Nhóm nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hệ chạy tàu ga thuộc công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội (Trang 42 - 47)

1.3.2.1.Chính sách phát triển nguồn nhân lực:

Chính sách phát triển nguồn nhân lực đội ngũ lao động ngành vận tải Đường sắt nhằm đạt được năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh lớn hơn nhiều lần. Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, người lao động còn phải biết chủ động hội nhập quốc tế. Khác với toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế

là hành động chủ quan, có chủ đích của con người nhằm khai thác nguồn lực bên ngoài để tăng cường sức mạnh của đất nước mình. Hội nhập quốc tế cũng có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh với thế giới bên ngoài; hội nhập nhưng không hoà tan, vẫn bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc mình và nhất là bảo vệ được nền độc lập dân tộc. Trong điều kiện như vậy, người lao động ngoài bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức dân tộc cao, còn phải có trình độ trí tuệ ngang tầm đòi hỏi ít ra là của khu vực. Điều này đòi hỏi phải cơ cấu lại đội ngũ lao động theo hướng có lực lượng nòng cốt, lực lượng dẫn đầu và nhân tài. Lực lượng nòng cốt của đội ngũ lao động là những công nhân lành nghề – những người trực tiếp sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng cả ở trong nước và nước ngoài. Do đó, họ phải có một trình độ trí tuệ nhất định để tiếp thu và làm chủ được công nghệ tiên tiến. Hơn thế nữa, với những tri thức khoa học và những kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình sản xuất trực tiếp, người công nhân không những sử dụng các công cụ lao động hiện có, mà còn có thể sáng chế ra những tư liệu lao động mới, hoàn thiện kỹ thuật và phương pháp sản xuất. Lực lượng lao động dẫn đầu là đội ngũ trí thức. Với cơ cấu đồng bộ trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ, quản lý kinh tế – xã hội, văn hoá - văn nghệ, ... Họ phải thành thạo chuyên môn, nghề nghiệp, có năng lực tiếp thu, chọn lọc và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học – công nghệ hiện đại, những tinh hoa của văn hoá, văn minh thế giới, những di sản văn hoá dân tộc và văn hoá phương Đông vào thực tiễn Việt Nam. Đồng thời, họ phải có năng lực sáng tạo về lý thuyết cũng như thực hành, nhằm giải quyết những vấn đề trước mắt cũng như lâu dài của đất nước. Đội ngũ trí thức phải thực hiện có hiệu quả các chức năng: nghiên cứu, thiết kế, tham mưu, sáng tác; thực hiện, thi hành, ứng dụng, phát triển; giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện; quản lý, chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo...

1.3.2.2.Chiến lược phát triển của ngành Đường sắt

- Nâng cao chất lượng dịch vụ - Nâng cao năng lực cạnh tranh - Hợp tác - cạnh tranh bình đẳng

• Đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, thiết kế sản phẩm và sửa đổi bổ sung các sản phẩm hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

• Cải tiến chất lượng dịch vụ bằng việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001-2000

• Đa dạng hóa nguồn đầu tư tài chính thông qua các hình thức đầu tư , góp vốn kinh doanh theo hướng đảm bảo an toàn, hiệu quả

• Phát triển nguồn nhân lực là hoàn thiện, nâng cao năng lực lao động và năng lực sáng tạo của nguồn lực con người trong doanh nghiệp cho phù hợp với công việc trong hiện tại và thích ứng với sự phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

Đối với doanh nghiệp vận tải Đường sắt phát triển nguồn nhân lực là để đáp ứng được yêu cầu thực hiện mục tiêu chung tổ chức. Phát triển nguồn nhân lực nhằm tối đa hoá hiệu quả nguồn NL hiện có để phát triển tổ chức.

