Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ tại ở trường mầm non b xã đông mỹ, thanh trì, hà nội (Trang 27 - 30)

Những năm gần đây, giáo dục mầm non đang tiến hành đổi mới chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non để tạo cơ hội cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ một cách linh hoạt, mềm dẻo, thực hiện phương châm “học bằng chơi - chơi mà học”, đáp ứng mục tiêu phát triển trẻ một cách toàn diện về thể chất, tình cảm - xã hội, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ. Chính vì thế mà việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động học tập - hoạt động vui chơi là nhằm giúp trẻ làm quen với một phương pháp học tập mới, hiện đại, nhanh chóng và đem lại hiệu quả.

Khi khoa học công nghệ về máy tính càng phát triển thì các phần mềm, đặc biệt là các phần mềm ứng dụng xuất hiện ngày càng nhiều, giúp cho máy vi tính trở nên vô cùng hữu dụng. Cho đến nay, có thể nói các tính năng của máy vi tính đã được ứng dụng trong mọi mặt của đời sống xã hội. Khi CNTT bùng nổ, lượng tri thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng làm cho các PPDH truyền thống trước đây đã không còn phù hợp, đòi hỏi các giáo viên phải nghiên cứu tìm ra các PPDH phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Đó là các PPDH tích cực, đặc trưng của các PPDH tích cực là tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Để xây dựng được PPDH thỏa mãn các đặc trưng trên thì việc sử dụng các phần mềm ứng dụng vào trong quá trình dạy học là hết sức cần thiết. Hiện nay đã có rất nhiều phần mềm được xây dựng với mục đích là hỗ trợ quá trình dạy học. Các phần mềm có thể hỗ trợ cho GV soạn giáo án, thiết kế các đoạn phim, các bức ảnh tĩnh, bức ảnh động, tạo ra các hình ảnh 3D, mô phỏng thí nghiệm, tạo ra phòng thí nghiệm ảo… Các phần mềm có những chức năng kể trên được gọi chung là phần mềm dạy học. Giáo viên ứng dụng CNTT trong soạn giáo án bằng các phần mềm soạn thảo chuyên dụng; sử dụng các phần mềm hỗ trợ đa phương tiện để biên tập ảnh, xây dựng các video, câu chuyện bằng hình ảnh; sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Việc ứng dụng CNTT trong soạn giáo án và thực hiện các chủ đề dễ gây hứng thú cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn, ghi nhớ tốt hơn. Hiện nay, không khó để tìm ra các phần mềm phù hợp với đặc thù, tính chất giáo dục trẻ của ngành mầm non như: Photoshop, Powerpoint, Adobe presenter,

Flash, Proshow, AutoPlay Media Studio 8 Personal… Các phần mềm này rất tiện ích và là công cụ đắc lực hỗ trợ cho giáo viên xây dựng các bài giảng điện tử, tạo các đoạn video, đồ họa, xây dựng kho tư liệu điện tử… giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác, có thể áp dụng trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Video...sẽ tiết kiệm được thời gian cho giáo viên, tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà lại nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Với khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) như: Phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh, hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc đã hiện ra cùng hiệu ứng âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki "Dạy học lấy học sinh làm trung tâm" một cách dễ dàng và thật sự hiệu quả. Một trong những mục tiêu của việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH là làm cho mỗi giờ dạy của GV trở nên sinh động, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của của trẻ. Để thực hiện được mục tiêu này, thì việc sử dụng những tính năng của các phần mềm dạy học là hết sức cần thiết. Với đặc tính của mình, các phần mềm dạy học có thể tạo ra những nguồn thông tin phong phú và đặc biệt là rất trực quan, sống động. So với các bức ảnh tĩnh có trong tranh, ảnh thì những bức ảnh động, những Video Clip sẽ giúp trẻ tiếp nhận kiến thức của bài học một cách chân thực hơn, nhanh hiểu hơn. Thậm chí còn có một số phần mềm dạy học cho phép trẻ tương tác với máy tính. Để trẻ không chỉ được nghe thấy, được nhìn thấy mà còn có thể được trực tiếp thao tác trên máy vi tính, tự mình khám phá tìm ra nguồn tri thức mới cho bản thân.

