giai đoạn khoảng từ 5 năm, 10 năm, 20 năm.
Trường mầm non phải đảm bảo đủ về CSVC; bố trí tài chính hợp lý, đúng quy định để tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên. CBQL cần xây dựng kế hoạch để có chi phí cho công tác bồi dưỡng phù hợp, khích lệ giáo viên tham gia làm báo cáo viên .
phải bố trí thời gian hợp lý, phải đảm bảo cho tất cả CBQL, GV, NV đều có điều kiện tham gia học tập.
Đội ngũ GV phải nhiệt tình tham gia, đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu để có trình độ tin học nhất định đáp ứng được nhu cầu ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giáo dục trẻ hiện nay.