Tạo động lực làm việc cho người lao động

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hệ chạy tàu ga thuộc công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội (Trang 108 - 113)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘ

3.2.5.Tạo động lực làm việc cho người lao động

Một là, các hình thức kích thích vật chất bằng tiền lương và phụ cấp

Tiền lương là số tiền trả cho người lao động một cách cố định và thường xuyên theo một đơn vị thời gian (tuần, tháng, năm).

Tiền lương là một hình thức cơ bản thoả mãn nhu cầu và kích thích vật chất đối với người lao động với các chức năng cơ bản như sau:

- Là công cụ thực hiện chức năng phân phối thu nhập quốc dân, chức năng thanh toán giữa người lao động và người sử dụng sức lao động.

- Nhằm tái sản xuất sức lao động thông qua việc sử dụng tiền lương trao đổi lấy các vật chất sinh hoạt cần thiết khác cho con người.

- Tiền lương kích thích con người lao động vì đó là một bộ phận chủ yếu của thu nhập nó chi phối đến mức sống của người lao động

Trong thực tế các doanh nghiệp thì tiền lương là nhân tố chính tác động đến động lực lao động. Do vậy, để đảm bảo có thể tạo động lực kích thích người lao động thì tiền lương phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 1: phải hợp pháp - Nguyên tắc 2: phải thỏa đáng

- Nguyên tắc 3: phải có tác dụng kích thích

- Nguyên tắc 4: phải công bẳng (bên trong và bên ngoài) - Nguyên tắc 5: phải bảo đảm

- Nguyên tắc 6: phải hiệu quả Các hình thức trả lương hiện nay

- Trả lương theo thời gian: là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế.

- Trả lương theo sản phẩm: là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra.

- Trả lương khoán: là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc phải hoàn thành.

Bên cạnh tiền lương thì tiền thưởng là một biện pháp áp dụng hiệu quả trong việc kích thích lao động. Tiền thưởng là hình thức kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người lao động trong việc phấn đấu thực hiện tốt công việc vì nó đánh trực tiếp vào nhu cầu vật chất của người lao động. Do đó Các doanh nghiệp phải đưa ra các chế độ thưởng rõ ràng, các định mức để được thưởng cụ thể. Có thể chọn lựa một số hình thức thưởng như:

- Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất - Thưởng cho nhân viên đem về lợi nhuận cho công ty - Thưởng do nâng cao tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng - Thưởng phát minh sáng kiến

- Thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu

- Thưởng đảm bảo an toàn lao động sản xuất

- Thưởng định kỳ đánh giá và nâng lương, nâng bậc - Thưởng thực hành tiết kiệm

Có các chỉ tiêu thưởng khác nhau, được phân chia rõ ràng giúp cho người lao động cảm thấy mình được quan tâm sâu sắc, điều đó sẽ tạo động lực để họ gắn bó với doanh nghiệp. Chú ý nếu các chỉ tiêu đặt ra, các điều kiện xét thưởng không phù hợp cũng làm giảm tác dụng vai trò của nó.

Hai là, các hình thức khen thưởng, khích lệ người lao động

Qua một nghiên cứu mới đây, một số nhà kinh tế học đã bảo vệ quan điểm này, cho rằng con người có xu hướng phòng tránh những tổn thất có thể thấy được trước mắt hơn là cố gắng thực hiện một số điều kiện để có được một số lợi ích không chắc chắn. Nghiên cứu này mở ra cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhiều suy ngẫm trong vấn đề quản lý nhân sự nhằm mục đích nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên…

Các nhà nghiên cứu gọi xu hướng nói trên là tâm lý sợ mất mát. Tác động của tâm lý này đã được nghiên cứu, đánh giá trong nhiều thập niên qua nhưng chỉ gần đây các nhà nghiên cứu mới bắt đầu tìm hiểu ảnh hưởng của nó lên hiệu quả làm việc của người lao động.

Nếu nhân viên không đạt được chỉ tiêu, thì số tiền thưởng ấy sẽ bị cắt giảm hoặc thu hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, các nhà tâm lý cũng cảnh báo doanh nghiệp không nên"treo"thưởng và ra chỉ tiêu quá cao cho nhân viên. Bởi lẽ, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng nhân viên sẽ có thể trở nên bất mãn nếu làm việc dưới áp lực quá lớn.

Họ khuyên các nhà quản lý nên thúc đẩy nhân viên cải thiện hiệu quả làm việc bằng cách đặt ra những hậu quả khi họ không hoàn thành các mục tiêu trong công việc.

Vì vậy, mục đích căn bản chất của việc doanh nghiệp thực hiện cơ chế khen thưởng khích lệ là khơi dậy một cách đúng đắn động cơ làm việc của nhân viên, khiến cho họ coi việc thực hiện mục tiêu của tổ chức cũng như thực hiện nhu cầu của bản thân, tăng cường độ vừa ý, từ đó khiến cho tính

tích cực và tính sáng tạo của họ tiếp tục được duy trì và phát huy. Vì vậy có thể nói việc vận dụng cơ chế khen thưởng khích lệ có hiệu quả lay không cũng trở thành một vấn đề rất quan trọng mà các doanh nghiệp đều gặp phải.

