Định hướng nhu cầu lao động hệ chạy tàu ga của Công ty

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hệ chạy tàu ga thuộc công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội (Trang 85 - 90)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘ

3.1.2.Định hướng nhu cầu lao động hệ chạy tàu ga của Công ty

3.1.2.1. Phương hướng phát triển của Công ty đến năm 2020

Đối với bất kỳ một công ty nào việc xây dựng phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh là vô cùng quan trọng. Bởi vì, để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì trước hết phải tiến hành xây dựng các mục tiêu chiến lược, phương hướng cho hoạt động đó trong tương lai. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh cao hay thấp tuỳ thuộc vào hướng đi của công ty đúng hay sai. Công ty VTHKĐS Hà

Nội luôn luôn chủ động xây dựng hướng đi cho các hoạt động kinh doanh của mình trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.

Trong thời gian tới, ban lãnh đạo Công ty khẳng định vẫn tiếp tục theo đuổi những mục tiêu đã được Đường sắt Việt Nam giao cho.

Sau đây là một số chỉ tiêu cần đạt được trong thời gian từ nay đến năm 2018

- Tổng doanh thu trong những năm tới sẽ vào khoảng tăng 7%-10% mỗi năm, phấn đấu đến năm 2018 sẽ đạt tổng doanh thu 2000 tỷ.

- Công ty cũng đưa ra một số phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, từ đó tăng năng suất lao động nhằm đạt kết quả kinh doanh tốt hơn nữa.

+ Tiếp tục khai thác triệt để khả năng vận chuyển trên các đoàn tàu du lịch, tại các tuyến đường sắt có doanh thu và lượng khách lớn như Hà Nội - Lào Cai, tuyến Phía Nam,... Mở rộng thêm các dịch vụ để nâng cao lợi nhuận, chấn chỉnh bộ máy tổ chức, điều hành trên cơ sở: hiệu quả, chất lượng. Ứng dụng mạnh mẽ phương thức quản lý hiện đại gắn với đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành đáp ứng yêu cầu sự phát triển chung của Công ty và của Đường sắt Việt Nam.

+ Mức thu nhập bình quân của người lao động: Để đảm bảo cho cán bộ công nhân mà đặc biệt là nhân viên hệ chạy tàu ga yên tâm sản xuất đạt chất lượng, đảm bảo an toàn thì trong những năm tới công ty cần nâng cao mức thu nhập cho người lao động. Dự kiến trong những năm tới mức thu nhập bình quân của công nhân viên hệ chạy tàu trong Công ty sẽ đạt 6-7 triệu đồng/người/tháng. Và cùng trong thời gian tới công ty sẽ tiếp tục kiện toàn hoàn thiện bộ máy quản lý, thúc đẩy nâng cao năng suất lao động nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Giảm biên chế đối với những lao động dư thừa, làm việc không hiệu quả.

+ Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, siết chặt kỷ cương, kỷ luận trong quản lý, điều hành. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước, nội quy của Công ty. Lấy mục tiêu đảm bảo an toàn là mục tiêu chính để làm hướng phát triển cho các bộ phận khác trong Công ty cùng phát triển.

+ Nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có, phát triển thêm các dịch vụ mới, làm tăng doanh thu cho Công ty, đồng thơi tăng thu nhập cho toàn Công ty cũng như công nhân chạy tàu ga.

+ Tăng cường quảng bá để giới thiệu tiềm năng, khả năng của Công ty trên hai lĩnh vực: vận chuyển hành khách và các dịch vụ. Xây dựng hình ảnh đẹp của Đường sắt Việt Nam nói chung và của Công ty nói riêng bằng chất lượng phục vụ, sự tiện ích cho khách hàng.

+ Đóng bảo hiểm đầy đủ cho CBCNV trong Công ty, trang thiết bị bảo hộ lao động sẽ được đầu tư tốt hơn nữa giúp cho người lao động yên tâm làm việc.

+ Nâng cao trình độ cho cán bộ cũng như những lao động trong Công ty bằng cách cử đi học hoặc tổ chức lớp học cho cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao trình độ.

Tóm lại, mục tiêu chủ yếu trong công tác kinh doanh của công ty từ nay đến năm 2018 là tiếp tục duy trì thành quả đạt được trong mấy năm qua, củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp ngoài Đường sắt Việt Nam.

3.1.2.2. Dự báo biến động lao động hệ chạy tàu trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020

Trong những năm gần đây, với sự phát triển ổn định của nền kinh tế, thị trường xây dựng cũng ngày càng phát triển, quy mô và ngành nghề sản xuất cũng tăng lên, cùng với đó là sự gia tăng của lực lượng lao động. Mặc dù số lượng lao động của công ty có xu hướng tăng lên nhưng sự gia tăng đó lại

không có kế hoạch, hay nói cách khác là công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại công ty chưa được làm tốt. Để công tác này được nâng cao, có chất lượng thì công ty cần thực hiện các biện pháp sau:

- Lập kế hoạch nguồn nhân lực: Ban lãnh đạo Công ty phải cùng với bộ phận quản lý nguồn nhân lực thực hiện việc lập kế hoạch nguồn nhân lực. Việc đó cần theo một quy trình rõ ràng với ban đầu là việc phân tích môi trường xác định mục tiêu chiến lược của Công ty. Trên cơ sở đó, Công ty phải xác định được mục tiêu chiến lược nguồn nhân lực. Mục tiêu này nhằm trả lời câu hỏi: Công ty sẽ huy động nguồn nhân lực như thế nào để đạt được mục tiêu chiến lược của mình. Tiếp theo, bộ phận quản lý nguồn nhân lực phải phân tích được hiện trạng nguồn nhân lực về số lượng, chất lượng, cơ cấu tuổi, giới tính, để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất, phẩm chất cá nhân, mức độ nhiệt tình trong công việc... Gần như Công ty chưa có hoạt động phân tích hiện trạng nguồn nhân lực một cách đầy đủ mà chỉ nêu ra về mặt số lượng nguồn nhân lực.

- Công tác dự báo cầu nhân lực: Dựa vào việc phân tích hiện trạng và dự định các công việc, các đề tài, dự án cần triển khai thực hiện trong năm tiếp theo để có thể đưa ra dự kiến cầu nhân lực.

Ví dụ ta cần tính toán số lượng lao động cầu bổ sung trong 5 năm từ năm 2013 đến năm 2018 ta dựa vào các tiêu chí sau:

Theo độ tuổi đến năm 2018 sẽ có bao nhiêu người về hưu theo từng cấp bậc, trình độ để từ đó bố trí nhân sự cho hợp lý.

Dự kiến có bao nhiêu người luân chuyển, chuyển nghề hay nghỉ việc tại Công ty.

Bảng 3.1. Dự kiến số lao động cần bổ sung đến năm 2020

STT Loại hình lao động cầu bổ sung Số lượng

1 Lao động chạy tàu theo độ tuổi về hưu 500 2 Lao động chuyển nghề, luân chuyển 100

Tổng 600

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động Công ty)

Mặt khác do tình hình chấm dứt hợp đồng lao động hàng năm của Công ty, đặc biết là lực lượng lao động hệ chạy tàu ga; đây chính là đội ngũ lao động đã có trên 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, có thể xin chấm dứt hợp đồng lao động để được hưởng nghỉ chế độ hưu trí sớm. Theo số liệu báo cáo của Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động, đến năm 2018 số lượng lao động có trên 20 năm đóng bảo hiểm xã hội của hệ chạy tàu Công ty vào khoảng 800 lao động. Trong số lao động này thì hàng năm theo dự báo có thể có 50-80 trường hợp lao động xin chấm dứt hợp đồng. Điều này xảy ra hiện nay là do người lao động dựa vào chính sách của ngành Đường sắt khi tính toán đền bù một số tiền tương ứng với năm công tác của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Trong khi công việc của nhân viên hệ chạy tàu ga là vất vả mà thu nhập thì không cao, dẫn đến hàng loạt trường hợp xin thôi việc ra làm ngoài, hoặc làm thủ tục xin về hưu sớm khi đủ các điều kiện hưởng chế độ hưu trí.

Từ đó, để bổ sung cho lực lượng lao động có thể giảm trong 5 năm tiếp theo để lên kế hoạch phối hợp với các trường dạy nghề (Cao đẳng nghề Đường sắt, Đại học Công nghệ Giao thông vận tải) để đào tạo bổ sung lao động hàng năm cho Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điều tiết cung cầu nhân lực: Sau khi có chỉ tiêu biên chế, công ty cần thực hiện các yêu cầu về cân đối giữa cung và cầu nguồn nhân lực. Khi cần tinh giảm biên chế cần có hình thức như cho nghỉ hưu sớm đối với cán bộ có trình độ thấp kém, nghỉ không lương... hoặc có kế hoạch nhằm thuyên chuyển, đề bạt cán bộ một cách hợp lý hoặc có kế hoạch tuyển dụng từ bên ngoài.

Ngoài ra một bước rất cần thiết cho công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực mà công ty cần thực hiện được là bước kiểm tra và đánh giá chương trình.

Mục đích của kiểm tra và đánh giá là hướng dẫn các hoạt động hoạch định nguồn nhân lực, các định các sai lệch giữa thực hiện và kế hoạch, các nguyên nhân dẫn đến các sai lệch đó và có tính khách quan hơn biện pháp khắc phục nó.

Do đó công ty cần thực hiện kế hoạch hóa nguồn nhân lực theo một chương trình với các công việc cụ thể lần lượt theo các bước từ dự báo cung cầu nhân lực đến kiểm tra đánh giá thực hiện chương trình.

Tuy nhiên, để công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực được thực hiện tốt thì việc lập kế hoạch nguồn nhân lực phải được thực hiện một cách ngiêm túc ở tất cả các đơn vị thành viên của công ty và phải có được hệ thống thông tin thông suốt trong nội bộ công ty; các đơn vị sản xuất kinh doanh phải có báo cáo về tình hình nguồn nhân lực của đơn vị mình thường xuyên cho bộ phân quản lý nguồn nhân lực chung trong toàn công ty. Có như vậy kế hoạch hóa nguồn nhân lực mới thực sự mang lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hệ chạy tàu ga thuộc công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội (Trang 85 - 90)