1.3.2.3.Tình hình tăng trưởng và sự đổi mới công nghệ

Trong giai đoạn hiện nay, khi tốc độ phát triển khoa học và công nghệ diễn ra ngày càng nhanh và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế tất yếu, các nhà kinh tế đều cho rằng, đổi mới đã thật sự trở thành nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Sự đổi mới liên tục về công nghệ và tổ chức trong các ngành kinh tế đã trở thành yếu tố then chốt để duy trì sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đổi mới cũng là nguồn cung cấp các giải pháp để vượt qua những thách đố cả về mặt xã hội, y tế và môi trường. Riêng đối với khu vực doanh nghiệp Đường sắt đổi mới đã trở thành nhân tố đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự tăng trưởng và thành công mang tính chiến lược. Bởi vậy, muốn thúc đẩy phát triển khu vực này, cần phải hiểu rõ nội dung của quá trình đổi mới và các yếu tố có tác động tới quá trình này để đề ra chính sách và giải pháp thích hợp. Theo cách hiểu truyền thống, người ta thường mô tả quá trình đổi mới theo mô hình tuyến tính, nghĩa là nó diễn ra theo trình tự từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai, thiết kế, sản xuất thử nghiệm và thương mại hoá. Trên thực tế, quá trình này có tác động qua lại với nhau và có phần phức tạp hơn. Quá trình đổi mới là sự kết hợp giữa “sức đẩy” của công nghệ và “sức kéo” của thị trường. Tuỳ theo ngành kinh tế mà vai trò của 2 yếu tố này có thể rất khác nhau. Tuy nhiên, ở đây tình hình tăng trưởng và sự đổi mới công nghệ cần lưu ý một số yếu tố quan trọng sau:\

Một là, cần coi trọng yếu tố “sức kéo” của thị trường. Nói cách khác, quá trình chuyển một sáng chế thành một đổi mới trong thực tiễn bị chi phối chủ yếu bởi sức kéo của thị trường. Cũng có trường hợp một đổi mới có thể khởi đầu bằng “lực đẩy” của công nghệ nhưng điều đó chỉ thành công khi nó đáp ứng được nhu cầu rõ ràng của thị trường hoặc giải quyết một số vấn đề kỹ thuật quan trọng.

Hai là, đổi mới là một quá trình tác động qua lại. Việc thiết kế thử nghiệm phải gắn kết chặt chẽ với khâu nghiên cứu thiết kế công nghiệp và sản xuất. Sự phản hồi giữa các khâu này là rất quan trọng.

Ba là, điều quan trọng đối với quá trình đổi mới là tinh thần kinh doanh - toàn bộ quá trình đổi mới sẽ thực hiện có kết quả nếu được lôi kéo bởi động lực kinh doanh và sự hứng thú.

1.3.2.4.Môi trường và văn hóa tổ chức

Văn hoá tổ chức có thể được mô tả như một tập hợp chung các tín ngưỡng, thông lệ, hệ thống giá trị, quy chuẩn hành vi ứng xử và cách kinh doanh riêng của từng tổ chức. Những mặt trên sẽ quy định mô hình hoạt động riêng của tổ chức và cách ứng xử của các thành viên trong tổ chức. Có rất 1 nhiều chiến lược, bí quyết quản trị doanh nghiệp khác nhau, nhưng theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thì điều này còn tuỳ thuộc vào đặc điểm thực tế của mỗi công ty, trình độ văn hóa và khả năng nhận thức của mỗi nhà quản trị doanh nghiệp

1.3.2.5 Tiềm lực tài chính

Tiềm lực tài chính của doanh nghệp là khả năng đảm bảo về nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính là doanh nghiệp có đủ điều kiện đảm bảo vốn cho doanh nghiệp tiến hành các họat động đầu tư, họat động sản xuất kinh doanh hướng tới đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận hướng tới tối đa hóa giá trị doanh nghiệp

Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các họat động sản xuất kinh doanh, vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh được nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, người ta chú ý đến việc quản lý huy động và luân chuyển của vốn. Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp không chỉ do tiềm lực tài chính của chủ sở hữu doanh nghiệp quy định mà ở mức độ lớn hơn, do uy tín của doanh nghiệp đối với các tổ chức tài chính, ngân hàng quy định. Nếu có uy tín, doanh nghiệp có thể tìm kiếm được các nguồn tài chính lớn để tài trợ cho các dự án mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu không có uy tín, để được vay vốn, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện vay khắc khe của các tổ chức tài chính, hoặc vay được ít, hoặc phải chịu lãi suất huy động vốn cao. Tiềm năng tài chính của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở

việc huy động được nguồn vốn lớn, chi phí sử dụng vốn thấp mà còn bao gồm cả việc sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn ấy. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh đúng đắn, hiệu quả, vững chắc, lâu dài, ổn định, đáp ứng được mục tiêu cuối cùng là nâng cao giá trị doanh nghiệp.

Như vậy, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp bao gồm khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu, huy động vốn kinh doanh, tăng khả năng sinh lời, khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro, khả năng quản lý tài chính.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hệ chạy tàu ga thuộc công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội (Trang 42 - 47)