Hơn nữa khi sử dụng một cách hợp lý những tính năng các phần mềm dạy học còn giúp GV tránh được tình trạng lạm dụng CNTT trong dạy học do chỉ quá chú trọng đến việc chạy chữ trên màn hình, nặng về trình chiếu, làm phân tán nội dung chính của bài học…

Đến nay việc ứng dụng CNTT trong nhà trường khi ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ đa số giáo viên thường sử dụng MS.PowerPoint để thiết kế các bản trình chiếu điện tử/Bản trình diễn điện tử (Không phải là thiết kế được giáo

án điện tử như một số CBQLGD và GV đã quan niệm). GV ứng dụng CNTT ở mức độ thấp. Các bản trình chiếu điện tử cũng có thể được giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học. Nếu chỉ sử dụng bản trình chiếu điện tử như vậy thì hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học là rất thấp. Hiện nay, có 100% CBQLGD và GV biết sử dụng MS.PowerPoint thì có thể thiết kế được các bản trình chiếu điện tử. Học sinh được nhìn các nội dung trình bày trên bảng động. Có một số giáo viên thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT. Giáo viên ứng dụng CNTT ở mức độ trung bình (Yêu cầu GV có kiến thức, kĩ năng tin học cơ bản). Nhiều giáo viên đã làm được và làm tốt. GV có thể thiết kế và sử dụng được GADHTC có ứng dụng CNTT. Trẻ được nghe - nhìn các nội dung trình bày trên bảng động. Có rất ít giáo viên có thể thiết kế và sử dụng GADHTC điện tử (Giáo án điện tử). Biết sử dụng Macromedia Flash, trong việc thiết kế thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, mô hình mô phỏng… tạo sự tương tác cao của trẻ với máy tính. Điều này đòi hỏi giáo viên cần có kiến thức, kĩ năng tin học nâng cao. Rất cần có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa giáo viên với các chuyên gia CNTT trong việc thiết kế mô hình mô phỏng, các đoạn video, phim hoath hình có lồng âm thanh… Nếu GV có khả năng ứng dụng CNTT tôt thì có thể thiết kế và sử dụng được GADHTC điện tử. Học sinh được nghe – nhìn – tương tác.

Ngoài ra, giáo viên ứng dụng CNTT trong khai thác dữ liệu thông qua các công cụ tìm kiếm trên internet hoặc tìm kiếm trên các website thư viện bài giảng. Mạng internet là kho thông tin khổng lồ, trên đó có rất nhiều phần mềm giảng dạy, quản lý trường mầm non được xây dựng công phu mà giáo viên, nhà trường có thể khai thác tham khảo, sử dụng khi chưa có khả năng, điều kiện để xây dựng bài giảng cho riêng mình.

GV có thể tham gia học tập các khóa học trực tuyến về tin học, về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non, tìm hiểu thêm các kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ trên mạng internet để nâng cao kiến thức và trình độ của bản thân, từ đó nâng cao chất lượng công việc. Giáo viên còn ứng dụng CNTT trong việc đánh giá sự phát triển trí tuệ và sự phát triển thể chất của trẻ một cách chính xác, khoa học.

Đồng thời, giáo viên có thể ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh để giúp trẻ có thêm hứng thú với việc học và trẻ có thể tự học tập tại nhà qua các website giúp trẻ tự học hay các phần mềm giúp trẻ tự học.

Giáo viên được tham gia học tập các khóa học trực tuyến về tin học, về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non, tìm hiểu thêm các kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ trên mạng Internet để nâng cao kiến thức và trình độ của bản thân, từ đó nâng cao chất lượng công việc.

Giáo viên ứng dụng CNTT trong việc đánh giá sự phát triển trí tuệ và sự phát triển thể chất của trẻ một cách chính xác, khoa học.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ tại ở trường mầm non b xã đông mỹ, thanh trì, hà nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)