Nói một cách cụ thể, Công ty nên áp dụng những phương pháp khen thương khích lệ chủ yếu như sau:

* Khen thưởng khích lệ vật chất cần kết hợp với khen thưởng khích lệ tinh thần

Khen thưởng khích lệ vật chất là biện pháp kích thích thông qua vật chất, khơi dậy tính tích cực làm việc của nhân viên. Hình thức thể hiện chủ yếu gồm khen thưởng khích lệ thuận và khen thưởng khích lệ ngược.

Khen thưởng khích lệ thuận như phát lương, tiền thưởng, trợ cấp, phúc lợi; còn khen thưởng khích lệ ngược như phạt tiền... Nhu cầu vật chất là nhu cầu hàng đầu của con người, và là động cơ chính để mọi người thực hiện mọi hoạt động xã hội. Vì thế, khen thưởng khích lệ vật chất là mô hình chủ yếu của khen thưởng khích lệ, cũng là mô hình khích lệ mà hiện nay trong nội bộ các doanh nghiệp áp dụng phổ biến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Xây dựng và thực thi cơ chế khen thưởng khích lệ nhiều cách, nhiều tầng nấc

Cơ chế khen thưởng khích lệ nhiều tầng nấc là một trong những bí quyết khiến cho Doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt. Cơ chế khen thưởng khích lệ là một hệ thống mở cửa vĩnh viễn, không ngừng thay đổi cùng với sự thay đổi của thời đại môi trường, hình thức thị trưởng.

Tóm lại cơ chế khen thưởng khích lệ này chủ yếu là kết hợp giữa phương pháp và mục đích của khen thưởng khích lệ, từ đó đạt tới tính nhất trí giữa biện pháp và hiệu quả của nó. Biện pháp khen thưởng khích lệ mà họ áp dụng rất đa dạng phong phú và linh hoạt. căn cứ vào công việc khác nhau, con

người khác nhau, tình hình khác nhau để đề ra những chế độ khác nhau, chứ không thể là một chế độ kéo dài từ đầu đến cuối.

* Xem xét kỹ từ sự khác biệt cá thể của nhân viên thực hiện chế độ khen thưởng khích lệ khác nhau

Mục đích của khen thưởng khích lệ là để nâng cao tính tích cực làm việc của nhân viên, vậy thì nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tính tích cực làm việc có: tính chất công việc, hành vi lãnh đạo, phát điển cá nhân, quan hệ giao tiếp, thù lao, phúc lợi và môi trường làm việc, những nhân tố đó có ảnh hưởng khác nhau đối với những doanh nghiệp khác nhau.

Vì vậy Công ty cần căn cứ vào loại hình và đặc điểm khác nhau để đề ra cơ chế khen thưởng khích lệ. Ngoài ra, khi đề ra cơ chế khen thưởng khích lệ nhất định cần tính tới sự khác biệt cá thể: chẳng hạn nhân viên nữ thường coi trọng thù lao, còn nam giới thì chú trọng sự phát triển của doanh nghiệp và bản thân, về mặt tuổi tác cũng có sự khác biệt, nói chung nhân viên độ tuổi từ 20 -30 ý thức tự chủ mạnh, đòi hỏi điều kiện làm việc cao, vì vậy hiện tượng"chuyển chỗ làm"xảy ra thường xuyên, còn nhân viên ở độ tuổi từ 31 - 45 thì do các nguyên nhân như gia đình nên thường bằng lòng với hiện trạng.

Tại Công ty, khi mà công việc của hệ chạy tàu là công việc nặng nhọc, NLĐ có độ tuổi trẻ vẫn muốn tìm những công việc hấp dẫn hơn bên ngoài, có mức thu nhập cao hơn để làm; các biện pháp khen thưởng khích lệ cần phải được chú trọng hơn nữa để NLĐ có thể yên tâm làm việc, đảm bảo thu nhập khi hoàn thành công việc, đảm bảo an toàn theo yêu cầu.

* Hành vi của người quản lý doanh nghiệp là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thành bại của chế độ khen thưởng khích lệ

Hành vi của người quản lý doanh nghiệp vô cùng quan trọng đối với sự thành bại của chế độ khen thưởng khích lệ, trước tiên là người quản lý doanh nghiệp cần phải liêm khiết.

Tiếp đến là đến công bằng không thiên vị không bổ nhiệm người vì tình thân, cần thường xuyên tiến hành giao lưu với nhân viên, tôn trọng ủng hộ cấp dưới, cần cố gắng biểu dương đối với những thành tích của nhân viên, trong doanh nghiệp xây dựng tư tưởng quản lý lấy con người làm gốc, tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên; quản lý doanh nghiệp còn cần đưa ra tấm gương cho nhân viên, thông qua thể hiện kỹ thuật làm việc nghệ thuật quản lý, năng lực làm việc và ý thức nghề nghiệp tốt của mình, bồi dưỡng sự kính trọng đối với bản thân của cấp dưới, từ đó tăng cường sức tập hợp của doanh nghiệp.

Tóm lại người quản lý doanh nghiệp cần chú trọng tới giao lưu tình cảm với nhân viên, khiến nhân viên có thể thực sự thoả mãn tâm lý và thực hiện giá trị trong công việc tại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hệ chạy tàu ga thuộc công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội (Trang 108 - 113)